Luyện tập về các phương thức biểu đạt

        Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 780 lượt xem


Trang trước

Chia sẻ

Trang sau  


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Câu 1: Đoạn thơ sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?“Tuổi thơ con có những gì

 A. Biểu cảm

 B. Miêu tả

C. Tự sự

Quảng cáo

 D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Câu 2: Đoạn văn nghị luận sau đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?

"Không chỉ có học sinh, người lớn cũng vậy. Những ông bố đi đánh bạc hay lô đề rồi về làm khổ vợ con. Nhà cửa tan nát, đồ đạc trong nhà cũng không cánh mà bay. Có trường hợp, khi đi đánh bạc về thua, ức quá không làm gì được lại quay ra bắt con quỳ trên tổ kiến lửa, phơi nắng và còn nhiều hành động dã man khác. Ông ta còn đánh đập, hành hạ vợ. Thử hỏi một em bé chưa đầy mười tuổi sẽ sống như thế nào với một người bố như vậy? Rồi tương lại của em sẽ ra sao? Lại có cả những người mẹ bỏ chồng, bỏ con đi thâu đêm suốt sáng, vùi đầu vào những trận đỏ đen. Hạnh phúc gia đình bị phá vỡ, nhà cửa tiêu tán, xã hội đen tối".

A. Nghị luận – tự sự.

B. Nghị luận – miêu tả.

C. Nghị luận – biểu cảm – tự sự – miêu tả.

D. Nghị luận – biểu cảm.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Câu 3: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận?

Quảng cáo

A. Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm.

B. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thật và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

C. Các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

D. Tổng hợp cả 3 ý trên.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Câu 4: Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nào luôn giữ vai trò chủ đạo?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Câu 5: “Có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ” là dấu hiệu nhận biết của phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Câu 6: Đoạn văn nghị luận sau đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?

“Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.”

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm.

B. Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả.

C. Nghị luận kết hợp thuyết minh.

D. Nghị luận kết hợp miêu tả.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Câu 7: Tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là gì?

A. Làm cho bài văn nghị dài hơn.

B. Làm cho bài văn nghị ngắn hơn.

C. Làm cho bài văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.

Việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn của quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 sẽ được trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết khi bạn sở hữu tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Khái quát về văn học dân gian Việt Nam

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Phân loại văn bản theo phong cách chức năng

Câu 1: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:

“Đây là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7-9 phân. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài 1,2m, gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có ba dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt soi-đô-fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm.”

a. Thuyết minh. b. Lập luận. c. Miêu tả. d. Biểu cảm.

Câu 2: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:

“Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.”

a. Miêu tả. b. Biểu cảm. c. Lập luận. d. Thuyết minh.

Câu 3: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:

“Gần trưa ông tôi tự đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ giội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay cho ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông tôi thì cười khò khè…”