Lỗi không bật đèn xi nhan phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Đèn xi nhan, còn gọi là đèn tín hiệu xin chuyển hướng. Bật đèn tín hiệu này đồng nghĩa với việc thông báo bạn muốn rẽ trái hay rẽ phải để người tham gia giao thông biết, giảm tốc độ và nhường đường.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành quy định, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải bật đèn tín hiệu xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn.

Như vậy, nếu không thực hiện quy định, người lái xe vi phạm luật Giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt.

Mức phạt lỗi không bật xi nhan

Theo đó, hành vi không bật đèn xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Lỗi không bật đèn xi nhan phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Cảnh sát Giao thông Công an Đà Nẵng kiểm tra, đảm bảo trật tự giao thông. (Ảnh: Xuân Tiến)

Đối với ô tô

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng (điểm c khoản 3 Điều 5).

Ngoài ra, hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 5).

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (điểm g khoản 5 Điều 5). Ngoài ra, tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).

Đối với xe máy

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 6).

Ngoài ra, hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm i khoản 1 Điều 6).

Bật xi nhan chậm có bị phạt?

Bật đèn xi nhan chậm được xác định khi xe bật xi nhan sau khi đã chuyển hướng, chuyển làn. Trong trường được xác định lỗi chuyển hướng, chuyển làn không bật đèn xi nhan nên mức phạt được quy định tại Điều 6 của Nghị định s171/2013/NĐ-CP.

Theo đó, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự như xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

Đối với người điều khiển xe ô tô: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

Lỗi không bật xi nhan có bị giữ giấy tờ?

Theo nghị định Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu vi phạm lỗi không bật xi nhan, tùy từng trường hợp, người điều khiển có thể đối mặt với việc bị tước giấy phép lái xe.

Đối với xe máy: Người điều khiển xe không bị tước bằng lái xe nhưng có thể bị tạm giữ giấy tờ. Sau khi nộp phạt, giấy tờ xe sẽ được trả lại cho người lái.

Đối với xe ô tô, người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong các trường hợp sau đây:

-Xe bị lỗi không xi nhan khi vượt hoặc khi chuyển làn trên đường cao tốc: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng tháng.

-Xe không có tín hiệu báo trước khi dừng/đỗ hoặc khi chuyển làn trên đường cao tốc và gây tai nạn: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các trường hợp người đi ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan bao gồm:

- Khi chuyển làn đường:

Căn cứ Điều 13 Luật Giao thông đường bộ, trên đường có nhiều làn đường xe cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn, lái xe khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và đồng thời phải bảo đảm an toàn.

- Khi chuyển hướng xe:

Theo Điều 15 Luật này, khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng xe.

Lưu ý: Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường ưu tiên, nhường đường cho các xe đi ngược chiều. Chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại cho hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Như vậy, theo quy định, người lái xe máy, ô tô phải bật xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lái xe ô tô cũng được yêu cầu phải xi nhan khi lùi xe, dừng xe, đỗ xe.

Trong thực tế, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn.

Lỗi không bật đèn xi nhan phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Mức phạt lỗi không xi nhan là bao nhiêu?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không xi nhan trong những trường hợp sau đây sẽ bị xử phạt:

Phương tiện

Lỗi

Mức phạt

Căn cứ

Xe máy

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước

100.000 - 200.000 đồng

Điểm i khoản 1 Điều 6

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)

Lỗi không xi nhan ô tô phạt bao nhiêu 2023?

Theo đó, đối với hành vi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không bật xi nhan báo hiệu khi chuyển hướng sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Không bật xi nhan khi rẽ phạt bao nhiêu?

\>> Như vậy việc điều khiển xe máy chuyển hướng rẽ không có tín hiệu báo hướng rẽ (không xi nhan) sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Nếu bị xử phạt sẽ bị lập biển bản với số tiền là 350.000 đồng.

Không xi nhan phạt bao nhiêu tiền?

Xi nhan được hiểu là tín hiệu xin đường của người điều khiển phương tiện giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện khác cùng di chuyển. Thực tế, nhiều tài xế quên hoặc cố tình không chấp hành. Với lỗi này, mức phạt cao nhất lên đến 6 triệu đồng.

Không chuyển làn đường phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp xe không đi đúng làn đường hoặc phần đường được quy định: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Trường hợp xe vi phạm lỗi đi sai làn và gây tai nạn: Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.