Làm rõ yếu tố gia đình và quê hương ảnh hưởng đến Trần Đăng Khoa như thế nào

TT - Sinh năm 1958 tại Hải Dương, Trần Đăng Khoa được coi như một thần đồng về thi ca khi 8 tuổi ông đã có thơ đăng báo. Hiện ông công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

Làm rõ yếu tố gia đình và quê hương ảnh hưởng đến Trần Đăng Khoa như thế nào
Phóng to
Trần Đăng Khoa thuở nhỏ - Ảnh: QUANG HUY
Làm rõ yếu tố gia đình và quê hương ảnh hưởng đến Trần Đăng Khoa như thế nào
Phóng to
Trần Đăng Khoa - Ảnh: Quang huy
Làm rõ yếu tố gia đình và quê hương ảnh hưởng đến Trần Đăng Khoa như thế nào
Phóng to
Nhà thơ Trần Đăng Khoa hiện nay là phó bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói VN - Ảnh: NGUYỄN Á

Không giống bất kể đứa trẻ nào cùng trang lứa, ông có một tuổi thơ được rất nhiều người ngưỡng mộ với danh xưng chú bé học làm thơ và sau này là thần đồng thơ ca. Nhưng rút lại câu chuyện về thơ hay câu chuyện về một tài năng, Trần Ðăng Khoa cho rằng: "Tôi chỉ có một tủ sách để đọc, trong đó có một cuốn sách mà anh trai tôi ghi chú rất rõ ràng: sách độc hại!".

Lúc nào trong nhà cũng có khách

8 tuổi, cậu bé Trần Ðăng Khoa có thơ đăng báo, bởi anh trai là Trần Nhuận Minh có đặt báo Văn Nghệ cho người chị gái trên của Khoa đọc. Ðọc báo, và gửi thơ đi. Rồi thấy thơ mình trang trọng trên báo. "Tôi thấy lạ lẫm một chút lúc đầu, rồi quen đi". Sự quen đi của cậu bé Trần Ðăng Khoa kéo dài từ năm 1966 cho đến khi anh vào bộ đội (1975).

Quá nhiều người đến nhà thăm hỏi và thử khả năng làm thơ của cậu bé Khoa. Người ta chỉ vào bức tranh: Khoa làm thơ về bức tranh đi, làm thơ về con gà đi, làm thơ về con chó đi... đến mức Khoa có hẳn một phản xạ là "làm thơ" mỗi khi có người yêu cầu.

Số người ngạc nhiên về cậu bé làm thơ nhiều đến mức: "Lúc nào trong nhà tôi cũng có khách, họ theo tôi đi học, đi chăn trâu, ra đồng, xới cỏ vườn và ngủ cùng". Từ khi có thơ đăng báo và xuất bản tập thơ đầu tiên cho đến khi vào bộ đội, chưa khi nào Trần Ðăng Khoa được ngủ một mình.

Không chỉ bị nhiều người tò mò quan sát xem cậu bé Khoa có gì khác người mà ai cũng thử xem Khoa có biết làm thơ thật hay không: "Nhiều bài thơ đã được ra đời trong hoàn cảnh như vậy, ví như bài Sao không về Vàng ơi chẳng hạn". Ðề tài của Khoa phong phú, tất tần tật những gì diễn ra xung quanh, từ mảnh vườn, góc sân đến tấm ảnh Bác Hồ được treo trong nhà.

Từ những truyện Nôm của mẹ

Đối với những người hàng xóm thuở ấy họ chỉ biết Khoa học làm thơ, và Khoa dạy những đứa trẻ cùng lứa tuổi ở xóm làm thơ chứ người ta không biết Khoa nổi tiếng như thế nào. “Tất cả những người về thăm nhà tôi cũng không ai gọi tôi là thần đồng. Họ chỉ gọi tôi là cậu bé làm thơ”. Và đối với hàng xóm, Khoa vẫn chỉ là một chú bé ham chơi và thích làm thơ.

Dầu làm thơ như cháo chảy và không biết bao nhiêu người đã đến nhà để làm quen với thần đồng nhưng: “Đối với bố mẹ tôi chẳng có gì to tát cả”. Và đương nhiên, Trần Đăng Khoa cho rằng cái được nhất mà anh cảm thấy được sau khi lớn lên đó là mình đã được sống đúng tuổi thơ chứ không bị sức nặng thần đồng đè lên vai.

Trần Ðăng Khoa kể mẹ ông là người thuộc rất nhiều truyện Nôm khuyết danh và Truyện Kiều, thậm chí bà còn thuộc vô số câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao.

Ðến mức mỗi khi có việc gì đó mẹ lại dùng ca dao, thành ngữ, tục ngữ để nói. Ðể thể hiện cảm xúc buồn khổ hay sung sướng bà lại đọc Truyện Kiều. Bà đọc Kiều, ngâm Kiều nhiều đến mức Trần Ðăng Khoa thuộc Truyện Kiều trước khi cầm cuốn Truyện Kiều để đọc.

Hỏi ông, liệu có phải chính những vần thơ trong các truyện Nôm khuyết danh đã khiến ông biết gieo vần ngay từ những ngày bé? Nhà thơ cho rằng chắc chắn có một phần những câu chuyện và bài hát ru của mẹ.

Những bồi đắp đó chắc chắn có giá trị rất lớn đối với những đứa trẻ lớn lên ở nông thôn và điều kiện khó khăn như cậu bé Trần Ðăng Khoa.

10 năm rũ bỏ văn phong cũ

Làm thơ hay nhưng Trần Ðăng Khoa cho rằng mình không phải là một học sinh giỏi văn.

Tuy nhiên, khi thấy Khoa có thơ đăng ở báo Văn Nghệ thì các thầy cô giáo lại đưa Khoa vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn văn. "Hình như tôi làm văn cũng chỉ được 7, 8 điểm chứ không xuất sắc gì. Nhưng vào lớp bồi dưỡng văn các thầy cô dạy cho tôi cách làm văn rất khác. Mỗi bài văn bao giờ cũng được viết theo một môtip từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, từ chung đến riêng. Thậm chí có lần đi thi học sinh giỏi văn tôi đã đoạt giải".

Thế nhưng, đối với nhà thơ Trần Ðăng Khoa bây giờ điều đó chẳng có gì đáng để tự hào: "Có lần tôi đã nói với một ông phó thủ tướng là tôi phải mất đến gần 10 năm để rũ bỏ lối hành văn theo kiểu nhà trường. Ðó là một điều vô cùng khó khăn đối với bản thân tôi, khi tất cả những lối viết đã ngấm vào máu. Thậm chí sau này có nhà xuất bản định chọn một bài văn đoạt giải của tôi để đưa vào sách giáo khoa, tôi đã phải đến xin người ta đừng đưa vào kẻo tôi cảm thấy rất xấu hổ vì những bài văn đó dù lúc ấy nó được đánh giá rất cao và có giải".

Cho rằng lý do để mình viết được những vần thơ "vượt qua lứa tuổi" đó, nhà thơ Trần Ðăng Khoa khẳng định: "Cuộc sống bình thường và không xáo trộn gì chính là lý do để những vần thơ bay bổng. Kể cả những bài thơ được chỉ định làm như bài Sao không về Vàng ơi (tên ban đầu là Mất chó). Mãi sau này tôi mới biết đó là điều quan trọng nhất đối với sự nghiệp sáng tác của tôi".

Hàng xóm: Tôi là đứa trẻ bình thường

Dù bị làm phiền nhưng nhà thơ Trần Ðăng Khoa bây giờ cho rằng cuộc sống của mình không hề bị xáo trộn: "Tôi vẫn đi học trường làng, từ khi tiểu học cho đến cấp III. Và tôi cho rằng đối với tôi đó là điều may mắn".

Ông nói rằng cuộc sống may mắn bởi kể từ khi đọc trộm tủ sách cấm của anh trai, đọc ké những tờ báo Văn Nghệ của chị gái cùng những vần thơ mẹ đọc hằng ngày cứ như nhảy múa trong đầu chú bé 8 tuổi.

Làm thơ và đăng báo, và nhiều người biết đến nhưng cuộc sống của Khoa vẫn chỉ quẩn quanh góc sân và khoảng trời trong làng, lớp học làng, ao cá trong nhà, những vật dụng và con người thân thiết. Hằng ngày chú bé vẫn phải giúp bố mẹ làm việc nhà: rửa bát, quét sân, nhổ cỏ vườn, quải thóc cho gà ăn hoặc phơi lúa giúp mẹ...

Những khi rảnh rỗi, Khoa tập hợp các bạn học cùng xóm chia sẻ cách làm thơ và thành lập những nhóm làm thơ trong lớp học, trong xóm mà cậu bé thường đứng ở vai trò "thẩm định" và nhận xét thơ của các bạn.

"Lúc ấy có hẳn một phong trào làm thơ không chỉ ở quê hương tôi mà tôi nghĩ còn rất nhiều bài thơ khác rất hay đã được ra đời, ví như những gương mặt Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Cẩm Thơ, Mai Thanh, Hoàng Hữu Nhân, Trương Nhuận...".

Cuộc sống quen thuộc, công việc quen thuộc hằng ngày không ném chú bé làm thơ ra khỏi guồng quay của cuộc sống. Nó không chỉ tạo môi trường mà còn khiến anh vững bước và tự tin trong cả học tập và ứng xử: quen với sự đông người, quen tiếp xúc với người lạ. "Suy nghĩ của tôi độc lập ngay từ những ngày còn bé chứ không phải đợi đến khi trưởng thành" - nhà thơ Góc sân và khoảng trời nói.

_____________________

Kỳ tới: Học ở trường Việt Nam Super Kids

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1: Làm “sinh viên” ở tuổi 11 Kỳ 2: Cuộc chu du kỳ thú của Nguyễn Bình Kỳ 3: Đóng phim từ lúc lên tư Kỳ 4: Dịch giả 11 tuổi

Thế giới nghệ thuật thơ trần đăng khoa thời niên thiếu

  • pdf
  • 70 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

TRẦN THỊ ĐỊNH
LỚP DH5C1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
THỜI NIÊN THIẾU
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

Long Xuyên, 05 / 2008

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sư phạm và Bộ
môn Ngữ Văn trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Ngoài những nỗ lực cá nhân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ phía các thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn cô Nguyễn Thị Hồng Hoa – người đã tận tình hướng dẫn, động viên
tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Long Xuyên, ngày 4 tháng 5 năm 2008.
Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ ĐỊNH

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu........................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4
5. Phạm vi, nội dung nghiên cứu .....................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
7. Đóng góp mới của đề tài ..............................................................................5
8. Dàn ý của khóa luận.....................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TRẦN ĐĂNG KHOA - “THẦN ĐỒNG” CỦA THI CA
VIỆT NAM.
1. Đôi nét về Trần Đăng Khoa và tập thơ Góc sân và khoảng trời ...............6
1.1. Về Trần Đăng Khoa .............................................................................6
1.2. Về tập Góc sân và khoảng trời ............................................................7
2. Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Khoa ..............8
2.1. Dòng sữa văn học dân gian của quê hương..........................................8
2.2. Truyền thống gia đình...........................................................................8
2.3. Ảnh hưởng từ các nhà thơ, nhà văn bậc thầy .......................................9
2.4. Sự động viên, giúp đỡ của gia đình và thầy cô, bạn bè ........................9
2.5. Thời đại kháng chiến chống Mĩ..........................................................10
CHƯƠNG II: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI - NHỮNG NGUỒN CẢM
HỨNG DÀO DẠT
1. Cảm hứng từ cảnh vật thiên nhiên và hình ảnh người nông dân
1.1. Cảnh vật thiên nhiên ...........................................................................11
1.2. Hình ảnh người nông dân....................................................................19
2. Cảm hứng từ những người thân yêu ..........................................................22
3. Cảm hứng từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước.............................................25
3.1. Số phận của những em bé Việt Nam trong chiến tranh .....................25
3.2. Lòng căm thù giặc Mĩ sâu sắc............................................................31
3.3. Tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu ....................................................34
3.4. Tình cảm dành cho các chú bộ đội ....................................................38
3.5. Tình cảm đối với những miền quê trên đất nước................................44
CHƯƠNG III: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI – MỘT SỐ HÌNH THỨC BIỂU
HIỆN NỔI BẬT
1. Giọng điệu .....................................................................................................48
1.1. Hồn nhiên, trong sáng, thiết tha............................................................48
1.2. Triết lí, suy tư .......................................................................................50
2. Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú .........................................................55

3. Ngôn ngữ chính xác, sáng tạo, biểu cảm và giàu nhạc điệu .......................57
4. Biện pháp tu từ.............................................................................................59
4.1. Nhân hóa ...............................................................................................59
4.2. So sánh ..................................................................................................62
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................65

PHẦN MỞ ĐẦU
55555
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, so với “văn học người
lớn” thì văn học thiếu nhi hình thành và phát triển một cách thầm lặng, ít được người ta
quan tâm đến. Tuy vậy, bộ phận văn học này đã không bỏ cuộc mà đã tự thân phấn đấu
vươn lên để ngày một phong phú, đa dạng và được đánh giá là “một bộ phận quan trọng
của nền văn học dân tộc” [14;262]. Ở bộ phận văn học này có sự góp mặt của các bút danh
tiếng đầy tâm huyết: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Võ Quảng, Phạm Hổ,…
Họ viết cho các em với tình yêu thương, sự đồng cảm và trên hết là muốn cung cấp cho các
em những câu chuyện, những vần thơ bổ ích, mang giá trị nhận thức và giáo dục cao. Đặc
biệt, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã xuất hiện một loạt các em thiếu nhi làm thơ:
Trần Đăng Khoa, Chu Hồng Quý, Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân,… mà tiêu biểu nhất là
Trần Đăng Khoa.
Tuổi thơ tôi và bạn bè tôi đã thuộc làu những câu: trong Hạt gạo làng ta, Nghe thầy
đọc thơ,… Mặc dù chưa hiểu hết cái hay của những câu thơ đó, chúng tôi vẫn cảm nhận
được một cái gì đó rất thân thương, gần gũi. Sau này lớn lên, tôi biết được tác giả của
những vần thơ đã theo mình suốt thời thơ ấu là Trần Đăng Khoa, và càng thú vị hơn khi
biết rằng những bài thơ đó được sáng tác từ khi tác giả còn rất nhỏ.
Tập thơ Góc sân và khoảng trời đã nhận được không ít ý kiến đánh giá, phê bình,
nhưng chỉ đơn thuần là một vài nhận định, phê bình ngắn ngủi, chung chung về tổng thể
tập thơ hay cảm xúc đối với một vài bài thơ mà người viết cho là tiêu biểu. Với đề tài :
“Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu”, chúng tôi sẽ góp thêm một
cách nhìn, cách cảm tương đối toàn diện và có hệ thống về một nhà thơ từng được mệnh
danh là “thần đồng” cũng như khẳng định lại những đóng góp của nhà thơ này.
2. Lịch sử vấn đề
Tập thơ Góc sân và khoảng trời được viết từ năm 1966 đến 1973, in năm 1973
được rất nhiều người quan tâm. Tập thơ đã nhận được một số ý kiến phê bình và đánh giá
về nội dung và nghệ thuật như sau:
2.1. Những ý kiến về giá trị nội dung của tập thơ
Nguyễn Văn Long đã xếp thơ Trần Đăng Khoa vào bộ phận văn học thiếu nhi từ sau
Cách mạng tháng 8 năm 1945 và có những nhận xét rất hay về tập thơ Góc sân và khoảng
trời cũng như về thơ của Trần Đăng Khoa nói chung: “Anh đã viết rất nhiều, rất hay về
nông thôn nhỏ bé của mình. Đến với thơ anh, ta được sống trong bầu không khí rất riêng,
không khí của làng quê nông thôn Việt Nam” [14;297]. Trong đó, ông nêu lên những ý
kiến của nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Đăng Mạnh về “nhà thơ mục đồng” và khen

1

ngợi “Trần Đăng Khoa luôn cảm nhận đựơc vẻ đẹp trong trẻo, trinh nguyên, thuần nhất
của vùng quê dân dã” [14;297].
Dương Thu Hương đã nhận định về thiên nhiên và cuộc sống của người nông dân
trong thơ Trần Đăng Khoa: Qua đó, Trần Đăng Khoa đã bộc lộ một tình yêu quê hương
sâu sắc và truyền cho người đọc tình yêu ấy. Với tất cả bạn đọc nước ngoài, qua thơ anh,
họ cũng hiểu thêm phần nào về phong vị Việt Nam”[16;106]. Chính cây bút nhỏ này đã làm
cho người ta chú ý nhiều hơn đến Việt Nam không chỉ vì Việt Nam là chiến trường ác liệt
lúc bấy giờ mà còn do Việt Năm xuất hiện một hiện tượng thơ đáng tự hào. Gerad
Gullaume đã thốt lên đầy xúc động khi nói về Trần Đăng Khoa:“Việt Nam, hồn tôi”(1)
Phạm Hổ trong tiểu luận “Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa” cho rằng Trần Đăng Khoa
đã không viết về những cái gì xa lạ mà viết những cái ở ngay làng quê mà ngày ngày em
trông thấy và “hầu như toàn bộ thơ Trần Đăng Khoa là viết bằng lòng yêu thương…”
[11;887].
Hoài Thanh đã đề cập đến hình ảnh các chú bộ đội trong thơ các em thiếu nhi mà
đặc biệt là trong thơ Trần Đăng Khoa: “…Hình ảnh chú bộ đội gắn liền với cảnh sắc yêu
dấu, với không khí đầm ấm của quê em lại càng thêm gần gũi… ” [10;255]
Trần Đăng Xuyền đã chỉ ra những nhân tố góp phần làm nên hồn thơ cũng như một
và đặc điểm trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa: nhân tố gia đình, cảnh sắc thiên nhiên ở
làng quê, ảnh hưởng của nhà thơ Xuân Diệu, bạn bè, thầy cô và không khí của thời đại
kháng chiến chống Mĩ. Đó là những nhân tố khách quan bên cạnh tài năng thiên bẩm của
Trần Đăng Khoa. “Thơ Trần Đăng Khoa chạm đến bản chất, cái cốt lõi của làng quê”
[14;19]. Quả thật, trong thơ Trần Đăng Khoa luôn có dấu ấn của thời chiến tranh khốc liệt
của của cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng luôn giữ được vẻ trong trẻo, tươi tắn của tâm
hồn trẻ thơ.
Lã Thị Bắc Lý đã nêu những nội dung cơ bản của thơ Trần Đăng Khoa, trong đó nội
dung hàng đầu là thiên nhiên nông thôn bởi theo tác giả thì “đây là mảng nội dung nổi bật
nhất trong thơ Trần Đăng Khoa” [5;152]. Sự vật trong thiên nhiên thì hầu như ai cũng biết,
cũng nhận thấy nhưng không ai có được cái nhìn như Trần Đăng Khoa. Đó là một cái nhìn
ngộ nghĩnh, đáng yêu mà lại rất sâu sắc: “Thơ Trần Đăng Khoa luôn gợi cho bạn đọc cảm
nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần nhất, tinh nguyên và hết sức thơ mộng… thiên
nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không chỉ là sự yên tĩnh thơ mộng mà còn đầy sức sống,
luôn luôn vận động và phát triển” [5;155]. Bên cạnh đó, hình ảnh người nông dân được
nhắc đến. Đó là những người dân lam lũ, cực nhọc, chịu thương chịu khó. Ngòi bút của
Trần Đăng Khoa đã phác họa được “bức chân dung người nông dân dũng cảm, tự tin và
chiến thắng”. Khi viết về điều gì, điều đầu tiên là người cầm bút phải thật hiểu rõ điều đó
và cần nhất là phải có tấm lòng sâu nặng. Viết về người nông dân quê mình, Trần Đăng
Khoa hội tụ đầy đủ các yếu tố đó. Khó có thể tìm thấy ở đâu có niềm vui tập thể bình dị,
trong trẻo như niềm vui đồng ruộng của người nông dân như trong thơ Trần Đăng Khoa.
2
(1)Việt Nam, hồn tôi - Gerad Gullaume (do nhà thơ Xuân Diệu dịch)

Qua việc miêu tả cuộc sống ở nông thôn, Trần Đăng Khoa đã ghi lại “âm vang của thời
đại”. Tuy nhiên, Trần Đăng Khoa không đi sâu miêu tả cảnh, liệt kê, thống kê các số liệu
lịch sử mà “dấu ấn của thời đại dội vào thơ anh đã biến thành hình tượng, thành số phận
của một lớp người, một thế hệ trong chiến tranh” [5;162]. Thế hệ măng non trong chiến
tranh cũng được miêu tả bằng những chi tiết rất xúc động. Các em thiếu nhi tuy ít được sự
quan tâm chăm sóc đầy đủ nhưng vẫn luôn lạc quan, tin tưởng ở tương lai của dân tộc.
Chính Trần Đăng Khoa đã là một ví dụ điển hình cho điều đó “Điều kì diệu là Trần Đăng
Khoa nhìn cuộc chiến tranh tàn khốc, dữ dội một cách bình thản” [5;163].
2.2. Những ý kiến về giá trị nghệ thuật của tập thơ
Ngoài những ý kiến nhận xét, phê bình về nội dung còn có những ý kiến xoay
quanh mặt giá trị nghệ thuật của tập thơ Góc sân và khoảng trời như sau:
Lã Thị Bắc Lý đã nhận xét rằng Trần Đăng Khoa thường “sử dụng biện pháp nhân
hóa để miêu tả cảnh vật” [5;165]. Trong cái nhìn “vật ngã đồng nhất” của trẻ con thì Trần
Đăng Khoa đã xem chú chó vàng như một người bạn thân quý với cách gọi những sự vật
bằng từ xưng hô: cái na, cu chuối, chị tre, bác nồi đồng, cậu mèo, ông trời, bà sân…Những
cảnh vật thiên nhiên trong tập thơ đều chứa đựng một tâm hồn, một sự sống lúc nào cũng
sẵn sàng đón nhận ánh sáng. Một đặc điểm dễ thấy nhất trong nghệ thuật của tập thơ là sự
liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. “…luôn luôn phát hiện ra những mối liên hệ của chúng
hoặc liên tưởng tới những hình ảnh tương đồng khác để từ đó khái quát lên một cái gì đó
cao hơn” [5;167]. Không dừng lại ở đó, tập thơ còn nhận được những nhận xét về nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ. Anh Ngọc đã hết lời ngợi khen “thứ ngôn ngữ giản dị, chính xác
và giàu hình ảnh có thể gây hiệu qủa tình cảm mạnh mẽ” [1;340].
Riêng Phạm Hổ đã nhận xét thêm về nhạc điệu trong tập thơ. “Trong nhiều bài, mỗi
bài như có một nhạc điệu riêng, một âm sắc riêng” [11;890]. Các bài thơ của Trần Đăng
Khoa có sự gần gũi với ca dao bởi em được ru bằng những câu hát của bà, của mẹ. Nhưng
khi làm thơ thì Trần Đăng Khoa không đưa tất cả vào thơ mình mà có sự chọn lọc và sáng
tạo.
Chính vì thơ của Trần Đăng Khoa (đặc biệt là tập Góc sân và khoảng trời) chứa
đựng những yếu tố nội dung và nghệ thuật ấy mà vào những năm 1994-1995 Phạm Hổ đã
viết về Trần Đăng Khoa “thơ Trần Đăng Khoa viết lúc còn bé đã chịu sự thử thách khá
dài trên dưới 30 năm với bao nhiêu những đổi thay trong cuộc sống không thể lường
trước… Đến nay, đọc lại thơ Trần Đăng Khoa, tôi vẫn thấy hay, có bài còn hay
hơn”[11;892].
2.3. Những nhận xét chung
Qua phần tìm hiểu những nhận định, ý kiến đánh giá, phê bình, chúng tôi nhận thấy
rằng hầu hết các tác giả đều khen ngợi hồn thơ Trần Đăng Khoa. Em xứng đáng được nhận
những lời khen ngợi đó. Em đã học tập và rèn luyện một cách công phu, sáng tác một cách
nghiêm túc chứ không phải vung bút lên là nảy ra những bài thơ hay. Các ý kiến, nhận
3

định trên là cơ sở để chúng tôi tự phát hiện và khám phá để tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về
tâm hồn và tài năng Trần Đăng Khoa được thể hiện trong tập thơ. Trong qua trình nghiên
cứu, khóa luận sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan để đánh giá chính xác những đóng
góp của Trần Đăng Khoa cho bộ phận văn học thiếu nhi nói riêng và tiến trình phát triển
của văn học Việt Nam nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu”, chúng tôi
muốn tập trung tìm hiểu thơ Trần Đăng Khoa ở góc độ thế giới nghệ thuật. Tuy tập thơ
được viết từ khi tác giả còn rất nhỏ nhưng vẫn được xem xét như một chỉnh thể nghệ thuật
có sự đan xen, hòa quyện và thống nhất giữa các yếu tố nội dung và hình thức. Từ đó,
chúng tôi cùng người đọc khám phá được cảm nhận và những sáng tạo từ hình tượng nghệ
thuật đến biện pháp nghệ thuật được Trần Đăng Khoa sử dụng trong tập thơ.
4. Đối tượng nghiến cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa
thời niên thiếu. Trong phần trình bày của khóa luận, chúng tôi chủ yếu dựa trên văn bản
của tập thơ Góc sân và khoảng trời được Nhà xuất bản Văn học in năm 2006. Trong đó,
chúng tôi chỉ khảo sát và nghiên cứu các bài thơ được Trần Đăng Khoa viết từ năm 1966
đến 1973, in từ trang 16 đến trang 152. Những bài còn lại viết vào năm 1974 được bổ sung
sau này, chúng tôi xin phép không khảo sát mà chỉ liên hệ để làm phong phú thêm ý của
các vấn đề.
5. Phạm vi, nội dung nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin được đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thế giới
nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa qua một điển hình là tập Góc sân và khoảng trời ở góc độ
các cảm hứng chủ đạo của tác giả và một số đặc sắc nghệ thuật nổi bật trong tập thơ.
Trong qúa trình nghiên cứu, chúng tôi có liên hệ, so sánh, đối chiếu với thơ của
Hoàng Hiếu Nhân, Cẩm Thơ, Xuân Quỳnh…để làm nổi bật thế giới nghệ thuật thơ Trần
Đăng Khoa.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài của luận văn.
Chúng tôi đã dựa trên một số tài liệu nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu
cùng sự tìm tòi, phát hiện của bản thân trên văn bản của các bài thơ trong tập Góc sân và
khoảng trời để làm cơ sở cho việc tiếp cận và tìm hiểu tập thơ nhằm phục vụ tốt hơn cho
cho đề tài.
6.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này giúp chúng tôi có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh những điểm
giống và khác nhau giữa thơ Trần Đăng Khoa và thơ một số em nhỏ lúc bấy giờ trong cách
thể hiện thế giới nghệ thuật thơ, giữa thơ Trần Đăng Khoa lúc còn là thiếu nhi và khi đã là
4

anh bộ đội. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng mức về tài năng, tâm hồn Trần Đăng
Khoa và những đóng góp cho nền văn học thiếu nhi qua tập Góc sân và khỏang trời.
6.3. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Qua việc khảo sát
tập thơ, tôi sẽ thống kê các yếu tố về nội dung và nghệ thuật có tính khái quát trong tập
thơ, những hình ảnh, chi tiết được lặp lại nhiều lần nhằm tìm ra cảm hứng chủ đạo và các
phép tu từ được sử dụng trong tập thơ. Trên cơ sở này, chúng tôi tìm ra những nét riêng,
nét độc đáo của tài năng thơ Trần Đăng Khoa.
7. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài của khóa luận này là một đề tài mới mẻ. Người ta biết đến Trần Đăng Khoa
như là một thần đồng thơ với Góc sân và khoảng trời. Thế nhưng, mọi người lại ít quan
tâm nghiên cứu tập thơ một cách toàn diện. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn khẳng
định tài năng, phong cách riêng của thơ Trần Đăng Khoa. Đồng thời khóa luận sẽ cung cấp
một phần kiến thức cho giáo viên cấp I cấp II khi giảng dạy thơ Trần Đăng Khoa cũng như
một số phép tu từ có trong phân môn Tiếng Việt.
8. Dàn ý khóa luận
Khóa luận với đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu gồm
có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, nội dung là phần trọng
tâm, gồm có 3 chương:
Chương I: Trần Đăng Khoa - “thần đồng” của thi ca Việt Nam: Khóa luận sẽ
tìm hiểu về tiểu sử và những nhân tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Trần
Đăng Khoa. Bên cạnh đó, sẽ giới thiệu đôi nét nội dung của tập Góc sân và khoảng trời
Chương II: Góc sân và khoảng trời - Những nguồn cảm hứng dào dạt: Chúng
tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những cảm hứng chủ đạo được thể hiện trong tập thơ từ thiên nhiên
đến cuộc sống của người dân ở làng quê Trần Đăng Khoa nói riêng và của cả nước nói
chung trong không khí sôi sục của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ đó, chúng ta sẽ cảm
nhận được cái nhìn trong trẻo, tươi sáng, tấm lòng chan chứa yêu thương của Trần Đăng
Khoa dành cho quê hương, đất nước, con người Việt Nam anh hùng.
Chương III: Góc sân và khoảng trời - một số hình thức biểu hiện nổi bật: Chúng
tôi sẽ tập trung tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật nổi bật được biểu hiện trong tập thơ
như: giọng điệu, ngôn ngữ và các phép tu từ… Từ đó, chúng tôi khẳng định phong cách
riêng của thi sĩ nhỏ tuổi này.

5

PHẦN NỘI DUNG
55555

CHƯƠNG I: TRẦN ĐĂNG KHOA - “THẦN ĐỒNG” CỦA THI CA
VIỆT NAM
1. Đôi nét về Trần Đăng Khoa và tập thơ Góc sân và khoảng trời
1.1. Về Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa (bút danh cũng là tên khai sinh) sinh
ngày 26/ 04/ 1958 tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương. Bố mẹ Trần Đăng Khoa thuộc rất nhiều
truyện và thơ ca cổ. Anh trai và em gái của Trần Đăng Khoa
đều là những người say mê văn học. Riêng Trần Đăng Khoa,
khi học hết vỡ lòng (tương đương lớp 1 bây giờ) đã ham đọc sách, đã thuộc rất nhiều ca
dao và thơ ca cổ.
Trần Đăng Khoa có bài thơ “Con bướm vàng” được đăng báo từ năm Trần Đăng
Khoa 8 tuổi. Tập thơ đầu tiên “Từ góc sân nhà em” in ở Nhà xuất bản Kim Đồng lúc Trần
Đăng Khoa tròn 10 tuổi. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết bài giới thiệu Trần Đăng Khoa trên
báo (ngày 6/ 6 /1973) khi tập thơ thứ hai “Góc sân và khoảng trời” được in năm 1973.
Năm 1975, đang học lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ), trong đợt tổng động viên
khi cuộc kháng chiến chống Mĩ bước vào giai đoạn cuối, Trần Đăng Khoa tình nguyện vào
quân ngũ.
Khi kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn giải phóng, Trần
Đăng Khoa về học trường Sĩ quan lục quân, rồi tiếp tục học ở trường viết văn Nguyễn Du
(khóa IV). Sau đó, Trần Đăng Khoa được cử sang Cộng Hòa Liên bang Nga học tại Học
viện Văn học thế giới mang tên M. Gorki. Khi trở về nước, Trần Đăng Khoa làm việc cho
Tạp chí Văn nghệ quân đội. Về sau chuyển sang công tác tại Ban văn học nghệ thuật của
Đài tiếng nói Việt Nam.
- Các tác phẩm chính
+ In ở trong nước
• Từ góc sân nhà em(1968)
• Thơ Trần Đăng Khoa, tập 1 (tuyển 1966-1969, 1970)
• Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1975)
• Kể cho bé nghe (1979)
• Thơ Trần Đăng Khoa, tập 2 (tuyển 1969-1975, 1983)
+ In ở nước ngoài:
• Tiếng hát còn tiếp tục (Pháp 1971)
• Góc sân và khoảng trời của tôi (Cuba, 1973)
6

• Cánh diều no gió (CHDC Đức, 1973)
• Con bướm vàng (Hunggari, 1973)
- Các giải thưởng:
• Giải thưởng thơ Báo Thiếu niên Tiền Phong (1968, 1969, 1971)
• Giải thưởng văn học của Bộ lao động - thương binh xã hội (1975) với
Trường ca Khúc hát người anh hùng.
• Giải A cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1981 - 1982) với bài Đợi mưa trên
đảo Sinh Tồn.
• Giải thưởng Báo Người giáo viên nhân dân (1987)
• Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt I năm 2001) với tập
thơ Góc sân và khoảng trời.
1.2. Về tập Góc sân và khoảng trời
Theo Trần Đình Sử, thế giới nghệ thuật chính là “khái niệm chỉ tính chỉnh thể của
sáng tác nghệ thuật (tác phẩm, sáng tác của một tác giả, trào lưu) thịnh hành trong nghiên
cứu văn học hiện đại) ” [16;1660].
Như vậy, thế giới nghệ thuật là sản phẩm, là kết quả của sự sáng tạo của tác giả chỉ
có trong tác phẩm nghệ thuật.
Góc sân và khoảng trời là một chỉnh thể nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật riêng
với những cảm nhận của tác giả về thiên nhiên ở nông thôn, về cuộc sống của người nông
dân, các anh bộ đội, các em thiếu nhi,… Tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa
trong Góc sân và khoảng trời là tiếp cận hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh gồm hai yếu tố
nội dung và hình thức thống nhất với nhau. Từ sự tiếp cận đó, ta sẽ khám phá được tư duy
nghệ thuật và những sáng tạo độc đáo của nhà thơ nhi đồng Trần Đăng Khoa.
Tập thơ Góc sân và khoảng trời được Trần Đăng Khoa sáng tác từ năm 1966 -1973
được Nhà xuất bản Văn học phát hành vào năm 2006 gồm 142 bài, trong đó có 9 bài được
viết vào năm 1974.
Góc sân và khoảng trời được sáng tác trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của
cuộc kháng chiến chống Mĩ nên chứa đựng rất nhiều yếu tố của thời đại. Trần Đăng Khoa,
với lòng căm thù giặc sâu sắc, đã tố cáo tội ác của giặc nhưng không phải bằng việc kể ra
những sự kiện, thống kê những con số như một nhà sử học mà như một nhà thơ với những
vần thơ “mạnh hơn những tiếng bom”.
Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ là tình cảm của Trần Đăng Khoa dành cho quê
hương, đất nước, con người Việt Nam. Đó là tình cảm yêu thương, gắn bó, tự hào, lạc quan
và tin tưởng vào ngày toàn thắng của cách mạng. Tập thơ còn thể hiện một năng lực quan
sát rất nhạy bén của Trần Đăng Khoa đối với những cảnh vật, cuộc sống ở nông thôn. Tuy
còn nhỏ tuổi nhưng Trần Đăng Khoa đã biết sử dụng nhiều cách biểu hiện khác nhau trong
tập thơ để khắc họa, miêu tả thế giới với những sự vật vô cùng phong phú, đa dạng và sinh
7

động: nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm khiến hình ảnh quen thuộc trở nên
độc đáo và giọng thơ vừa hồn nhiên, trong sáng lại vừa triết lí, sâu sắc. Tất cả những gì
Trần Đăng Khoa nhắc đến trong thơ không xa lạ, cao siêu mà ngược lại, rất gần gũi, quen
thuộc, thân thương. Gần gũi, quen thuộc đến mức chúng ta không để ý, không nghĩ rằng
trăng, cây lúa, con trâu, con mèo, cánh cò, những đồ vật trong nhà… lại có thể viết thành
thơ với những nét vô cùng độc đáo của nó. Trần Đăng Khoa, với đôi mắt trẻ thơ, với tài
năng thiên bẩm cùng với sự học tập, lao động, sáng tạo nghiêm túc đã viết nên những vần
thơ thật hay. Trải qua gần nửa thế kỉ mà tập thơ của một em nhỏ Trần Đăng Khoa vẫn
được đánh giá là hay, là có ý, có tình. Đây là trường hợp hiếm hoi của nền văn học nước ta
từ trước đến nay.
Với phạm vi nghiên cứu của một khóa luận đại học, chúng tôi xin phép chỉ đi sâu
vào hai vấn đề: nguồn cảm hứng dào dạt làm nên Góc sân và khoảng trời và một số hình
thức biểu hiện đặc sắc làm nên Góc sân và khoảng trời.
2. Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Trần Đăng Khoa
Bất kì một sự thành danh ở lĩnh vực nào cũng phải có sự đóng góp của các nhân tố
khách quan bên cạnh tài năng của chủ thể. Trần Đăng Khoa, sẽ không phải là một trường
hợp ngoại lệ. Vậy, những nhân tố nào đã góp phần hình thành và phát triển hồn thơ Trần
Đăng Khoa, một hiện tượng nổi bật đến mức Trần Đăng Xuyền đã ca ngợi không tiếc lời là
hiện tượng “vô tiền khoáng hậu của nền văn học Việt Nam” ? [14;16].
2.1. Dòng sữa văn học dân gian của quê hương
Tuổi thơ của Trần Đăng Khoa gắn bó máu thịt với thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn một làng quê ven bờ sông Kinh Thầy. Chính cái cảnh sắc quê hương với hương đồng gió
nội, tấm chân tình, mộc mạc của những người dân ở nông thôn Bắc bộ đã tạo môi trường
thuận lợi để hồn thơ Trần Đăng Khoa đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái.
Cũng như bao trẻ em khác, ngay từ khi còn trong nôi, Trần Đăng Khoa đã được
nuôi dưỡng bằng những dòng sữa ngọt ngào của văn học dân gian qua những điệu chèo
Lưu Bình- Dương Lễ, Quan âm Thị Kính…của bà ngoại, qua những lời kể về tích Hoàng
Trừu, Tống Trân - Cúc Hoa… của mẹ. Đặc biệt hơn, mẹ của Trần Đăng Khoa có thể đọc
ngược Truyện Kiều.
2.2. Truyền thống gia đình
Trần Đăng Khoa xuất thân trong một gia đình có truyền thống Trần Đăng Khoa
bảng và văn học. Nguyễn Hà (ông bác của Trần Đăng Khoa) kể: “Có năm, triều Cảnh
Thịnh, trong Lục bộ mà mấy anh em họ Trần - các cụ tổ Trần Đăng Khoa - đã chiếm bốn,
trong đó, cụ Trần Nhuận Minh Phủ là nhà thơ” [8; 217].
Từ đó đến đời cha Trần Đăng Khoa thì không thấy xuất hiện trên văn đàn. Đến đời
Trần Nhuận Minh (anh ruột Trần Đăng Khoa) đã có năng khiếu làm thơ văn nhưng khá
khiêm nhường, bật lên trong thời kì đổi mới mà sau này trong một cuộc trả lời phỏng vấn
với báo chí, Trần Đăng Khoa đã cho đó là một sự “lột xác”. Và đến Trần Đăng Khoa thì
8

đột ngột xuất hiện một giọng thơ mới “hồn nhiên, trong trẻo đến mức khó tin” [14; 16].
Thời ấy, người ta liên tục kéo đến nhà xem cho biết mặt mũi đứa trẻ ấy ra sao, có giống
như người bình thường không. Thậm chí, có một số nhà xuất bản đã cử hẳn người đến nhà
Trần Đăng Khoa trong thời gian dài để kiểm chứng sự thật tài năng của cậu bé Khoa
(Nguyễn Nghiệp đã theo lời Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đến nhà Trần Đăng Khoa cùng
sống, cùng đi cất vó, câu cá, cùng đến trường, cùng dự các buổi sinh hoạt…và chứng kiến
những vụ sát hạch của các thầy ở ty giáo dục Hải Hưng và các vị khách vãng lai). Rồi tất
cả đều công nhận “thần đồng thơ Trần Đăng Khoa” là sự thật chứ không phải là tin đồn.
2.3. Ảnh hưởng từ các nhà thơ, văn bậc thầy
Một điều may mắn là trong quá trình sáng tác, Trần Đăng Khoa đã được gặp và tiếp
xúc với các bậc thầy văn thơ như: Tố Hữu, Huy Cận, Tô Hoài, Chế Lan Viên,… Những
nhà văn, nhà thơ ấy đã dìu dắt rất tận tình để Trần Đăng Khoa vượt qua sự ấu trĩ mà phát
triển tư duy nghệ thuật, nhanh chóng trưởng thành trong việc sáng tác thơ. Đặc biệt hơn,
ngay từ năm 1968, sau khi gặp nhà thơ Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa mới có ý thức được
sự vất vả của việc làm thơ. Đó không phải là một cuộc rong chơi nhàn nhã mà đó chính là
“một công việc sáng tạo cực nhọc, nếu không muốn nói là nghề lao động khổ ải”. Trần
Đăng Khoa đã hiểu đựơc rằng: Thơ cần có tính chân thực nhưng không phải là sự sao chép
nguyên vẹn, thô thiển mà phải được sáng tạo một cách công phu, linh hoạt. Hầu như, các
bài viết của Trần Đăng Khoa đều được nhà thơ Xuân Diệu đọc trước và đóng góp ý kiến.
Trong cuộc đời sáng tác, Trần Đăng Khoa chịu ảnh hưởng sâu sắc của người thầy nghiêm
khắc này.
2.4. Sự động viên, giúp đỡ của gia đình và thầy cô, bạn bè
Từ khi biết đọc, biết viết, Trần Đăng Khoa đã hết sức tận dụng tủ sách của anh Trần
Nhuận Minh. Anh là người rất thích làm thơ, ham đọc sách. Anh đã tạo cho mình một “thư
viện nhỏ” ở trong nhà. Trong “thư viện” ấy, có rất nhiều sách như: Bỉ Vỏ (Nguyên Hồng),
Giông tố, Số đỏ ( Vũ Trọng Phụng), truyện ngắn của A. Sekhov, Đỏ và đen (Stendhal),…
Trần Đăng Khoa đã đọc rất nhiều khi chỉ là học sinh cấp I, II. Bấy giờ, Trần Nhuận Minh
là một thầy giáo, một nhà thơ được nhiều người ngưỡng mộ ở vùng đất mỏ Hồng Gai. Trần
Đăng Khoa rất khâm phục tài năng “xuất khẩu thành thơ” của anh trai mình. Để bù đắp
những cái mình không được như thế, Trần Đăng Khoa đã bí mật làm rất nhiều bài thơ.
Người đầu tiên được thưởng thức thơ Trần Đăng Khoa là bé Thuý Giang. Được anh Trần
Đăng Khoa đọc thơ cho nghe, bé Giang rất thích và cứ đọc đi đọc lại cho bạn bè nghe. Khi
mọi người biết chuyện, hỏi ra thì mới biết những câu thơ đó là của Trần Đăng Khoa.
Và, một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm cho thơ Trần Đăng Khoa
ngày một hay hơn chính là nhờ thầy cô, bạn bè. Những người thầy, người bạn này đã hết
lòng động viên, khuyến khích và bình phẩm, sửa chữa thơ Trần Đăng Khoa. Thầy giáo Lê
Thường (1) đã cho rằng chính tập thể đã phát hiện, cổ vũ và bồi dưỡng tài năng thơ Trần
Đăng Khoa.
9
(1) “Vai trò của tập thể thiếu niên xã Quốc Tuấn với năng khiếu thơ văn Trần Đăng Khoa”
(Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 27, tháng 9/ 1973)

2.5. Thời đại kháng chiến chống Mĩ
Một điều không thể thiếu trong những những yếu tố làm nên những trang văn thơ có
giá trị cho đời là yếu tố thời đại mà tác giả đang sống (tất nhiên, tài năng của họ là chủ
yếu). Một Nguyễn Du sống trong xã hội phong kiến nhiễu nhương với những quan niệm
hẹp hòi đã để lại tác phẩm bất hủ là “Truyện Kiều”. Một Hồ Chí Minh trong những ngày
tháng bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch chứng kiến nhiều sự bất công tàn bạo đã
viết nên “Ngục trung nhật kí”,… Chúng tôi không dám sánh Trần Đăng Khoa với Nguyễn
Du, Hồ Chí Minh,… mà chỉ muốn nói rằng, hồn thơ Trần Đăng Khoa được hình thành và
phát triển cũng là nhờ một phần vào yếu tố thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế
quốc Mĩ đặt dân tộc ta trước những thử thách gay gắt. Đó là một thời đại mà vận mệnh của
đất nước, tự do và độc lập dân tộc đứng trước nguy cơ một mất một còn. Đó là một thời đại
mà đời sống mà số phận của mỗi người phải gắn chặt với cuộc chiến đấu của dân tộc như
lời của Chế Lan Viên: “Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt. Nụ
cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau”. Đó là một thời đại mà với tính chất gay go,
quyết liệt của cuộc chiến đấu chống Mĩ, dân tộc ta phải huy động và phát huy cao độ tất cả
sức mạnh vật chất và tinh thần, phải gắn kết tất cả lại với nhau, không phân biệt tầng lớp,
lứa tuổi, giới tính, tôn giáo,… để tiến hành công cuộc vệ quốc vĩ đại, khẳng định chính
nghĩa, tinh thần và sức sống bất diệt của đất nước và con người Việt Nam.
Trong thời “đất nước đứng lên” như thế, hồn thơ trẻ của Trần Đăng Khoa bỗng vụt
sáng như một hiện tượng lạ chưa từng có trong lịch sử văn học nước nhà. Hồn thơ đó đã
nói lên tiếng nói chung của cả dân tộc, được mọi người đồng tình, ủng hộ và ngưỡng mộ.
Tóm lại, nếu không có những yếu tố như trên thì hồn thơ của Trần Đăng Khoa sẽ
không được hình thành và phát triển. Hoặc là, nếu có hình thành và phát triển cũng không
thể gây được tiếng vang như ngày hôm nay.

10

CHƯƠNG II: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI - NHỮNG NGUỒN
CẢM HỨNG DÀO DẠT
1. Cảm hứng từ cảnh vật thiên nhiên và hình ảnh người nông dân
Cũng giống như các cây bút thiếu nhi thời kháng chiến chống Mĩ, Trần Đăng Khoa
viết về nhiều đề tài mang âm hưởng thời đại: Lòng yêu mến và tự hào về đất nước anh
hùng, niềm kính yêu Bác Hồ, thương mến bộ đội, căm thù giặc, chán ghét chiến
tranh…Nhưng, khác với các bạn, Trần Đăng Khoa dành sự quan tâm đặc biệt cho cảnh sắc
quê nhà với những bài thơ viết về góc sân, khoảng trời, cánh đồng, dòng sông,… nơi Trần
Đăng Khoa sinh ra và lớn lên để rồi đóng góp thêm cho nền thơ ca Việt Nam một “nhà thơ
mục đồng” (theo Nguyễn Đăng Mạnh). Có thể nói, những bài thơ viết về nông thôn đã góp
phần tạo nên phong cách nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa ngay từ thuở nhỏ.
Viết về nông thôn Bắc bộ, trước Trần Đăng Khoa đã có các nhà thơ tiền bối:
Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Bính - nhà thơ chân quê, Anh
Thơ – người đã vẽ nên “bức tranh quê” bằng thơ, Đoàn Văn Cừ - ca sĩ của đồng quê,…
Vậy mà khi đánh giá về thơ Trần Đăng Trần Đăng Khoa viết về làng quê, Nguyễn Đăng
Mạnh đã đặt Trần Đăng Khoa chỉ ở sau tên Nguyễn Khuyến. Nghĩa là, thơ Trần Đăng
Khoa viết về nông thôn được đánh giá cao hơn các nhà thơ còn lại? Ông cho rằng: Những
nhà thơ của phong trào Thơ Mới (1930 – 1945) viết về nông thôn nhưng thực ra, chỉ mới là
sự vay mượn đề tài, cảm xúc chứ thực tế họ chưa nhập thân vào hiện thực đó. Nhận định
này có phần chủ quan của nhà phê bình. Chúng ta có thể đồng tình hoặc không đồng tình.
Mỗi người có một cảm nhận riêng khi thưởng thức văn học. Người viết nêu ra chỉ để nhấn
mạnh rằng những bài thơ viết về quê hương trong Góc sân và khoảng trời rất chân thực,
chan chứa, dào dạt niềm yêu thương và nghệ thuật cũng không kém phần sắc sảo, dù tác
giả của các bài thơ đó còn rất ít tuổi.
Cảm hứng về quê hương trong tập Góc sân và khoảng trời là cảm hứng về cảnh vật
thiên nhiên và cuộc sống của những người dân lao động nghèo ở nông thôn.
1.1. Cảnh vật thiên nhiên
Đây là mảng đề tài được Trần Đăng Khoa thể hiện nhiều nhất trong thơ mình. Là
một người con được sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên Trần Đăng Khoa có tấm lòng yêu
thương, gắn bó sâu nặng đối với thôn Điền trì, xã Quốc Tuấn. Trước khi đi tìm những nét
đẹp của thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa, ta nên biết nhà thơ được mệnh danh là
“thần đồng” đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác như thế nào.
Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa là “Con bướm vàng”. Con bướm vàng hiện ra
rất thật và sống động với đôi cánh chập chờn. Lúc ấy, Trần Đăng Khoa đang ngồi đun bếp.
Nhìn thấy cánh bướm, Trần Đăng Khoa đã đuổi theo hệt như một thi nhân xúc động trước
cái đẹp và muốn nắm bắt cho kì được khoảnh khắc tuyệt vời này. Kết quả của việc chạy
theo chú bướm ấy là nồi cơm bị trương, Trần Đăng Khoa bị mẹ mắng. Trần Đăng Khoa chỉ
11

đứng im, không dám bảo là tại làm thơ. Cánh bướm vàng ấy bay là một hoạt động bình
thường như các loài vật khác vận động, bắt mồi,... lại chính là tác nhân khơi dậy một hồn
thơ còn đang ẩn giấu bên trong một thân hình bé con của cậu bé lớp một. Hồn thơ Trần
Đăng Khoa đi lên từ bài thơ đầu tiên “Con bướm vàng” là như vậy đó. Mãi sau này, Trần
Đăng Khoa mới tiết lộ ban đầu viết là “Con bướm vàng – Bay nhẹ nhàng – Trên bờ rào…”
Trần Đăng Khoa thấy gì ghi nấy, hoàn toàn chưa biết thế nào là ý đồ nghệ thuật. Con
bướm vàng chao trên bờ rào là thật chứ không phải là bờ cỏ. Làm gì có “bờ cỏ” ở vườn
nhà. Người dân quê, nhất là những người ở miền Bắc đời sống rất khó khăn, chủ yếu là
trồng trọt nên họ rất quý đất, có miếng nào là tận dụng cho bằng hết, dù chỉ miếng đất cạnh
chân rào, hay ô đất bé bằng bàn tay bên vại nước, không trồng cây thì họ cũng gieo một ít
rau thơm hay rau húng láng.
Từ sự gắn bó, từ lòng yêu thương cảnh sắc thiên nhiên của quê nhà, Trần Đăng
Khoa đã đưa vào thơ mình những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam. Đọc
thơ Trần Đăng Khoa, không chỉ các em nhỏ mà tất cả chúng ta đều nhận ra sự quen thuộc
ấy. Ở đâu mà chẳng có góc sân, cây trầu, khoảng trời, cánh đồng, cánh cò bay,… Ở đâu mà
chẳng có chẳng có trò chơi thả diều, chọc ếch, câu cá, … Những hình ảnh đó trong cái nhìn
trong trẻo, tinh khiết của trẻ thơ bỗng trở nên có hồn, có thần và đầy chất thơ. Tuy giống
đấy mà lại khác đấy. Khác bởi cảm nhận của mỗi người không ai giống ai. Đối với một số
người, cây bàng, cây dừa, cây lựu, vườn cải hay chiếc máy cày, cái nồi đồng, cây chổi,…
chỉ là những cây, những đồ vật vô tri vô giác. Nhưng đối với Trần Đăng Khoa tất cả là bạn
bè, tất cả đều có hồn, có hành động, tất cả đều ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Cảnh sắc làng quê trong thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại thường được miêu tả
và cảm nhận trong dáng vẻ của làng quê nông nghiệp cổ truyền. Nguyễn Duy đã viết bài
thơ “Hơi ấm ổ rơm” làm cho chúng ta rất xúc động bởi khi đọc lên, từ những dòng thơ tỏa
ra một sự ấm nồng lạ lùng làm cho những ai đang sống ở quê hương thì càng thêm yêu
mến, những ai đang xa quê thì nhớ thương da diết nơi chôn nhau cắt rốn của mình:
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta,
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa.
Cái mộc mạc lên hương của lúa,
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Xuân Quỳnh cũng có cùng cảm xúc như thế trong Cỏ dại:
Trong cuộc đời bình yên tự ngàn xưa,
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa.
Trần Đăng Khoa của chúng ta chưa từng trải nghiệm trong cuộc sống nhưng đã có
bài thơ mà nhiều người nằm lòng:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
12

Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy...
(Hạt gạo làng ta)
Không một chút cầu kì mà rất chân thật. Dưới sự khắc nghiệt của khí hậu, những
con vật, cỏ cây như ngừng hoạt động trong khi con người vẫn phải đối mặt:
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gắn bó với ruộng đồng nên hơn ai hết, Trần Đăng
Khoa hiểu rằng hạt gạo trong cuộc sống có một vị trí vô cùng quan trọng. Trong những
năm tháng chiến tranh thì giá trị của nó càng tăng lên gấp bội. Để có được hạt gạo, người
nông dân đã rất vất vả, phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Và như đã nói, trong
chiến tranh thì có biết bao người nông dân đang làm đồng đã chết vì bom Mĩ. Thế nên, hạt
gạo “gửi ra tiền tuyến – gửi về phương xa” lại kết tinh thêm tình cảm thiết tha, sâu nặng
của hậu phương đối với tiền tuyến. Tố Hữu khi nhận định về thi ca, đã viết: “Bài thơ hay
làm cho người ta không thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người”. Với bài thơ này, Trần
Đăng Khoa đã làm cho chúng ta cảm nhận được tình người đó. Trần Đăng Khoa đã khiêm
nhường cho rằng bài thơ của mình hay là nhờ được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc.
Không khó khăn để tìm ra những em bé có những câu, những ý như Trần Đăng Khoa viết
“hạt gạo làng ta” nhưng mãi mãi chúng ta sẽ không tìm được ai khác ngoài Trần Đăng
Khoa với câu “hạt vàng làng ta”.
Cánh đồng làng Điền Trì cũng được Trần Đăng Khoa nói đến. Đó là nơi sản xuất,
trồng trọt của xóm làng. Đó là nơi tuổi thơ để mặc cho cánh diều thỏa sức tung bay. Ngày
ngày đứng trước sân nhà nhìn thấy cánh đồng nên nó trở nên quen thuộc với tất cả những
người nơi đây. Riêng Trần Đăng Khoa với giác quan tinh tế, nhạy cảm đã phát hiện:
Cánh đồng làng Điền Trì
Sớm nay sao mà rộng
Sương tan trên mũi súng
Trên sừng trâu cong veo
(Cánh đồng làng Điền Trì)
Trần Đăng Khoa ngạc nhiên trước sự đổi thay cánh đồng bởi sau khi gặt hái xong
thì người dân bắt đầu cấy mạ cho một vụ mùa khác. Từ một cánh đồng chỉ trơ gốc rạ nay
bỗng nhiên tươi màu xanh của mạ trong sương sớm chưa tan. Hình ảnh đơn sơ làm sao mà
cũng đẹp làm sao. Trong con mắt yêu thương thì tất cả sự vật đều trở nên đáng yêu, cho dù
sự vật đó đối với người khác là bình thường.
13

Bên cạnh góc sân, cánh đồng thì dòng sông Kinh Thầy là nơi Trần Đăng Khoa hết
lòng thương mến. Chính dòng sông này đã tắm mát cho Trần Đăng Khoa. Chính dòng sông
này đưa nước vào tưới mắt cho đồng ruộng, cây trái. Sông Kinh Thầy trong thơ Trần Đăng
Khoa có “Hàng chuối lên xanh mướt – Phi lao reo trập trùng”. Vậy thôi, nhưng người đi
xa vẫn nhớ hoài, vẫn mong có ngày được trở về đi dọc bờ sông, vùng vẫy trong dòng nước
mát như thuở ấu thơ.
Thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa còn có cả thế giới loài vật, đồ vật. Chúng
hiện ra với một dáng vẻ vô cùng sinh động, đáng yêu. Trần Đăng Khoa có thể trò chuyện
thân mật với con trâu – người bạn vô cùng thân thiết của nông dân:
Trâu ơi, ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà
Đừng ăn lúa đồng ta…
Trâu ơi, uống nước nhá…
Trâu cứ chén cho no
Ngày mai cày thật khỏe
Đừng lo đồng nứt nẻ…
(Con trâu đen lông mượt)
Những con vật trong thơ của một em bé đều có những nét đáng yêu: con mèo (Đánh tam
cúc), con gà (Nói với con gà mái, Ò ó o…), con chó (Sao không về Vàng ơi), chim (Tiếng
chim chích chòe, con chim hay hót),... Trong bài Buổi sáng nhà em, tất cả hiện lên thật sinh
động trong cái nhìn và sự liên tưởng của trẻ thơ. Mèo dậy rửa mặt trong tư thế hết sức đỏm
dáng “cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng”. Cái Na, cu Chuối nghịch ngợm đứng vỗ
tay cười. Chị Tre “chải tóc bên ao”, nàng Mây thì “ghé vào soi gương” trong khi bà Sân đã
“vấn chiếc khăn hồng đẹp thay” từ khi “Ông trời nổi lửa đằng đông”.
Con người và sự vật gắn bó, giao hòa với nhau, cùng nhau bắt đầu ngày mới. Không
chỉ riêng nhà Trần Đăng Khoa mà mọi nhà đều như thế, tất cả tạo nên một không khí nhộn
nhịp, sôi động. Bài thơ mang đậm nét hồn nhiên, trẻ thơ đã làm cho chúng ta vừa đọc vừa
nở nụ cười trên môi. Cười vì không ngờ sự liên tưởng, ví von của một em nhỏ lại hay và
đúng bản chất của sự vật như thế. Cười vì đọc bài thơ này ta như sống dậy một cảm giác
yêu mến cuộc sống lạ lùng. Chợt nhận ra những ngây thơ, hồn nhiên của tuổi thơ đã rơi rớt
trên bước đường ta tìm kiếm công danh, địa vị. Tự nhủ lòng sáng mai sẽ dậy sớm để lắng
nghe âm thanh của cuộc sống…
Hình ảnh con cò từ lâu đã được thơ ca Việt Nam biểu hiện như là một dấu hiệu về
làng quê nông nghiệp với những con người lam lũ, vất vả nơi đồng ruộng mà hồn hậu,
trắng trong. Trong cảm nhận của Trần Đăng Khoa, con cò có lúc hư ảo như trong ca dao
thần thoại:
Xưa mẹ ru em
Cũng tiếng võng này
14

Cánh cò trắng muốt
Bay - bay - bay - bay...
(Tiếng võng kêu)
Nó cũng đáng thương, nhỏ bé trước cuộc đời:
Trong giấc mơ em
Có gặp con cò
Lặn lội bờ sông
(Tiếng võng kêu)
Nhưng con cò ở đây có thêm những nét mới. Nó “đánh nhịp bay vào bay ra” như
những “chớp trắng trên sông Kinh Thầy”. Nó không còn đơn côi một mình trong đêm tối
mà trong bầy đàn, trong số đông và xuất hiện vào ban ngày, trong nắng đẹp của trời quê
yên ả. Và nếu trước kia tác giả dân gian thấy “con cò đi đón cơn mưa” trong “tối tăm mù
mịt” với vẻ cam chịu, thụ động, mệt mỏi, chẳng biết “ai đưa cò về” thì đối với Trần Đăng
Khoa:
Con cò
Trắng muốt
Bay ra đón cơn mưa...
Mừng đón cơn mưa
(Con cò trắng muốt)
Với một thái độ chủ động, tự tin, những con cò này trở thành tượng trưng cho tư thế
cứng cỏi, dũng cảm, cho tâm hồn trong trắng, thanh cao và ngay thẳng của con người, làng
quê Việt Nam đang vượt lên trên những thử thách khắc nghiệt. Nó góp phần làm cho thiên
nhiên ở làng quê Việt Nam tự ngàn xưa đã đẹp, hữu tình nay càng thêm đẹp, thêm hữu tình
hơn.
Đối với người lớn, thiên nhiên được miêu tả và cảm nhận chủ yếu bằng kinh
nghiệm, bằng lí trí và đôi lúc là cảm nhận bằng tâm trạng, nỗi niềm riêng của mình. Còn
trẻ con thì không thế. Đối với chúng, thiên nhiên chứa đựng những điều kì diệu, bí ẩn, thú
vị và chúng rất muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Chính thiên nhiên với tất cả sự phong phú,
đa dạng của những sự vật đã giúp cho trẻ em nhận thức, hình thành tư duy và từ đó phát
triển trí tưởng tượng, làm giàu tâm hồn của các em.
Các em sáng tác một cách ngẫu hứng, không chủ ý, không theo một đề tài nhất định.
Hãy đọc một số bài thơ của các em nhỏ, ta sẽ nhận ra một điều trùng hợp ngẫu nhiên là các
em miêu tả rất nhiều về thiên nhiên. Bên cạnh việc miêu tả, các em cảm nhận được sự thay
đổi của cảnh vật, thời tiết cho dù sự thay đổi đó rất nhỏ mà đôi khi chúng ta không để ý
đến.
Ánh trăng được Trần Đăng Khoa nhắc đến rất nhiều trong thơ mình (hơn 10 lần).
Trẻ em ở nông thôn ngày ấy rất thích chơi trước sân nhà vào những ngày trăng sáng. Các
trò chơi mang đậm tính dân gian: xỉa cá mè, mèo đuổi chuột,… Với Trần Đăng Khoa,
15

trăng không chỉ là một người bạn thân thiết cùng em chơi, chia sẻ bao điều suy nghĩ mà
còn là một người bạn thơ. Vẻ đẹp của trăng làm cho mọi vật như lặng đi:
Hàng cây cau lặng đứng
Hàng cây chuối đứng im
Con chim quên không kêu
Con sâu quên không kêu
Chỉ có trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em…
(Trăng sáng sân nhà em)
Thực ra, chính Trần Đăng Khoa người đứng lặng trước ánh sáng huyền diệu ấy.
Trong tư thế đó, Trần Đăng Khoa cảm giác như tất cả mọi vật xung quanh cũng đều như
thế. Ánh trăng mênh mông, bát ngát như rải thảm xuống nhân gian làm rung động một tâm
hồn bé nhỏ. Không chỉ có một lần mà còn nhiều lần khác nữa: Tiếng đàn bầu và đêm
trăng, Trông trăng, Trăng ơi… từ đâu đến... Trăng gợi cho Trần Đăng Khoa biết bao liên
tưởng, so sánh, mỗi liên tưởng, so sánh là một điều bất ngờ, thú vị, ngộ nghĩnh mà lại rất
hợp với trẻ con:
Trăng như cái mâm con
Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe cái mặt tròn
(Trông trăng)
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ trước sân nhà…
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời…
(Trăng ơi… từ đâu đến)
Đó là những lúc trăng tròn. Còn khi trăng khuyết thì:
Ông trăng cười những lợi
Răng chẳng chiếc nào còn
(Trăng đầu tháng)
Không chỉ có trăng mà tất cả cảnh vật ở làng quê ấy đều gợi cho chúng ta một cảm
giác thanh thản, bình yên khi đọc lên những vần thơ được viết từ tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm, sâu sắc của Trần Đăng Khoa. Nhà thơ nhỏ này không chỉ quan sát mà còn hòa lòng
mình với thiên nhiên nên lắng nghe được mọi âm thanh, phát hiện được sự vận động của
sự vật như trong bài Chớm thu:
Nửa đêm nghe ếch học bài
16

Tải về bản full

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP ĐỒNG DAO ĐỐI VỚI THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA TUỔI ẤU THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.57 KB, 23 trang )

Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP ĐỒNG DAO
ĐỐI VỚI THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA TUỔI ẤU THƠ
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ của nhà thơ tí hon Trần
Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những năm thập kỷ 60.
Nhà văn Đình Kính đã nhận xét về thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ Trần Đăng Khoa
không là loại cô-nhắc pha nhiều hợp chất nhằm đánh lừa dân nghiền, đến nỗi
thoảng ngửi hơi đã thèm, cuống quýt muốn uống ngay. Thơ Trần Đăng Khoa
hấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây xốc, không làm chúng ta khùng
nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ...”.Trần Đăng Khoa bắt đầu làm
thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và
khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973,
Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới
50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại
nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ
50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở
nước ta. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của Trần
Đăng Khoa được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Là một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng Trần Đăng Khoa đã biết chắt lọc cái hay,
cái tinh hoa của tác giả khác; đặc biệt là em biết khai thác cái tinh túy của
đồng dao để đưa vào thơ một cách đầy sáng tạo. Thi pháp đồng dao được thể
hiện trong thơ Trần Đăng Khoa như thế nào mà có thể lay động hàng triệu triệu
tâm hồn trẻ em? Đây quả thực là một đề tài hấp dẫn.
Thơ

trong Góc sân và Khoảng trời là thơ của tuổi thơ viết về tuổi thơ, vì thế
mà được nhiều tác giả SGK chọn đưa vào chương trình Tiểu học từ trước đến
nay. Sách giáo khoa hiện hành cũng có một số lượng các bài rút trong tập này ví
dụ như: Kể cho em nghe; Trăng sáng sân nhà em; Vườn em; Nghe thầy đọc thơ;


Khi mẹ vắng nhà; Ò ó o...; Cây dừa; Trăng ơi...từ đâu đến?; Hạt gạo làng ta; Mẹ
ốm;...
Trong thực tế dạy học, nhiều giáo viên gần như không quan tâm yếu tố thi
pháp nào đã làm nên hồn thơ Trần Đăng Khoa? Trần Đăng Khoa đã sử dụng
những chất liệu đồng dao nào? Cái chất dân gian nào đã làm nên những tứ thơ
rất riêng ấy? Là một người giáo viên, chúng ta phải nắm chắc những điều đó để
có thể giúp học sinh cảm thụ thơ Trần Đăng Khoa một cách sâu sắc hơn, tinh tế
hơn. Và đó là con đường tốt nhất dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu vườn hoa muôn
màu của những sáng tác văn học.
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
1
Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm hiểu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu ảnh hưởng của thi pháp đồng dao đối với thơ Trần Đăng
Khoa tuổi ấu thơ nhằm mục đích ứng dụng vào dạy học môn Tiếng Việt bậc
Tiểu học. Cụ thể là giúp giáo viên có cách nhìn, cách cảm thụ sâu sắc về thơ
thiếu nhi nói chung, thơ Trần Đăng Khoa nói riêng. Từ đó tìm ra con đường
tốt nhất, chính xác nhất và ngắn nhất để dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu cái
đẹp, cái sáng tạo của những tác phẩm thơ thiếu nhi dựa trên nguồn cảm hứng
của đồng dao, góp phần trau dồi tri thức về cuộc sống, bồi dưỡng tâm hồn,
giáo dục tình cảm cao đẹp cho thiếu nhi.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Thi pháp đồng dao trong thơ Trần Đăng Khoa.
B. NỘI DUNG:
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỒNG DAO:
Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Chúng bao gồm
những bài hát dân gian thuộc một thể loại văn học dân gian nhất định
và trẻ em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu và đích thực của sự sáng tạo
và lĩnh xướng. Đồng dao được hiểu theo phạm vi rộng, bao gồm nhiều thể

loại như: ca dao, câu đố, vè, hát ru...Đồng dao ở đây là một thuật ngữ mang
tính “chủng loại”. Đối tượng của đồng dao là trẻ em, được trẻ em trực tiếp sử
dụng.Dù là thể loại nào: ca dao, câu đố, vè hay hát ru mà dành cho trẻ em thì
đều được gọi là đồng dao.
Như vậy,đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, đồng dao có thể
là những lời hát dân gian mộc mạc của trẻ con, có từ xa xưa và được truyền
miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng dao cũng có thể là những bài hát
ru của chị đưa nôi cho em những trưa hè nắng gắt, là những lời hát vần điệu
của đám trẻ chăn trâu cắt cỏ hay những câu vè của đám trẻ con chơi trò đánh
đáo, đánh chuyền, dung dăng dung dẻ những đêm sáng trăng…
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA THI PHÁP ĐỒNG DAO VÀ THƠ THIẾU NHI:
1. Thi Pháp Là gì? Hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình
tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn
ngữ để làm nên tác phẩm văn học – nghĩa là toàn bộ hình thức nghệ thuật
được nhà văn sáng tạo nhằm thể hiện nội dung tác phẩm được gọi là thi
pháp. Thi pháp là tất cả những gì làm nên cái độc đáo, riêng biệt về phương
diện phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm, tác giả.
Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, vì vậy khi nghiên cứu thi
pháp đồng dao chúng ta phải tìm hiểu thi pháp văn học dân gian. Theo Chu
Xuân Diên thì: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình
thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, biểu hiện, về cách cấu
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
2
Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người. Việc
nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố
riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô típ và
cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lý bên trong của
nhân vật...đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại
và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học dân gian nói chung. Nghiên

cứu văn học dân gian còn bao gồm cả việc khảo sát những đặc điểm phong
cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với những
đặc điểm thi pháp truyền thống.
Mặt khác nói đến thi pháp văn học dân gian là nói đến thi pháp của các
thể loại văn học dân gian. Những gì tạo nên đặc trưng nghệ thuật của văn học
dân gian một mặt là chung cho tất cả những tác phẩm thuộc cùng một thể
loại, một mặt là chỉ riêng cho thể loại này khi so sánh với thể loại khác.Điều
này có liên quan đến thi pháp đồng dao. Yếu tố thi pháp đặc trưng của
đồng dao là kết cấu, thể thơ và ngôn ngữ.
2. Thi pháp đồng dao và những hình thức biểu hiện trong thơ thiếu nhi.
* Thể thơ, vần và nhịp:
- Thể thơ 4 chữ: Đặc trưng của đồng dao là thể thơ 4 chữ, nó chiếm một
số lượng khá lớn (252/567 bài). Đây là thể thơ hầu như duy nhất chỉ tồn tại ở
đồng dao. Vần được gieo tương đối linh hoạt: Giữa câu (vần lưng), cuối câu
(vần chân), vần lưng xen vần chân. Cách ngắt nhịp cuối dòng hoặc ngắt nhịp
theo thể thơ 2/2, có bài được ngắt theo nhịp hành động.
Thể hiện trong thơ thiếu nhi ở 2 dạng:
Dạng 1: Nhịp 2/2, vần lưng hoặc vần chân.
Dạng 2:Nhịp 2/2, vần liền từng cặp là vần chân; bằng trắc luân phiên
nhau.
Thơ cho thiếu nhi giai đoạn đầu có hình thức tương tự đồng dao dạng 1,
nhưng phổ biến nhất là dạng 2.
- Thể thơ lục bát: Lục bát không phải là thể thơ đặc trưng của đồng dao,
tuy nhiên nó vẫn chiếm một số lượng tương đối lớn (240/567 bài).cách gieo
vần chủ yếu là chữ thứ 6 của câu lục bắt vần với chữ thứ 6 của câu bát, còn
chữ thứ 8 của câu bát bắt vần với chữ thứ 6 của câu lục tiếp theo. Ngoài ra có
cách gieo không phổ biến là chữ thứ 6 câu lục bắt vần với chữ thứ 4 câu bát:
Vân Tiên cõng mẹ đi ra
Đụng phải cột nhà cõng mẹ đi vô
Vân Tiên cõng mẹ đi vô

Đụng phải cái bồ cõng mẹ đi ra
Cũng có trường hợp gieo theo vần trắc:
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quện nhau đi.
* kết cấu:
- Kết cấu trùng điệp:
Trùng điệp cú pháp( lặp cú pháp)
Kết cấu lặp đầu cuối
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
3
Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
- Kết cấu hỏi đáp: Kết cấu này tồn tại không phổ biến trong đồng dao. Lời
thoại ngắn gọn chặt chẽ, trong sáng, giàu hình tượng, làm phong phú thêm
tâm hồn trẻ thơ.
* Ngôn ngữ và một số hình ảnh nghệ thuật khác:
- Tính chất kể của ngôn ngữ thơ thiếu nhi:
Dạng 1: Kể với ý nghĩa kể vật, kể việc, liệt kê sự kiện, hành động mà
không có cốt truyện, nhân vật.
Dạng 2: Thuật lại một câu chuyện có đầu, có cuối, có nội dung cốt truyện
- Hiện tượng mượn lời và cải lời:
+ Mượn lời: Sử dụng nguyên phần lời có sẵn hoặc lấy cảm hứng từ phần lời
của một bài đồng dao trong quá trình sáng tạo thơ thiếu nhi.
+ Cải lời: Trên cơ sở một bài đồng dao nguyên mẫu, tước bỏ phần lời, chỉ sử
dụng lại hình thức kết cấu của nó; hoặc sửa đổi một phần lời cho phù hợp với
việc diễn tả nội dung mới. Thường là giữ nguyên câu mở đầu của bài đồng
dao, phần còn lại thường là cải lời.
- Một số hình ảnh nghệ thuật:
Hình ảnh con cò: Trong đồng dao, con cò là một hình ảnh đẹp đẽ và sinh
động, đáng yêu.Con cò đến với trẻ thơ qua lời ru của mẹ.Không chỉ có ý
nghĩa về đời sống tinh thần, về tác động tâm lí thông qua lời ru mà nó đi vào

thơ ca hiện đại của thiếu nhi với những bài học có tinh thần giáo dục cao:
Con cò trắng bạch như bông
Mỗi ngày nó đứng rỉa lông mấy lần
Rỉa xong lại xắn cao quần
Tìm nơi trong sạch rửa chân kĩ càng
Hình ảnh con cò không còn là hình ảnh thực nữa mà trở thành hình ảnh mang
ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh cao, trong trắng, sự hi sinh.
Hình ảnh con trâu, con nghé: Hình ảnh con trâu, con nghé luôn gắn với
công việc hàng ngày chăn trâu giữ nghé đã trở thành người bạn chí cốt gắn
bó với đời sống trẻ thơ.Các em gọi nghé, gọi trâu với những tình cảm thân
thương, trìu mến. Thường mở đầu bằng những câu gọi đáng yêu thân thương:
Nghé ọ nghé ơi...
Nghé ăn rơm tươi
Nghé ăn cỏ tốt
Nghé ơi...nghé à
Mày đi theo ta
Đừng theo kẻ trộm
Ngoài ra còn có những bài thúc dục, cổ vũ trâu bò hai bên đánh nhau ( Dục
trâu báng chắc) để vui chơi.
Hình ảnh trăng sao: Chỉ riêng hình ảnh trăng sao mới thực sự là người
bạn của các em trong các cuộc vui chơi ca hát. Trăng sao là những hiện
tượng thiên nhiên của vũ trụ bí ẩn. Nó xa vời và cách biệt với cuộc sống trần
thế của con người, thuộc về một thế giới khác- thế giới của huyền thoại.
Trăng, sao trong đồng dao được các em âu yếm gọi là “ông” nhưng tính
cách thì chẳng khác gì trẻ con:

Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
4
Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
Ông giẳng ông giăng

Ông giằng búi tóc
Ông khóc ông cười
Ông lười đi trâu
Mẹ ông đánh đau
Ông ngồi ông khóc
Ông phóc xuông đây
Ông nắm lấy dây
Dung dăng dung dẻ.

( Lời đồng dao )
Ông sảo ông sao
Bụng đói như cào
Đòi ăn bánh đúc
Cùi dừa bún ốc
Đòi ổi đòi ngô
Chẳng có ai cho
Ông ngồi ông khóc
( Thơ thiếu nhi )
Trăng sao trong đồng dao đã trở thành những người bạn không thể thiếu
trong các cuộc vui chơi ca hát của các em, có lẽ vì thế mà các bài đồng dao về
trăng sao thường mở đầu bằng lời mời gọi trăng sao cùng xuống chơi:
Ông sảo ông sao
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm xôi
Có nồi cơm nếp
Có nệp bánh chưng
( Lời đồng dao )
Ông trăng ông xuống
Chơi với cậu tôi

Cậu tôi cho mõ
Xuống chơi nồi chõ
Nồi chõ cho vung
( Lời đồng dao )
Ông trăng ơi
Mời ông xuống chơi
Phá cỗ
( Thơ thiếu nhi )
- Nhân cách hóa trong đồng dao – phương tiện tu từ ngữ nghĩa đặc sắc:
Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, lấy những từ ngữ biểu đạt thuộc tính
dấu hiệu con người, làm cho đồi tương miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn,
đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của
mình.
Biểu hiện:
+ Dùng những từ chỉ tình cảm, hoạt động của con người để biểu thị tính
chất, hoạt động của đối tượng không phải con người.
+ Coi đối tượng không phải là con người như con người và tâm tình trò
chuyện với nhau. Điển hình là các bài về trăng , sao, nghé...Đây là hình thức
nhân hóa phổ biến trong đồng dao:
Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ông nhai tóp tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chóng lớn
Ông ngồi dậy
Ông về trời.
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

5
Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
Nghé ơi...nghé à
Mày đi theo ta
Đừng theo kẻ trộm
Nó cắt mất rốn
Nó xẻo mất đuôi
Biêt lấy chi mà đuổi ruồi
Biết lấy chi mà đập bọ
Nghé ơ...nghé ọ

Nhân cách hóa trong đồng dao gắn liền với đặc trưng thể loại, trở thành
nguyên tắc sáng tạo đồng dao, phản ánh tư duy trẻ thơ. Nhân hóa còn thực
hiện chức năng diễn xướng:
Sên sển sền sên
Mày lên công chúa
Mày múa tao xem
Đến mai tao may áo đỏ quần đen cho mày
Nhân cách hóa là một biện pháp tu từ ngôn ngữ đặc sắc trong đồng dao
cũng như trong sáng tác thơ cho thiếu nhi.
Nhìn chung các tác giả thơ thiếu nhi đều kế thừa cái hay cái đẹp của đồng
dao để đưa vào thơ làm cho hồn thơ mang đậm chất dân gian. Có hai xu
hướng sáng tác:
- Xu hướng tiếp nhận phong cách dân gian nhưng sự đổi mới không cao, xu
hướng này lệ thuộc quá nhiều vào đồng dao, nội dung chủ yếu là để giáo
dục tư tưởng đạo đức cho các em.
- Xu hướng kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, kế
thừa có chọn lọc trên cơ sở nâng cao tạo nên nhiều phong cách thơ độc
đáo, Chuyển tải được những vấn đề của cuộc sống mới, thời đại mới đến
với các em một cách hấp dẫn. Trần Đăng Khoa đã tiếp nhận phong cách

đồng dao theo xu hướng này và đã làm nên một hồn thơ Trần Đăng
Khoa.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP ĐỒNG DAO ĐỐI VỚI
THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA TUỔI ẤU THƠ
1. Vài nét về thi sĩ nhỏ tuổi với tập thơ Góc sân và khoảng trời:
Trần Đăng Khoa sinh tháng 4 năm 1957, tại xã Quốc Tuấn – huyện Nam
Sách – tỉnh Hải Hưng. Khoa bắt đầu làm thơ lúc lên tám tuổi. Một hôm, khi
đang ngồi đun bếp nấu cơm, Khoa nhìn thấy con bướm bay ngoài vườn, em
buột miệng đọc thành bài thơ Con bướm vàng, đó là bài thơ đầu tay của
Khoa:
Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Con bướm vàng
Nó vỗ cánh
Vút lên cao
Em nhìn theo...
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
6
Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
Từ đó Trần Đăng Khoa làm thơ và chép thành một tập, tự lấy tên là Từ
góc sân nhà em. Sau này tập thơ được in với tên Góc sân và khoảng trời.
Cái thế giới đầu tiên trong thơ Trần Đăng Khoa là cái góc sân nhà mình ra
đó chạy chơi, từ đó mà khám phá rộng ra cả vườn, cả xóm, cả làng, cả nước:
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông

Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...
Sau khi thăm góc sân nhỏ này, Nhà thơ Xuân Diệu nói: Tôi đã đến thăm
cái sân ấy. Nó nhỏ lắm. Nhưng nó đã là cái thế giới đầu tiên của bé Khoa, từ
lúc bé chập chững tập đi, cho tới lúc bé tám tuổi, làm những câu thơ đầu tiên.
Cái vũ trụ tí hon ấy quan trọng như lòng đỏ của quả trứng gà. Tôi đã nhìn
thấy, quanh sân, những “nhân vật” đã đi vào trong những bài thơ thứ nhất
của bé Khoa; những nhân vật rất thông thường, nhưng đượm sắc thần tiên
của hồn con trẻ, và đượm tình mến yêu của trái tim thơ ấu; đây “Ngọn mồng
tơi - Nhảy múa”, xa hơn một chút, đây “Muôn nghìn cây mía - Múa gươm”,
xa hơn chút nhữa, đây mấy cây bưởi vạn đời, mà lần đầu tiên mới có những
con mắt thấy ra là “Hàng bưởi đu đưa - Bế lũ con - Đầu tròn trọc lóc”, đúng
thế thật! Xa hơn chút nữa, kia là “Cây dừa - Sải tay - Bơi”, xa xa hơn, kia là
“Bụi tre tần ngần - Gỡ tóc". Tại đây "Sấm ghé xuống sân - Khanh khách -
Cười”; tại đây “Mưa chéo mặt sân - Sủi bọt”; cũng trên mảnh sân này “Cóc
nhảy chồm chồm” sau khi trời đã mưa xuống rồi. Sân này là sân khấu của bài
"Mưa", bài thơ vào loại hay nhất của Khoa.
Vì thế mà khi đọc Góc sân và Khoảng trời, chúng ta thấy hiện lên cả một
thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một
dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; còn sự vật thì
hầu như tất cả đều đã được nhân cách hóa, trở thành những bạn bè thân thiết,
không thể xa rời. Đó là con bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thầy, con
chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu... và nhất là ánh trăng của
làng quê. Đó là thế giới của một tuổi thơ làng quê.
Trần Đăng Khoa đã đóng góp những bài thơ vào cuộc đời và đóng góp
cái thế giới tầm hồn trẻ con vào thơ. “Thơ Khoa cất lên, cả thế giới đón lấy
thơ em - một hồn thơ sáng tươi, hồn nhiên, yêu đời. Khoa có một hồn thơ
sớm nhạy cảm. Cao hơn cả nhạy cảm, Khoa còn có xúc cảm thơ, nghĩa là
xúc cảm thành sáng tạo thơ, thành hình tượng thơ”(Xuân Diệu).
2. Thi pháp đồng dao trong thơ Trần Đăng Khoa:

2.1. Thể thơ, vần và nhịp:
Qua khảo sát 78 bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời có 33 bài viết ở
thể lục bát, 20 bài là thể 5 chữ, 8 bài là thể 4 chữ, còn 17 bài là thể tự do và
các thể thơ khác.
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
7
Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
Tám bài ở thể 4 chữ đều ngắt nhịp 2/2, đó là các bài: Tiếng võng kêu; Thả
diều; Đánh tam cúc; Kể cho bé nghe; Hạt gạo làng ta; Mặt bão.
Cách gieo vần cũng mang đậm chất đồng dao, bài gieo vần chân điển
hình nhất là bài Kể cho bé nghe:
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao

Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích chòe
Hay múa xập xòe
Là cô chim trĩ...
Cách gieo vần chân cũng có trong một số bài khác:
...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
(Hạt gạo làng ta)
Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Bão đi thong thả
Như con bò cầy
Xanh đẹp là cây
Bão vặt trụi hết...
(Mặt bão)
Và đây là các bài được gieo vần lưng và vần chân:
...Bốn bề lên hương
Dịu mát bờ sương
Thoảng hơi gió nhẹ
Vầng trăng mới hé
Làn mây trong ngần
...

Trời đất đêm nay
Như chim mới hót
Như rượu mới cất
Như mật mới đông...
( Hương đồng)
...Nón che kín đầu
Cháu thành con ốc
Khăn bay mái tóc
Cháu hóa bướm hồng
Díp hoa quay tít
Cháu thành con ong
Nằm giữa lòng ông
Cháu là hạt thóc...
Chú khum bàn tay
Miệng thay máy “Tạch!”
(chụp ảnh)
Đặc biệt có một số bài không phân thành khổ thơ, đúng với nét đặc trưng
của đồng dao: Kể cho bé nghe; Hương đồng; mặt bão; Chụp ảnh...
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
8
Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
Còn 33 bài ở thể lục bát đều là lục bát chính thể: Số âm tiết của mỗi dòng không
thay đổi, vị trí gieo vần cố định (âm tiết cuối của câu lục vần với âm tiết thứ 6
của câu bát; âm tiết cuối của câu bát này lại bắt vần với âm tiết cuối của câu lục
tiếp theo, rồi cứ thế tiếp tục. Nhịp phổ biến là nhịp chẵn 2/2/2, một số câu có
ngắt nhịp 3/3, 4/4, 2/4, 2/6:
Quả dừa/ đàn lợn con nằm trên cao.
( Cây dừa)
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu...
Người cho trứng,/ người cho cam

Và anh y sĩ/ đã mang thuốc vào
( Mẹ ốm)
2.2. Kết cấu:
* Kết cấu trùng điệp: Ta thấy phổ biến trong thơ Trần Đăng Khoa là kiểu
kết cấu trùng điệp. Kiểu kết cấu này được Trần Đăng Khoa sử dụng rất linh
hoạt, diễn tả một cách sâu sắc nội dung của bài thơ. Đây là một hàng loạt bài
sử dụng hình thức kết cấu lặp cú pháp:
Trăng ơi ...từ đâu đến?
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
bạn nào đá lên trời
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng từ đâu...từ đâu...
Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em...
Ánh trăng của tuổi thơ đã có mặt khắp mọi miền của đất nước, chúng ta
thấy rõ hơn điều đó do tác giả cố ý lặp lại câu thơ Trăng ơi...từ đâu đến?
Với việc lặp đi lặp lại câu thơ Cánh diều no gió, người đọc cảm nhận
được sự tung bay phơi phới của cánh diều cũng như lòng yêu đời, yêu tự do
của nhà thơ, diễn tả được một xã hội sáng tươi mặc dù còn chiến tranh:
Thả diều
Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
9

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
  • 2 Tác phẩm
  • 3 Giải thưởng
  • 4 Gia đình
  • 5 Nhận xét
    • 5.1 Về việc Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Tiểu sửSửa đổi

Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn[4]. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về Quân chủng Hải quân, ông cũng từng chiến đấu ở Chiến trường Tây Nam Việt Nam giai đoạn 1978-1979. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV (tiền thân của Kênh truyền hình VOV và nay là Kênh truyền hình Văn hóa - Du lịch Vietnam Jouney), ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải – Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm để ông chuyển sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.[3] Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

Bà mẹ của nhà thơ Trần Đăng Khoa