Loratadin là gì

Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.

Tên quốc tế: Loratadine.

Mã ATC: R06A X13.

Loại thuốc: Thuốc kháng histamin.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén loratadin 10 mg, viên nén loratadin tan rã nhanh (Claritin reditabs) 10 mg, siro loratadin 1 mg/ml.

Tác dụng

Loratadin có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương.

Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.

Chỉ định

Viêm mũi dị ứng.

Viêm kết mạc dị ứng.

Ngứa và mày đay liên quan đến histamin.

Chống chỉ định

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng

Suy gan.

Khi dùng loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

Thời kỳ mang thai

Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng loratadin trong thai kỳ. Do đó chỉ dùng loratadin trong thai kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Thời kỳ cho con bú

Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Ðau đầu.

Khô miệng.

Ít gặp

Chóng mặt.

Khô mũi và hắt hơi.

Viêm kết mạc.

Hiếm gặp

Trầm cảm.

Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.

Buồn nôn.

Chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều.

Ngoại ban, nổi mày đay, và choáng phản vệ.

Xử trí

Sử dụng loratadin với liều thấp nhất mà có hiệu quả.

Liều lượng và cách dùng

Người lớn, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên

Dùng một viên nén 10 mg loratadin hoặc 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, dùng một lần/ngày hoặc dùng một viên nén Claritin - D (loratadin 10 mg với pseudoephedrin sulfat 240 mg).

Trẻ em: 2 - 12 tuổi

Trọng lượng cơ thể > 30 kg: 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, một lần hàng ngày

Trọng lượng cơ thể < 30 kg: 5 ml (1 mg/ml) siro loratadin, một lần hàng ngày.

An toàn và hiệu quả khi dùng loratadin cho trẻ em dưới 2 tuổi chưa được xác định.

Người bị suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút), dùng liều ban đầu là 1 viên nén 10 mg loratadin hoặc 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, cứ 2 ngày một lần.

Tương tác

Ðiều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin. Ðiều này không có biểu hiện lâm sàng.

Ðiều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Ðiều đó không có biểu hiện lâm sàng vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.

Ðiều trị đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. AUC (diện tích dưới đường cong của nồng độ theo thời gian) của loratadin, tăng trung bình 40% và AUC của descarboethoxyloratadin tăng trung bình 46% so với điều trị loratadin đơn độc. Trên điện tâm đồ không có thay đổi về khoảng QTc. Về mặt lâm sàng, không có biểu hiện sự thay đổi tính an toàn của loratadin, và không có thông báo về tác dụng an thần hoặc hiện tượng ngất khi điều trị đồng thời 2 thuốc này.

Bảo quản

Bảo quản loratadin ở nhiệt độ từ 2 – 25 độ C, ở nơi khô tránh ánh sáng mạnh.

Với viên nén loratadin tan rã nhanh, sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng sau khi mở túi nhôm đựng vỉ thuốc và sử dụng thuốc ngay nếu bóc viên nén ra khỏi vỉ.

Quá liều và xử trí

Ỏ người lớn, khi uống quá liều viên nén loratadin (40 - 180 mg), có những biểu hiện: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống siro quá liều (vượt 10 mg). Ðiều trị quá liều loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Trường hợp quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.

Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.

Quy chế

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 10 mg.

Loratadine là một loại thuốc kháng histamin thường được sử dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa ngáy,…

Loratadin là gì
Thuốc Loratadine làm giảm những triệu chứng dị ứng
  • Tên hoạt chất: Loratadine
  • Tên biệt dược: Alavert®, Claritin®
  • Nhóm thuốc: thuốc kháng histamin

Thành phần chính là Loratadine cùng các tá dược như Lactose monohydrate, microcrystalline cellulose (E460), maize starch, magnesium stearate.

Thuốc này có sẵn ở các dạng:

  • Viên nén 10mg
  • Thuốc lỏng 5mg trong 5mL
  • Viên nén nhai 5mg
  • Viên nén tan rã 5mg, 10mg
  • Viên con nhộng 10mg

Loratadine là một loại thuốc kháng histamin không kê đơn, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamin – một chất hóa học mà cơ thể sản sinh ra khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nó được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng của:

  • Bệnh sốt mùa cỏ khô (dị ứng phấn hoa, dị ứng theo mùa)
  • Viêm kết mạc
  • Bệnh chàm
  • Mề đay

Thuốc cũng được sử dụng để làm giảm phản ứng dị ứng với thực phẩm, vết cắn, vết đốt của côn trùng. Tuy nhiên, Loratadine không ngăn ngừa nổi mề đay hay các phản ứng dị ứng da khác.

Nếu bạn đang tự dùng Loratadine để điều trị thì nên đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc trước khi sử dụng. Còn nếu được bác sĩ kê đơn, hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng thuốc với liều lượng nhiều hơn hay sử dụng trong thời gian dài vì có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Mỗi dạng bào chế có một số lưu ý khi sử dụng, chẳng hạn:

  • Viên nén: nuốt viên nén với nước lọc, sữa hoặc nước trái cây. Không nên nhai, nghiền nát mà hãy nuốt toàn bộ.
  • Viên nén tan rã: đặt thuốc trên lưỡi để nó tự tan rã, không nghiền nát khi lấy thuốc khỏi gói.
  • Viên nén nhai: nhai kỹ viên thuốc và nuốt.
  • Thuốc lỏng: dùng công cụ đo liều để xác định liều lượng, không nên sử dụng muỗng cà phê vì nó không cung cấp đúng liều lượng.

+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10mg mỗi ngày một lần. Viên nén có thể được dùng mà không cần đến giờ ăn.

+ Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi:

  • Trọng lượng cơ thể hơn 30kg: 10mg mỗi ngày
  • Trọng lượng có thể dưới 30kg: chỉ dùng chất lỏng với 5 ml (tương đương 5 mg) mỗi ngày.

Người bệnh không nên dùng quá 10 mg mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Quá liều làm tăng nguy cơ bị buồn ngủ nghiêm trọng, nhịp tim nhanh và đau đầu ở người lớn. Còn trẻ em sẽ có biểu hiện như những người mắc bệnh Parkinson.

Lưu ý: Liều dùng có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ bệnh. Nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không thay đổi liều lượng khi không có sự cho phép.

Loratadine được dùng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những người dị ứng (quá mẫn cảm) với Loratadine hoặc các thành phần khác, bị bệnh phenylketon niệu không nên sử dụng thuốc này.

Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc này nếu gặp một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Đã bị ứng với một số loại thuốc hoặc thực phẩm trong quá khứ
  • Bị suy gan nặng
  • Không dung nạp hoặc không thể hấp thụ một số loại đường như lactose hoặc sucrose
  • Mắc chứng động kinh
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria
  • Được chỉ định làm xét nghiệm dị ứng (vì thuốc Loratadine có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm)
  • Phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú
Loratadin là gì
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Loratadine

Bảo quản thuốc ở nơi khô mát, có nhiệt độ phòng dưới 25 độ C. Tránh những nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao và giữ xa tầm tay trẻ em.

  • Loratadine được phân loại là thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ nhưng một số người vẫn có thể bị buồn ngủ. Vì vậy nên hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo.
  • Không uống rượu trong khi sử dụng thuốc Loratadine vì có thể làm tăng nguy cơ buồn ngủ
  • Không sử dụng Loratadine để điều trị mề đay bị bầm tím hoặc phồng rộp.
  • Ngừng dùng thuốc này nếu các triệu chứng không được cải thiện trong 3 ngày đầu điều trị hoặc mề đay kéo dài hơn 6 tuần.
  • Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng của tác dụng phụ nào hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược hoặc vitamin để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra.

Tương tự các loại thuốc khác, Loratadine có thể gây ra một số tác dụng phụ.

+ Tác dụng phụ thường gặp

  • Đau đầu
  • Khô miệng
  • Chảy máu cam
  • Viêm họng
  • Lở miệng
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu
  • Hồi hộp
  • Suy nhược
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Mắt đỏ hoặc ngứa

+ Tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Mề đay
  • Ngứa
  • Sưng mắt/mặt/cổ họng/lưỡi/tay chân
  • Khàn tiếng
  • Khó thở, khó nuốt
  • Khò khè

Hãy thông báo với bác sĩ khi các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Lưu ý: Danh sách này không đầy đủ những tác dụng phụ có thể xảy ra. Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng khiến bạn lo lắng.

Một số loại thuốc khi được sử dụng chung với Loratadine có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Vì vậy hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như:

  • Ranexa (ranolazine)
  • Cordarone, Nexterone hoặc Pacerone (amiodarone)
  • Prezista (darunavir)
  • Sprycel (dasatinib)

Lưu ý: Danh sách này không đầy đủ các loại thuốc có thể tương tác với Loratadine. Vì vậy, người bệnh nên nói với bác sĩ về những loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược hay vitamin mà bạn đang sử dụng.

Sở hữu hơn 100 bài thuốc cổ phương của 54 dân tộc anh em, đi đầu trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và ứng dụng các giá trị YHCT vào chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, hoàn thiện và ứng dụng thành công bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc được kế thừa có chọn lọc và phát triển từ tinh hoa phương thuốc chữa ngứa da bí truyền của người dân tộc Mường – Hòa Bình cùng y pháp danh bất hư truyền của Y tổ Hải Thượng Lãn Ông.

Loratadin là gì
Tiêu ban Giải độc thang được nghiên cứu chuyên sâu, hoàn thiện bài bản

Vận dụng trí tuệ, kinh nghiệm và tâm huyết, đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc đã đưa bài thuốc vào nghiên cứu, thử nghiệm chuyên sâu dưới ánh sáng khoa học, hoàn thiện nên bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang với những ưu điểm vượt trội, phù hợp với thể trạng, thể bệnh của người Việt hiện đại. Với hiệu quả điều trị vượt trội và an toàn toàn cho sức khỏe, bài thuốc đã được VTV2 thực hiện phóng sự đưa tin đến đông đảo bệnh nhân trên cả nước là giải pháp HOÀN CHỈNH NHẤT trong điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.

Mời bạn xem chi tiết phóng sự VTV2 trong video:

Để điều trị dứt điểm tình trạng mề đay, dị ứng, Tiêu ban Giải độc thang phối hợp cùng lúc sức mạnh của 2 nhóm thuốc GIẢI ĐỘC HOÀN BÌNH CAN HOÀN đi sâu vào loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh đồng thời bồi bổ thể trạng, ngăn ngừa tái phát toàn diện.

Loratadin là gì
Sự kết hợp hoàn hảo 2 nhóm thuốc nhân gấp đôi hiệu quả điều trị mề đay

Bảng thành phần Tiêu ban Giải độc thang hòa quyện hơn 30 thảo dược quý, đứng đầu bảng tiêu ban, tiêu ngứa, kháng viêm, dịu mẩn đỏ như: Bồ công anh, kim ngân hoa, tang bạch bì, hồng hoa, phòng phong, diệp hạ châu… Các vị thuốc được gia giảm linh hoạt phù hợp với cơ địa và tình trạng mẩn ngứa ở từng bệnh nhân, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả điều trị. 

Loratadin là gì
Một số thành phần tiêu biểu trong bảng thành phần “vàng” của Tiêu ban Giải độc thang

100% thảo dược SẠCH chuẩn GACP – WHO, được thu hái trực tiếp tại hệ thống vườn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc. Do đó, Tiêu ban Giải độc thang an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, phù hợp với mọi đối tượng người dùng, kể cả phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người có thể trạng yếu.

XEM CHI TIẾT:  Tiêu ban Giải độc thang – Liệu pháp tinh hoa Y học cổ truyền điều trị tận gốc mề đay, mẩn ngứa

Theo kết quả khảo sát của VTV2 khi thực hiện phóng sự về công tác điều trị bệnh mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc, 95% người bệnh khỏi hẳn các triệu chứng mề đay, mẩn đỏ sau 1 – 3 tháng, không tái phát trở lại sau nhiều năm. Đông đảo bệnh nhân cũng đã phản hồi tích cực về hiệu quả của Tiêu ban Giải độc thang sau khi sử dụng. 

Loratadin là gì
Kết quả điều trị thực tế của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Xem review chi tiết: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Mọi băn khoăn về bài thuốc điều trị bệnh mề đay Tiêu ban Giải độc thang quý, người bệnh và bạn đọc quan tâm vui lòng đến trực tiếp hoặc liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, chia sẻ vấn đề gặp phải với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Loratadin là gì

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Loratadine. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng, liều lượng hay tác dụng phụ thì người bệnh hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn.