Lưu ý sau khi tiêm vaccine astra

Tiêm vaccine là gây miễn dịch chủ động do kháng thể được sinh ra và theo thời gian sau khi tiêm vaccine khoảng 4-6 tháng, kháng thể sinh ra từ hai liều vaccine cơ bản bị suy giảm dần, vì vậy, tiêm nhắc lại (tiêm mũi 3 tăng cường) nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch làm cho kháng thể trong cơ thể lại được tăng lên nhằm chống lại tác nhân gây bệnh là SARS-COV-2. Do đó, tiêm mũi vaccine tăng cường là rất quan trọng.

Lưu ý sau khi tiêm vaccine astra

Tiêm mũi 3 COVID-19 tăng cường đang được đẩy mạnh ở Hà Nội và các địa phương

2. Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 loại nào?

Về vấn đề này, theo các tác giả, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, được công bố trên Lancet tháng 12/2021, đánh giá mức độ an toàn và đáp ứng miễn dịch được tạo ra bởi mũi vaccine tăng cường đồng loại và khác loại, ở những người đã nhận được hai liều ban đầu (ví dụ, vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer). Nghiên cứu cho thấy tiêm đồng loại hay khác loại tăng cường đều có hiệu quả trong việc tăng cường phản ứng miễn dịch ở 28 ngày sau tiêm. Cũng giống như mũi thứ hai, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ đạt mức cao nhất sau hai tuần sau khi tiêm.

3. Lưu ý tác dụng phụ khi tiêm mũi tăng cường

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nhìn chung, những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm mũi 3 là sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện này đều nhẹ hoặc trung bình. Một số người còn gặp các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và khớp. Có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng. Do vậy, các cơ sở tiêm chủng cần bảo đảm sẵn sàng các phương tiện phòng chống sốc.

4. Hiệu quả của tiêm vaccine mũi 3 thế nào?

Dù có thể có tác dụng phụ, lợi ích của việc tiêm mũi 3 là có thật. Một nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), được công bố gần đây, cho thấy rằng 2 tuần sau khi tiêm liều tăng cường của Pfizer, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm bệnh là 93,1% ở những người đã tiêm AstraZeneca trước đó và 94% đối với Pfizer. Dù chưa có dữ liệu về khả năng bảo vệ chống nhập viện hay tử vong sau mũi 3, Giáo sư Wei Shen Lim thuộc Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng và Miễn dịch Anh cho rằng tỉ lệ khả năng bảo vệ có thể còn cao hơn 93%. Tuy nhiên, những người không cảm thấy triệu chứng gì sau khi tiêm cũng không cần lo lắng. Trang tin NPR dẫn lời giáo sư dịch tễ học Charlotte Baker nói rằng nếu không thấy tác dụng phụ thì cũng không có nghĩa là vaccine không hiệu quả, mà chỉ là "phản ứng trong cơ thể của bạn không thể hiện ra ngoài mà thôi".

Lưu ý sau khi tiêm vaccine astra

Đau nhức cơ thường gặp sau khi tiêm phòng COVID-19

5. Cơ sở tổ chức tiêm vaccine mũi 3 và người được tiêm cần làm gì?

Bên cạnh các quy định bảo đảm an toàn tiêm chủng, đối tượng tiêm cũng cần được khám sàng lọc tương tự như 2 mũi tiêm trước.

Các điểm tiêm phải bố trí để bảo đảm giãn cách, sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút.

Thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể (dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm). Người được tiêm mũi 3, về nhà cần theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Các dấu hiệu nguy cơ bao như sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.

Giống như các loại vaccine khác, vaccine COVID-19 sẽ kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và sẵn sàng chống lại tác nhân gây bệnh tương ứng với vaccine đã dùng mỗi khi tác nhân gây bệnh đó xâm nhập cơ thể (được gọi là trí nhớ miễn dịch).

Tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho người được tiêm, ngăn ngừa khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong khi bị nhiễm SAR-CoV-2.

Hơn thế nữa, tiêm vaccine COVID-19 giúp bảo vệ những người xung quanh, bởi vì, người được tiêm vaccine đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm nCOV và ít có khả năng trở thành người mang virus không triệu chứng (hay còn gọi là người lành mang virus) cho nên ít có khả năng lây lan nCOV cho những người tiếp xúc, đặc biệt người cao tuổi có mắc bệnh mạn tính, bệnh nền. Cần lưu ý rằng càng có nhiều người (khoảng trên 80%) trong diện được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh COVID-19 càng được hạn chế.

Nguồn: SKĐS

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Trong Quyết định 3588 về việc Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế vừa ban hành, cơ quan này lưu ý người được tiêm vaccine 5 điểm sau:

1) Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng COVID-19.

2) Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.

Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

3) Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Lưu ý sau khi tiêm vaccine astra

Ảnh minh hoạ

4) Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5) Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

a. Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

b. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Quỳnh An

Nguồn: https://giadinh.net.vn/song-khoe/5-luu-y-quan-trong-sau-tiem-vaccine-covid-19-20210727082700311.htm

Sau tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, đặc biệt từ ngày thứ 4, nếu xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu. Thời gian theo dõi sau tiêm vắc-xin sẽ là 30 ngày.

Vào ngày 13/4/2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ) đề nghị tạm dừng việc sử dụng vắc-xin AD26.COV2 S Johnson & Johnson (JJ) để cho phép điều tra một số trường hợp mắc bệnh nặng huyết khối với giảm tiểu cầu xảy ra sau khi tiêm chủng. Thông báo này được đưa ra sau các báo cáo ban đầu về các sự kiện tương tự ở những người nhận vắc-xin CHaDOx1 nCov-19 AstraZeneca (AZ) bên ngoài Hoa Kỳ. Các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của TTS gần đây đã được báo cáo. Hiện nay được CDC Hoa Kỳ và FDA gọi là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS: Thrombotic with thrombocytopenia syndrome). 

Biến chứng huyết khối sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là hiếm gặp

Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, vắc-xin Pfizer-BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vắc-xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ. Tỷ lệ đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi. Sau tiêm vắc-xin AstraZeneca tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.

Biến chứng đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden. Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), gây tiêu thụ tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.

Những dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối cần phải được theo dõi 

Sau khi tiêm vắc-xin từ 24-48 giờ, nếu người được tiêm có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ mức độ từ nhẹ đến trung bình thường không gợi ý đến biến chứng huyết khối với giảm tiểu cầu. Đây là những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng.

Sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bạn cần theo dõi tại nơi tiêm 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 30 ngày sau đó. Các dấu hiệu sớm liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 bao gồm:

1. Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 30 sau tiêm vắc-xin. Khoảng thời gian cao điểm cho các triệu chứng ban đầu là ngày 6 đến ngày 14. 

2. Các triệu chứng biểu hiện ban đầu thường ở mức độ nặng, dai dẳng và tái diễn.

3. Các triệu chứng thường gặp:

- Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; Đau bụng, đau lưng; Buồn nôn và nôn; Thay đổi thị lực; Thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; Đau ngực và khó thở; Sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.

- Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng: Vết bầm tím ngoài da có đặc điểm: Dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; Màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt; Khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; Không đau và xuất hiện tự nhiên. Chảy máu răng, miện tự nhiên hoặc sau chải răng. Chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. Tiểu máu, đi cầu phân đen hoặc máu tươi. Kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Khi có các dấu hiệu trên sau tiêm ngừa từ ngày thứ 4, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu.

Tại cơ sở y tế khi tiếp nhận người tiêm ngừa vắc-xin nghi ngờ có biến chứng, công việc ban đầu cần thăm khám đánh giá đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và lưu ý lấy máu trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp điều trị nào như IVIG, có khả năng gây nhiễu với các xét nghiệm chẩn đoán.

PGS.TS. Huỳnh Nghĩa - Phó Trưởng khoa Y, Đại học Y dược TP.HCM