Lỗi đi vào đường cấm đi ngược chiều năm 2024

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30.12.2019, lỗi đi vào đường cấm sẽ bị phạt từ 200.000 - 2.000.000 đồng (tùy vào loại phương tiện), đồng thời có thể bị tước Giấy phép xe từ 1-3 tháng. Vì vậy, người điều khiển phương tiện cần nắm rõ các quy định để tránh bị xử phạt.

Lỗi đi vào đường cấm đi ngược chiều năm 2024
Đi vào đường cấm theo giờ bị xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm. Ảnh: PĐ/Báo Lao Động

Đường cấm là gì?

Theo Luật Giao thông đường bộ, đường cấm là tuyến đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia lưu thông. Người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm sẽ bị phạt vi phạm hành chính, tùy vào từng trường hợp sẽ có mức xử phạt khác nhau.

Đường cấm được chia làm hai loại, gồm đường cấm theo giờ và đường cấm theo phương tiện.

Dấu hiệu nhận biết đường cấm và ý nghĩa các loại biển báo cấm

Để nhận biết đâu là đường cấm, người điều khiển cần chú ý quan sát các loại biển báo được lắp đặt trên đường. Theo đó, nhóm biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Các lỗi đi vào đường cấm và mức xử phạt

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, lỗi đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính tùy thuộc từng phương tiện.

Đối với xe ôtô

Xe ôtô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.

Tuy nhiên, các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt nếu đi vào đường cấm. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (theo điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5).

Đối với xe máy

Xe máy bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển.

Trường hợp ngoại trừ là các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Theo điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6).

Đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện

Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện chịu mức phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng nếu mắc lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (Theo điểm c khoản 3 Điều 8).

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe máy kéo, xe máy chuyên dụng chịu mức phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển. Trường hợp ngoại trừ là xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Cũng theo điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu vi phạm lỗi đi vào đường cấm, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 - 3 tháng.

Luật quy định rất rõ ràng về lỗi đi ngược chiều và lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình.

Lỗi đi vào đường cấm đi ngược chiều năm 2024

Ảnh minh họa.

Nhiều người điều khiển xe máy và ô tô thường nghĩ, cứ các phương tiện đi khác hướng so với làn đường bên phải là đi ngược chiều. Hiểu như vậy là không đúng, luật quy định rất rõ ràng về lỗi đi ngược chiều và lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình.

Theo luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM, trong quá trình tham gia giao thông, nguyên tắc cơ bản là phải đi về phía bên tay phải theo chiều đi của mình trên đường hai chiều. Nếu đi về phía bên trái thì người điều khiển xe đang đi ngược chiều, tuy nhiên đây là lỗi không đi theo chiều đi của mình chứ không phải là lỗi đi ngược chiều.

Mức phạt với lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình

Đối với xe mô tô: Theo quy định tại điểm g khoản 4 Nghị định 46/2016 quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.

Đối với ô tô: Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016 quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng.

Biển cấm đi ngược chiều có ý nghĩa như thế nào?

- Biển cấm số 102 “Cấm đi ngược chiều”: Biển báo này có tác dụng cấm mọi loại phương tiện giao thông (xe cơ giới và xe thô sơ) đi vào làn đường bị cấm theo hướng đặt biển, ngoại trừ các xe ưu tiên theo quy định.

Đi vào làn đường 1 chiều phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019, ô tô, xe máy điều khiển xe đi vào đường một chiều sẽ bị xử phạt lên đến 5 triệu đồng.

Đi ngược chiều có xi nhan phạt bao nhiêu?

Trường hợp xe chuyển hướng nhưng không bật xi nhan báo rẽ: Phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp lùi xe không có xi nhan báo hiệu: Phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng.

Đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, ô tô đi vào đường cấm theo giờ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô tong trường hợp này bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.