Lý tiểu long vì sao chết

Lý Tiểu Long tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh vào năm Thìn giờ Thìn khoảng 7 giờ sáng ngày 27/11/1940. Có lẽ do cầm tinh con rồng, loài vật quyền uy nhất trong 12 con giáp nên Lý nổi tiếng là người rắn rỏi, bạo liệt. Cuộc đời anh từ khi chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay gần như không một phút ngơi nghỉ.

Người ta chỉ nhắc đến 3 cái tên là Bruce Lee, Lee Jun Fan và Li Siu Loong tức là Lý Tiểu Long theo âm Hán Việt – tên này được mọi người gọi khi Bruce chập chững bước vào nghề điện ảnh, vì giờ và năm sinh của anh đều được tượng trưng bằng con rồng.

Lý tiểu long vì sao chết

Lý Tiểu Long tên thật là Lý Chấn Phiên.

Ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long đã từ giã cõi đời khi đang ở đỉnh cao danh vọng. Tai họa ập đến, anh vĩnh viễn chìm sâu vào giấc ngủ ngàn thu mà không bao giờ tỉnh lại ngay sau khi anh uống thuốc cảm nhẹ.

Việc Lý Tiểu Long mang trong mình tuyệt kỹ công phu bỗng đột nhiên qua đời khiến cả Hồng Kông choáng váng. Nguyên nhân cái chết bí ẩn của Lý Tiểu Long là một dấu hỏi lớn cho đến tận ngày nay.

Lý tiểu long vì sao chết

Việc Lý Tiểu Long mang trong mình tuyệt kỹ công phu bỗng đột nhiên qua đời khiến cả Hồng Kông choáng váng.

Đã có nhiều tin đồn liên quan đến sự ra đi bí ẩn này của Lý Tiểu Long. Người thì nói do gây thù kết oán với băng nhóm mafia nên anh bị Hội Tam Hoàng thanh toán. Người khác lại bán tín bán nghi do thành công của anh với hãng phim Gia Hòa đe dọa sự tồn tại của hãng phim Shaw Brothers nên bị hãng này thuê sát thủ ra tay. Người khác lại “đoán già đoán non” anh bị đạo diễn La Duy thuê người ám hại bởi 10 ngày trước đó hai người đã xảy ra va chạm dữ dội. Có người khác lại bàn tán, trong một cuộc tỉ thí 3 tháng trước đó, anh bị một nhà sư chùa Thiếu Lâm điểm huyệt. Thậm chí, không ít người còn khăng khăng khẳng định, do Lý mua ngôi nhà ở Hồng Kông, chạm phải lời nguyền của dòng họ sở hữu cũ mới dẫn đến cái chết của anh và sau đó là con trai Lý Quốc Hào…

Một trong số những tin đồn thất thiệt gây rúng động thời kỳ đó là Lý Tiểu Long chết do bị chứng “thượng mã phong” khi đang quan hệ tình dục với người tình - diễn viên Đinh Phối tại nhà riêng. Tuy nhiên, các bác sĩ, với những công nghệ y học hiện đại, vẫn phải đầu hàng. Họ chỉ có thể giải thích nguyên nhân cái chết là “không rõ nguyên nhân”.

Lý tiểu long vì sao chết

Trước đó, nhiều người biết về thuật xem tướng số cho rằng Lý Tiểu Long là “loại yểu mệnh”.

Trước đó, nhiều người biết về thuật xem tướng số cho rằng Lý Tiểu Long “nhân trung quá ngắn”, “đầu mày bị gãy”…, là “loại yểu mệnh” nên đã đột ngột ra đi ngay vào lúc sự nghiệp đang rực rỡ. Tất nhiên, những nhận xét này chỉ được đưa ra khi anh đã qua đời bởi khi Lý còn sống thì chẳng ai dám nói như vậy.

Tuy nhiên, có thể họ có căn cứ. Ngay đến sư phụ Diệp Vấn, khi vừa thấy dáng đi của Lý Tiểu Long lắc lư, khập khiễng (do chân của anh có tật bẩm sinh), ông đã cười nói với Lý Tiểu Long rằng: “Đi mà gót chân không chạm đất, đó chính là tướng đoản mệnh”. Không ngờ đó là lời tiên tri!

Cho đến nay vẫn chưa ai biết đích xác nguyên nhân cái chết của Lý Tiểu Long. Nhưng nếu căn cứ vào cái chết của con trai anh 20 năm sau, người ta e rằng anh đã bị đầu độc. Còn theo xác minh của bác sĩ, anh chết vì bị tẩu hỏa nhập ma. Suy cho cùng, chỉ có anh mới biết được đích xác nguyên nhân. Nhưng anh đã vĩnh viễn nằm sâu dưới nấm mồ và câu hỏi đó không bao giờ có câu trả lời thỏa đáng…

PV (Theo Kiến Thức)

Lý Chấn Phiên (tiếng Anh: Bruce Lee, 27 tháng 11 năm 1940 – 20 tháng 7 năm 1973)[1] hay được biết đến với cái tên Lý Tiểu Long, là một nam diễn viên võ thuật, đạo diễn, nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng trong nền điện ảnh Hoa Kỳ, đồng thời là võ sư sáng lập võ phái Triệt quyền đạo. Ông được tờ Time xếp vào danh sách 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20.

Lý tiểu long vì sao chết
Lý Tiểu Long

Lý Tiểu Long trong một bộ phim năm 1971

Tên khácBruce LeeThông tin cá nhânSinhLý Chấn Phiên
(1940-11-27)27 tháng 11, 1940[1][2]
San Francisco, California, Hoa KỳMất20 tháng 7, 1973(1973-07-20) (32 tuổi)
Phòng 3, Tầng 2, Khu A, Tòa Beverly, Cửu Long Đường, Hồng Kông thuộc AnhNguyên nhân mấtPhù nãoNơi an nghỉNghĩa trang Lake View, Seattle, WashingtonNơi cư trú
Lý tiểu long vì sao chết
 
Hồng Kông thuộc Anh[3]Giới tínhnamQuốc tịchHồng Kông thuộc Anh, Hoa KỳDân tộcNgười Quảng ĐôngNghề nghiệpVõ sư
Diễn viênHôn nhân

Linda Emily (cưới 1964–1973)

Con cáiLý Quốc Hào
Lý Hương NgưngLĩnh vựcdiễn viên, đạo diễn phim, triết gia, nhà sản xuất phimSự nghiệp nghệ thuậtBút danh李元鑒Năm hoạt động1950 – 1973Đào tạoĐại học WashingtonTác phẩmMãnh long quá giang, Tử vong du hýGiải thưởngThành tựu trọn đời[4]
1994
Giải Kim Mã cho Phim Hoa ngữ xuất sắc nhất
Tinh Võ Môn (1972)[4]
Giải Kim Mã của Hội đồng giám khảo đặc biệt
Tinh Võ Môn (1972)Chữ ký
Lý tiểu long vì sao chết
Bruce Lee Foundation
Trang web chính thứcLý Tiểu Long trên IMDb
Lý Tiểu Long
Phồn thể李小龍
Giản thể李小龙
Lee Jun-fan
Tiếng Trung李振藩
  • x
  • t
  • s

Lý Tiểu Long có 2 chị gái Lý Thu Nguyên và Lý Thu Phượng, anh trai Lý Trung Sâm và em trai Lý Chấn Huy (李振輝).[5]

Cha là ông Lý Hải Tuyền (李海泉), nghệ sĩ Việt kịch Hồng Kông, thuộc một trong tứ đại danh hài kịch nói Quảng Đông. Mẹ là bà Hà Ái Du (何愛瑜), con lai người Đức – Trung Quốc được Hà Cam Đường (何甘棠), nhà tư sản của tập đoàn Jardine Matheson, nhà hoạt động xã hội nhận nuôi. Ông Hà Cam Đường là em cùng mẹ khác cha với nhà tư sản Hà Đông (何東), người nhà thuộc gia tộc Hà Hồng Sân. Con ruột ông là Lý Quốc Hào cũng là một diễn viên điện ảnh võ thuật như ông.

Lý Tiểu Long sinh năm 1940 tại thành phố San Francisco Mỹ, quê gốc ở Thuận Đức, Phật Sơn, Quảng Đông. Cha anh ban đầu đặt tên anh là Lý Chấn Phiên, mong muốn anh một ngày nào đó có thể nổi tiếng tại thành phố San Francisco. Nhưng khi còn nhỏ Lý Tiểu Long rất ốm yếu, bố đành phải cho anh tập võ để rèn luyện sức khoẻ. Quá trình vào làng điện ảnh của anh cũng có màu sắc truyền kỳ, khi Lý Tiểu Long sinh ra tại Mỹ, một bộ phim Mỹ đang quay cần một em bé người Hoa, bố mẹ liền bế Lý Tiểu Long đi đóng phim, cuối cùng Lý Tiểu Long vừa sinh ra đã trở thành một trong những người Hoa có mặt sớm nhất trong phim của Hollywood.

 

Lý Tiểu Long lúc nhỏ.

Năm 1939, cha của Lý Tiểu Long là ông Lý Hải Tuyền dẫn theo vợ và 3 người con từ Hồng Kông sang khu phố người Hoa thuộc San Francisco để theo đoàn biểu diễn kịch nói tiếng Quảng Đông ở Mỹ. Năm 1940, Lý Tiểu Long sinh ra vào buổi sáng sớm và theo âm lịch Trung Quốc là năm Canh Thìn, cha mẹ ông đặt nhũ danh là "Tế Phượng", còn nghệ danh Lý Tiểu Long (Bruce Lee) bắt đầu từ phim Tế Lộ Tường. Năm 1950, ông lần đầu xuất hiện với nghệ danh Lí Long trong phim Tế Lộ Tường (細路祥).[6] Vì một phần trong tiêu đề phụ của phim Tế Lộ Tường và sau đó xuất hiện trên các tờ báo có ghi tên "Lý Long" (李龍). Còn tên tiếng Anh "Bruce" của Lý Tiểu Long được đặt theo gợi ý của Mary Glover, người y sĩ đã đỡ đẻ tại bệnh viện Đông Hoa, San Francisco.[7]

Năm 1941 khi 1 tuổi, Lý Tiểu Long cùng gia đình trở về Hồng Kông và sống ở căn hộ số 218 đường Nathan.

Lý Tiểu Long và em trai ban đầu được nhận vào trường tiểu học St. Mary's Canossian College. Năm 1949, theo yêu cầu của nhà thờ Công giáo, tất cả các nam sinh phải chuyển sang trường Đức Tin (Tak Sun School) sau đó sang trường trung học Công giáo La Salle College. Mặc dù thời niên niếu của Lý Tiểu Long sống trong gia đình khá giả nhưng khu dân cư ngày một đông người, dẫn tạo ra cuộc xung đột băng đảng giành địa bàn, trở nên đông đúc, nguy hiểm hơn. Lý Tiểu Long bị đuổi học năm lớp 4 do đánh nhau và vắng mặt nhiều lần nên chuyển sang trường St. Francis Xavier's College. Lúc nhỏ Lý Tiểu Long có vóc người gầy yếu, cha ông muốn con trai có thân hình khỏe mạnh nên đã dạy Thái cực quyền cho ông từ năm lên 7.

Tới năm 1946 Lý Tiểu Long đóng vai đầu tiên trong phim The Beginning of a Boy và sau đó, ông tham gia trong các phim The Birth of Mankind, My Son và Ah Cheun v.v. (khoảng 20 phim). Từ các vai nhí này, tài năng diễn xuất của ông dần bộc lộ.

Vào một ngày khi được 13 tuổi ông tự hỏi mình: "Mình sẽ làm gì nếu mình chiến đấu mà không có bạn bè, không có chiến hữu". Ông quyết tâm học võ và ông theo học Vịnh Xuân quyền cùng danh sư Diệp Vấn. Diệp Vấn về sau là trưởng môn hệ phái Vịnh Xuân quyền Hồng Kông.

Năm 1954 (14 tuổi) Lý Tiểu Long theo học vũ đạo. Với vũ điệu cha-cha-cha, ông giành giải quán quân trong cuộc thi nhảy cha - cha toàn lục địa vào năm 1958 (18 tuổi). Cũng trong những năm này Lý Tiểu Long có một vai diễn trong The Orphan. Đây là vai trẻ em cuối cùng cũng là phim duy nhất không có cảnh đánh đấm. Cùng năm đó ông tham gia giải quyền Anh và đánh bại người vô địch 3 năm liền là David Kefield.

Năm 1959, do có xích mích với Hội Tam Hoàng mà Lý Tiểu Long bị cảnh sát Hồng Kông điều tra. Vì lo lắng cho con nên bố mẹ ông đã quyết định đưa ông sang Mỹ, quay lại với San Francisco. Với 15$ của bố và 100 $ của mẹ, Lý Tiểu Long đã đến Mỹ và sống với một người bạn cũ của bố. Ông làm việc trong cộng đồng người Hoa và về sau chuyển tới Seattle, Washington để làm việc cho Thiệu Như Hải, một người bạn khác của cha. Ông sống trong một căn phòng trên gác của một nhà hàng với vai trò bồi bàn. Cuối cùng Lý Tiểu Long gia nhập trường Trung học Công nghệ Edison. Thời gian này ông bắt đầu dạy võ trong sân sau và ở công viên của thành phố.

Tháng 3 năm 1961, 21 tuổi, Lý Tiểu Long vào học khoa Triết học của Đại học Washington. Cũng vào khoảng thời gian này ông đã mở lớp dạy Kungfu cho sinh viên của trường.

Mùa hè năm 1963, Lý Tiểu Long cầu hôn với Amy Sanbo nhưng bị bà từ chối. Lý Tiểu Long trở lại Hồng Kông với bạn là Doug Palmer. Đây là lần đầu Lý về thăm gia đình kể từ khi sang Mỹ. Trong lần trở lại Hồng Kông Lý Tiểu Long có quay lại với Diệp Vấn xin theo học nốt phần cuối bài Mộc nhân thung[8] mà Lý chưa học hết, nhưng bị Diệp Vấn từ chối. Lý Tiểu Long đã theo học với Thiệu Hán Sinh (sinh năm 1900) một số bài như Tinh võ hội tiết quyền, Thất tinh Đường lang băng bộ quyền v.v. Sau đó ông phải quay lại Seattle để tiếp tục việc học tập của mình, đồng thời bắt đầu nghiên cứu tìm cách dung hợp kỹ thuật của các võ phái để phát triển một đường hướng riêng.

Ngày 25 tháng 10 năm 1963 (23 tuổi), Lý Tiểu Long có buổi hẹn hò đầu tiên với Linda Emery (sau trở thành người vợ tương lai của ông). Họ đã có buổi ăn tối tại Space Needle. Thời gian này Lý Tiểu Long bắt đầu mở Trấn Phan Võ Quán. Ông dời "Trấn Phan Võ Quán" tới đường 4750 University gần khu sân bãi của trường đại học và tại đây, ông dạy một vài đệ tử trong số đó có cả người Mỹ. Tại trường Trung học Garfield Lý Tiểu Long đã biểu diễn thốn quyền, một kĩ thuật đặc thù của nguyên lý "đoản kiều phát lực" trong võ phái Vịnh Xuân quyền. Cú đấm này về sau đã làm lên sự nổi tiếng của ông tại 64' Long Beach Internationals.

Năm 1964 (24 tuổi) Lý Tiểu Long gặp Jhoon Rhee tại cuộc thi karate quốc tế. Cả hai đều đạt kết quả tốt, Về sau Jhoon Rhee đã mời Lý Tiểu Long đến Washington, D.C. tham dự một giải đấu. Ông bàn với James Yimm Lee kế hoạch mở "Trấn Phan Võ Quán" thứ hai tại Oakland, California. Kế hoạch được thực hiện, và Lý Tiểu Long rời Seattle để bắt đầu võ quán thứ hai ở Oakland. Một người bạn tốt của Lý Tiểu Long, Taky Kimura (Mộc Thôn, người Nhật), đảm đương vai trò người đứng đầu.

Ngày 2 tháng 8 năm 1964, Ed Parker, được biết đến như cha đẻ của karate Mĩ (Kempo), mời Lý Tiểu Long biểu diễn. Lý Tiểu Long đã biểu diễn đòn Nhất Thốn quyền và hít đất với 2 ngón tay. Tại giải Karate quốc tế lần đầu có sự hiện diện Jay Sebring và William Dozier, một nhà sản xuất, người đang tìm kiếm một diễn viên cho một serie truyền hình mà ông đang làm. Sebring đưa bộ phim Cuộc biểu tình của Lý Tiểu Long cho Dozier, người rất ấn tượng với khả năng siêu phàm của Lý Tiểu Long. Sau đó Lý Tiểu Long bay tới Los Angeles, California để diễn thử.

Ngày 4 tháng 8 năm 1964, khi 24 tuổi, Lý Tiểu Long trở lại Seattle để cầu hôn Linda, và tới ngày 17 tháng 8 cùng năm thì ông cưới Linda. Ngay sau đó đôi vợ chồng trẻ chuyển đến Oakland.

Nghiên cứu và sáng tạo Tiệt quyền đạo

Năm 1965, chỉ vài tháng sau khi cưới, Lý Tiểu Long nhận được lời thách đấu của Hoàng Trạch Dân (Wong Jack-man), một thầy dạy Kungfu tại khu phố Tàu. Họ thỏa thuận nếu Lý Tiểu Long thua, ông sẽ phải hoặc là đóng cửa võ quán của mình hoặc ngưng dạy những người da trắng, còn nếu Jack thua ông ta sẽ phải ngừng dạy võ. Hoàng Trạch Dân không tin là Lý Tiểu Long sẽ dám nhận lời thách đấu, và cố trì hoãn trận đấu. Lý Tiểu Long đã nhận lời và yêu cầu họ không phải đợi. Hoàng Trạch Dân sau đó cố giới hạn kỹ thuật. Lý Tiểu Long khước từ những quy định đó và họ đã không đi đến thỏa thuận. Lý Tiểu Long đánh bại kẻ thù chỉ trong giây lát và giành phần thắng. Hoàng Trạch Dân bỏ chạy nhưng Lý Tiểu Long tóm lại và đánh gục hắn ngay trên võ đài. Đệ tử của Hoàng Trạch Dân định can thiệp song James Jimmy Lee, một người bạn tốt của Lý Tiểu Long đã ngăn lại. Sau đó Lý Tiểu Long nhận ra tại sao trận đấu lại diễn ra lâu như vậy.(câu trên thì nói "Lý Tiểu Long đánh bại kẻ thù chỉ trong giây lát" xuống câu dưới lại nói "tại sao trận đấu lại diễn ra lâu như vậy.." Mâu thuẫn) Lý Tiểu Long bắt đầu suy nghĩ về bản thân. Đó chính là cơ sở sau này cho môn võ Triệt quyền đạo (Jeet Kune Do), "Nghệ thuật chiến đấu bằng cách chặn đứng đòn tấn công của đối phương" đã được ra đời. Triệt Quyền Đạo là một môn võ bao gồm đòn thế của nhiều môn phái như quyền Anh phương Tây, muay Thái, Karate Nhật Bản, Taekwondo Hàn Quốc, võ Trung Hoa - Hồng Gia Quyền, Vịnh Xuân Quyền trong đó đặc biệt nhấn mạnh các kỹ thuật của Vịnh Xuân Quyền (như bài Mộc nhân thung cải cách) được Lý Tiểu Long gọi chung là Kungfu.

Tiệt quyền đạo còn là sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật khiêu vũ của châu Mỹ và tinh hoa võ học của châu Á. Ông là người đã sáng tạo ra một hình thái cơ thể hoàn toàn mới, một kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và võ thuật.

Tiệt quyền đạo từng được Lý Tiểu Long biểu diễn tại Giải thi đấu Karate quốc tế Mỹ (1967). Theo đó, Lý Tiểu Long mời nhà vô địch karate người Mỹ là Vic Moore thử ngón đòn này và khiến ông phải lắc đầu bái phục. Đây cũng là lý do truyền thông Mỹ phong tặng Lý Tiểu Long là một trong những người tạo nên cách mạng trong thế giới võ thuật.[9]

Lý Tiểu Long nổi tiếng với thể chất mạnh mẽ được tạo phát triển nhờ chế độ luyện tập chuyên nghiệp của ông. Sau trận đấu với Hoàng Trạch Dân vào năm 1965, Lý Tiểu Long đã thay đổi cách tiếp cận đối với việc luyện võ. Lý Tiểu Long cảm thấy rằng rất nhiều võ sư đã không dành đủ thời gian cho thể chất – bao gồm các yếu tố: sức mạnh cơ bắp, khả năng chịu đựng của cơ bắp, hệ thống tim mạch và tính linh hoạt. Ông đã theo phương pháp thể hình truyền thống để xây dựng những cơ bắp đồ sộ và toàn diện.

Chương trình tập luyện Weight training mà Lý Tiểu Long sử dụng trong thời gian lưu trú tại Hồng Kông năm 1965 nhấn mạnh vào cánh tay. Tại thời điểm đó, Lý Tiểu Long tập biceps curl (bó cơ tay trước) có trọng lượng 70 đến 80 lb tương đương 32 đến 36 kg mỗi tay 3 hiệp 8 lần, cùng với các bài tập khác, chẳng hạn như squat (gánh tạ), push-up (chống đẩy), reverse curl (chống đẩy đảo ngược), concentration curl (nông độ cơ bắp), French presse (tập tạ kiếu Pháp), wrist curls (sức mạnh cổ tay) và reverse wrist curl (trồng cây chuối), Lý Tiểu Long thực hiện từ 6 đến 12 lần mỗi hiệp. Bruce luôn luôn thử nghiệm với các bài tập hàng ngày để tối đa hóa thể chất của mình và đẩy cơ thể vượt qua giới hạn của nó. Ông sử dụng nhiều bài tập khác nhau, bao gồm cả nhảy dây.

Lý Tiểu Long tin rằng các cơ bụng là một trong những nhóm cơ quan trọng nhất đối với một võ sư, bởi hầu như tất cả các chuyển động đều đòi hỏi một mức độ nào đó nhóm cơ này. Mito Uyehara nhớ lại rằng: "Bruce Lee luôn luôn cảm thấy rằng nếu phần bụng của bạn không được phát triển, thì việc đánh đấm không phải là chuyện của bạn". Theo Linda Lee Cadwell, ngay cả khi không tập luyện, Lý Tiểu Long thường xuyên sẽ thực hiện các bài tập ngồi dậy liên tục và các bài tập bụng khác suốt cả ngày khi ở nhà, chẳng hạn như trong quá trình xem truyền hình. Bà cho biết Lý Tiểu Long, "Bruce phát cuồng về những bài tập cơ bụng. Anh ấy luôn luôn thực hiện đứng lên, ngồi xuống, dậm chân tại chỗ, nâng cơ bụng và gia tăng thể lực."

Lý Tiểu Long tập từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, bao gồm các bài tập bụng, rèn luyện tính linh hoạt và chạy. Từ 11 đến 12 giờ ông thường tập cử tạ và đạp xe. Một bài tập điển hình của ông là chạy 2 – 6 dặm (3.6 – 9.6 km) từ 15 – 45 phút, khi chạy ông thay đổi tốc độ trong 3 – 5 phút. sẽ đạp xe tương đương với 10 dặm (khoảng 16 km) trong 45 phút bằng xe đạp của phòng tập. Ông thỉnh thoảng thực hiện với nhảy dây 800 lần sau khi đi đạp xe. Sau đó lại thực hiện bài tập để tôi luyện nắm đấm của mình, bao gồm thục mạnh tay vào xô đá thô và sỏi 500 lần vào những ngày tập luyện.

Khả năng đặc biệt

  • Tốc độ ra đòn của Lý Tiểu Long đến khoảng cách ba feet (khoảng 1m) đạt 5/100 giây.
  • Lý Tiểu Long có thể giơ bằng một tay thanh tạ nặng 75 lb khi đứng thẳng, với thanh tạ để ngang ngực rồi từ từ đưa thẳng tay ra, ông có thể giữ vậy trong vòng 20 giây.
  • Trong một cuộc biểu diễn tốc độ, Lý Tiểu Long có thể cướp một xu ra khỏi lòng bàn tay mở của một người trước khi họ có thể đóng nó, và để lại một xu phía sau.
  • Lý Tiểu Long đã thực hiện hít đất chỉ sử dụng 2 ngón tay: ngón tay cái và ngón trỏ.
  • Lý Tiểu Long hít xà đơn 1 tay được 50 lần.
  • Ngoài ra, theo Intercepting Fist DVD, Lee có thể giữ tư thế V-sit khi chân đang ở trên cao trong 30 phút hoặc lâu hơn.[cần dẫn nguồn]

 

Tượng Lý Tiểu Long ở Hồng Kông

Năm 1966, Lý Tiểu Long bắt đầu để lại dấu ấn trong bộ phim truyền hình Mỹ có tên gọi ''The Green Hornet'' và được trả một khoản thù lao 1800$.

Ngày 1 tháng 1 năm 1965, Lý Quốc Hào (Brandon Lee) con trai duy nhất của ông chào đời. Sau đó khoảng 1 tháng, ngày 8 tháng 2 năm 1965, cha Lý Tiểu Long qua đời tại Hồng Kông và Lý Tiểu Long đã trở về Hồng Kông dự đám tang cha (nhưng không kịp). Theo phong tục cổ, người con coi là bất hiếu nếu vắng mặt khi cha mất, vì vậy Lý Tiểu Long đã quỳ gối suốt từ cửa tới bình đựng tro hỏa táng của cha mà khóc. Tháng 5 năm 1965 Lý Tiểu Long sử dụng số tiền còn lại từ bộ phim The Green Hornet để bay trở lại đưa Linda và Quốc Hào quay lại Hồng Kông để giải quyết gia sản của người cha để lại. Trong khi ở Hồng Kông ông đưa Quốc Hào đến gặp danh sư Diệp Vấn. Đến tháng 9 năm 1965 ông cùng vợ và con quay trở lại Seattle.

Năm 1966, Lý Tiểu Long cùng gia đình dời đến Los Angeles sống trong một căn hộ tại Wilshire, Westwood. Đây là nơi ông làm việc cho tập phim truyền hình gọi là The Green Hornet trong vai Kato. Bộ phim The Green Hornet bắt đầu được quay và Lý Tiểu Long được trả $400 cho mỗi phần. Sau đó Lý Tiểu Long mở thêm một chi nhánh thứ ba của "Trấn Phan Võ Quán" tại khu phố Tàu của thành phố Los Angeles. Đến tháng 9 cùng năm, bộ phim The Green Hornet trở nên rất ăn khách.

Trong suốt giai đoạn tiếp theo, từ 1967 đến 1971 Lý Tiểu Long tham gia vào nhiều phim khác nhau trong đó có các bộ phim truyền hình. Ngoài ra ông còn dạy võ với mức lương tới 250$ mỗi giờ cho những người nổi tiếng như Steve McQueen, James Coburn, James Garner, Lee Marvin, Roman Polanski và Kareem Abdul Jabbar. Lý Tiểu Long gặp Chuck Norris tại New York khi cùng tham gia giải Karate toàn quốc ở Washington D.C., Chuck đấu với Joe Lewis và giành phần thắng. Đầu năm 1967 Lý Tiểu Long gặp Joe Lewis tại khách sạn Mayflower, cả hai đều là khách mời của giải Karate quốc tế năm 1967. Joe đang cố giành phần thắng trong giải đấu còn Lý Tiểu Long đang có sự xuất hiện đặc biệt với vai Kato. Tháng 2 cùng năm Lý Tiểu Long mở võ quán thứ ba của mình tại đường 628 College, Los Angeles. Dan Inosanto trợ giúp như một phụ tá hướng dẫn. Đến ngày 14 tháng 7 phần cuối của phim The Green Hornet được trình chiếu. Bộ phim sau đó được nói rằng phải bỏ dở vì Lý Tiểu Long, nhân vật phụ, trở nên nổi tiếng còn hơn cả nhân vật chính của phim.

Ngày 19 tháng 4 năm 1969 con gái Lý Hương Ngưng (Shannon Lee) cất tiếng khóc chào đời.

Năm 1970, khi 30 tuổi, Lý Tiểu Long bị thương nặng ở lưng trong khi tập luyện. Bác sĩ nói rằng ông không thể luyện võ tiếp tục được. Trong suốt những tháng ngày phục hồi sức khỏe Lý Tiểu Long bắt đầu viết về phương pháp luyện tập của mình chứng nghiệm từ chính bản thân cho môn võ Triệt quyền đạo. Sau khi ông mất, Con đường Triệt Quyền Đạo[10] được xuất bản bởi vợ ông trong những ký ức về Lý Tiểu Long. Cũng trong năm này, Lý Tiểu Long và Quốc Hào bay về Hồng Kông trong sự chào đón của khán giả hâm mộ bộ phim The Green Hornet.

Bắt đầu đạo diễn kịch bản

Tháng 2 năm 1971 Lý Tiểu Long cùng James Coburn, Stirling Silliphant bay sang Ấn Độ để khảo sát những cảnh quay cho The Silent Flute. Họ mất một tháng trời tìm kiếm song miễn cưỡng để từ bỏ do Coburn bỏ dở kế hoạch. Chuyến du ngoạn này đã giúp cho Lý Tiểu Long có ý tưởng cho bộ phim Trò chơi tử thần

Năm 1971 khi 31 tuổi Lý Tiểu Long kết thúc chuyến du ngoạn ngắn ngủi quay trở lại Hồng Kông để thu xếp cho mẹ tới Mĩ. Trong thời điểm này ông đang là một siêu sao của phim The Green Hornet đã trở thành phim truyền hình ăn khách nhất ở Hồng Kông. Sau đó ông nhận được lời mời của Châu Văn Hoài, một nhà sản xuất phim mới, tham gia trong bộ phim Đường Sơn đại huynh và Lý Tiểu Long đã nhận lời. Lý Tiểu Long được cấp một căn hộ với đồ đạc có sẵn ở đường số 2 Man Wan - Cửu Long, Hồng Kông. Nguyên Hoa, trợ lý của Lý Tiểu Long suốt 3 năm liền, người sau này cũng trở thành một diễn viên nổi tiếng từng tham gia trong các phim Tinh Võ Môn, Long tranh hổ đấu và Tuyệt đỉnh Kungfu đóng cùng Chu Tinh Trì) đã đi cùng Lý Tiểu Long và Linda. Sau đó Nguyên Hoa kết hôn và vợ mới của ông cũng đi cùng. Cùng lúc này Lý Quốc Hào nhập học tại trường trung học La Salle, ngôi trường mà cha của ông theo học 15 năm trước.

Cũng trong năm 1971 Lý Tiểu Long được mời phỏng vấn trong chương trình "Canadian Talk" hướng dẫn bởi Pierre Berton, lúc đó đang làm phim tại Hồng Kông. Chương trình này chỉ làm phim về sự thực và ít đề cao các kĩ xảo điện ảnh trong phim võ thuật.

Thời kỳ rực rỡ

Tháng 7 năm 1971 đoàn làm phim bắt đầu quay Đường Sơn Đại Huynh (phát hành tại Mỹ dưới tên The Big Boss). Đường Sơn Đại Huynh mở ra một làn sóng hâm mộ ở Hồng Kông và lượng khán giả khổng lồ. Doanh thu của bộ phim đạt hơn 3,5 triệu đô la chỉ trong khoảng 3 tuần. Năm 1972 Tinh Võ Môn (phát hành tại Mỹ với tên The Chinese Connection) được công chiếu. Nó đạt doanh thu còn hơn cả Đường Sơn Đại Huynh và sau này đã đưa tên tuổi của Lý Tiểu Long liệt vào hàng siêu sao Hồng Kông. Lý Tiểu Long thu về được một khoản lợi nhuận đủ để trang trải một vài thứ, và ông cũng có tham gia đạo diễn cho phim này.

Lý Tiểu Long bắt đầu đóng phim Trò Chơi Tử Thần và một vài cảnh trong phim có xuất hiện Danny Inosanto và Kareem Abdul-Jabbar.

Lý Tiểu Long xuất hiện trên kênh TVB của Hồng Kông trong một cuộc vận động ủng hộ những người gặp thiên tai. Cuộc biểu diễn quyên góp được sự hoan nghênh nhiệt liệt của khán giả.

Năm 1972 Lý Tiểu Long đưa đoàn làm phim sang Roma (Ý) làm bộ phim thứ ba là Mãnh Long Quá Giang (The Way Of The Dragon, phát hành tại Mỹ dưới tên The Return Of The Dragon). Lần này Lý Tiểu Long đảm nhận hầu hết các vai trò từ viết kịch bản, đạo diễn, rồi kiêm diễn viên. Chuck Norris là cảnh giao đấu cuối cùng của Lý Tiểu Long. Một lần nữa, bộ phim này vượt trội hơn nhiều so với hai phim trước. Ngày 28 tháng 12 năm 1972 người em của Lý Tiểu Long, James, qua đời vì bị lao phổi.

Tháng 2 năm 1973 Lý Tiểu Long có cơ hội khi phim Long Tranh Hổ Đấu (Enter The Dragon) được khởi quay trong khi Trò Chơi Tử Thần được bắt tay vào. Đây chính là bộ phim đầu tiên do Mỹ và Hồng Kông hợp tác sản xuất. Bộ phim Long Tranh Hổ Đấu hoàn thành vào tháng 4 năm 1973, khi Lý Tiểu Long 32 tuổi.

Vào ngày 20 tháng 2 năm 1973, Lý Tiểu Long tham dự ngày lễ thể thao tại trường St. Francis Xavier. Cũng đầu năm này, Grace Lee, mẹ Lý Tiểu Long, gặp ông tại Los Angeles. Lý Tiểu Long thổ lộ với bà rằng ông không muốn sống thêm nữa và bà không phải lo về tài chính, tuy nhiên bà nghĩ con trai bà nói vớ vẩn.[cần dẫn nguồn]

Ngày 16 tháng 7 năm 1973 mưa to do cơn bão lớn tại Hồng Kông. Lý Tiểu Long tiêu phí 2000 $ để điện thoại cho Unicorn, người đã làm bộ phim ở Manila, trong phòng của ông tại khách sạn. Lý Tiểu Long nói với Unicorn ông thực sự thấy lo lắng về những cơn đau đầu mà mình đang phải chịu đựng. Ngày 18 tháng 7 cùng năm mái nhà của Lý Tiểu Long tại đường Cumberland ở Hong Kong bị thổi tung vì mưa to gió lớn. Tới ngày 20 tháng 7, Lý Tiểu Long viết một bức thư cho vị luật sư Adrian Marshall, ông muốn thảo luận trên chuyến đi trở về Los Angeles. Lý Tiểu Long đã có tấm vé sẵn sàng trở về Mỹ cho buổi trình diễn trước công chúng, và ông dự định sẽ xuất hiện trên chương trình của Johnny Carson.

Diễn biến cái chết

Raymond Chow (Châu Văn Hoài) đến nhà Lý Tiểu Long và hai người cùng bàn bạc về kế hoạch cho bộ phim Trò chơi tử thần. Linda hôn tạm biệt Lý Tiểu Long và nói bà phải ra ngoài làm mấy việc lặt vặt (đi chợ) và sẽ gặp ông vào buổi tối...

Raymond và Lý Tiểu Long tới thăm diễn viên Betty Ting Pei (Đinh Phối) tại căn hộ của bà để bàn về vai diễn của bà trong phim Game of Death. Họ dự định sẽ có bữa ăn tối để gặp George Lazenby và mời ông tham gia vào phim. Lý Tiểu Long nói rằng ông cảm thấy bị đau đầu, hỏi mượn tạm thuốc giảm đau của Betty, sau đó ông nằm lại trên giường của bà chờ đến bữa tối. Raymond Chow ra về và nói sẽ gặp lại họ sau.

Raymond Chow và George Lazenby gặp nhau tại nhà ăn và ngồi chờ Lý Tiểu Long và Betty tới, nhưng cả hai đều không xuất hiện. Lúc 9:00 tối, Chow nhận được cú điện của Betty; bà nói đã cố đánh thức Lý Tiểu Long nhưng ông không dậy. Betty đã gọi bác sĩ riêng của bà, ông ta cố giúp Lý Tiểu Long hồi tỉnh và sau đó đưa ông đến bệnh viện. Nhưng Lý Tiểu Long đã không thể tỉnh lại và ông đã vĩnh viễn ra đi. Bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi biết ông bị hôn mê lâu như vậy vào buổi tối hôm đó nhưng thật không may Betty đã không gọi ông tới giúp sớm hơn bà ấy có thể.

Lý Tiểu Long chết tại Hồng Kông vì chứng phù não (não bị sưng to). Bộ phim Trò chơi tử thần (Game Of the Death) đã phải trì hoãn lại 4 ngày sau vì diễn viên chính đã mất.

Ngày 25 tháng 7 năm 1973 tang lễ Lý Tiểu Long được tổ chức tại Hồng Kông và đã có hơn 25.000 người hâm mộ, bạn bè tới dự. Lý Tiểu Long được chôn cất cùng với bộ quần áo ưa thích mà ông từng mặc trong Long tranh Hổ đấu.

Tranh cãi về cái chết

Donald Teare, một nhà pháp y được giới thiệu bởi Scotland Yard mà đã giám sát hơn 1,000 khám nghiệm tử thi, đã được ủy nhiệm xem xét trường hợp của Lý. Ông ta kết luận là "death by misadventure" gây ra bởi sưng não bất thình lình do phản ứng bởi sự pha trộn những chất khác cùng với thuốc Equagesic.[11]

Bác sĩ Donald Langford, một nhà truyền đạo Baptist và bác sĩ của Lý ở Hong Kong, nói, "Không ai chết chỉ vì một viên thuốc Equagesic. Không có thuốc đau nhức nào đã giết Lý."[12] Ông ta thêm vào: "Người ta không dám nói thẳng là Lý Tiểu Long chết vì đã ăn chất cần sa, tìm thấy được trong bao tử anh ta, mà anh đã sử dụng thường xuyên trong một thời gian vì có stress với danh vọng của mình. Lúc ban đầu của cuộc điều tra, bác sĩ Wu và một số bác sĩ khác được bảo là không nên đặt quan trọng vai trò của cần sa trong cái chết của anh ta."[12]

Ý kiến ban đầu của bác sĩ Peter Wu, bác sĩ chuyên về thần kinh, mà đã chữa cho Lý khi anh ta bị động kinh lần đầu vào tháng 5 năm 1973, cho là nguyên nhân của cái chết có thể là do phản ứng đối với cần sa hay Equagesic. Ông ta cho biết "chúng tôi đã lấy ra nhiều chất cần sa trong bao tử của anh ta trong tháng 5. Ở Nepal có nhiều vấn để về hệ thần kinh liên quan đến cần sa, đặc biệt làm cho não sưng lên (cerebral edema).".[12] Tuy nhiên, Wu chính thức đã từ bỏ ý kiến này, chính thức cho biết:

Giáo sư Teare là một pháp y được giới thiệu bởi Scotland Yard; ông ta được đưa tới như là một nhà chuyên môn về cần sa và chúng tôi không thể phủ nhận được sự chứng nhận của ông ta. Lượng của cần sa thì không chính xác hay có thể đoán trước được, nhưng tôi chưa bao giờ nghe biết tới người nào đã chết chỉ vì dùng nó.[13]

Sau nhiều cuộc thảo luận và tranh cãi, các bác sĩ đã công khai nguyên nhân tử vong của Lý Tiểu Long là "tai nạn bất ngờ do bản thân tự gây ra" ("death by misadventure").

Cuốn sách The Death of Bruce Lee: A Clinical Investigation (Cái chết của Lý Tiểu Long: một điều tra y khoa) cho thấy là cơ thể Lý Tiểu Long đã không chịu được loại thuốc Equagesic khi anh ta bị động kinh vào ngày 10 tháng 5 năm 1973. Lý tránh dùng loại thuốc đó cho tới buổi tối định mạng vào ngày 20 tháng 7 năm 1973, khi anh ta dùng Equagesic sau đó bị chết vì sưng não.[14]

Phần mộ

 

Ngôi mộ của Lý Tiểu Long và con trai – Lý Quốc Hào

Ngày 30 tháng 7 năm 1973, sau một tang lễ nhỏ thứ hai ở Seattle, Washington tại Butterworth trên đại lộ East Pine, Lý Tiểu Long được chôn cất ở Nghĩa trang Lake View. Tiễn đưa ông bao gồm Steve McQueen, James Coburn, Danny Inosanto, Taky Kimura, Peter Chin, Chuck Norris và người em trai, Robert Lee.

Gia đình

Xem thêm:Lý Quốc Hào.

Lý Tiểu Long có một con trai là Lý Quốc Hào (Brandon Lee) cũng tham gia đóng phim. Trong một lần khi diễn xuất trong phim tâm lý The Crow có cảnh quay bắn súng, một viên đạn trong khẩu Magnum 44 đã trúng vào người anh (đáng lẽ ra khẩu súng này không có đạn) và khiến anh qua đời vào năm 1993, khi anh được 28 tuổi.

Vinh danh

  • Lý Tiểu Long là 1 trong 7 nhà võ thuật lớn của thế giới
  • Năm 1972 - 1973 Hội đồng Võ thuật Thế giới đã bình chọn Lý Tiểu Long là Vua Kungfu
  • 8 tháng 7 hàng năm được chọn là ngày của Lý Tiểu Long
  • Người hâm mộ phong Lý Tiểu Long là Thánh của Võ thuật
  • Năm 1980, tờ báo Asahi Shimbun đã phong Lý Tiểu Long là Nhân vật tiêu biểu của thập niên 70
  • Năm 1986, người Đức phong Lý Tiểu Long là người châu Á có hiểu biết rộng nhất trong võ thuật
  • Năm 1993 Hollywood hằng năm làm lễ tưởng niệm cho Lý Tiểu Long
  • Tháng 11 năm 1998 Hiệp hội Võ thuật Trung Quốc đã trao giải thưởng Kim Tự Võ thuật cho Lý Tiểu Long
  • Năm 1999, Tạp chí Thành Đạt của Mỹ đã bình chọn Lý Tiểu Long là hình tượng người hùng của thế kỉ XX, và cũng chính là người Trung Quốc duy nhất được bình chọn năm 2000
  • Chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố phát hành một loại vé để xem những bộ phim điện ảnh mà Lý Tiểu Long từng tham gia, sau đó những bộ phim như Điệp Viên 007, Thám Tử Sherlock Holmes cũng chịu ảnh hưởng từ ông. Lý Tiểu Long được chọn là 1 trong 3 nhà nghệ nhân danh dự của thế giới, và đồng thời cũng là người Hoa đầu tiên
  • Lý Tiểu Long là 1 trong 100 nhân vật vĩ đại nhất toàn cầu do truyền hình của Hoa Kỳ công bố năm 2000
  • Lý Tiểu Long là 1 trong 200 hình tượng Văn hóa Vĩ đại của lịch sử Thế giới, tin này do Đài truyền hình Mỹ thực hiện tháng 7 năm 2003

Công chiếu 3 – 10 – 1971. Đường Sơn đại huynh khởi quay từ tháng 7 năm 1971 tại một vùng thị trấn nhỏ hẻo lánh tại Thái Lan. Bộ phim kể về một thanh niên nhà quê tên là Trịnh Triều An (do Lý Tiểu Long thủ vai) lên thành phố tìm việc làm. Nhờ sự giúp đỡ của người chú, anh nhận được một chỗ trong một xưởng làm đá cùng nhiều anh em khác, nhưng xưởng này làm ăn bất chính (vận chuyện lậu ma tuý). Sau khi biết anh là người giỏi võ nghệ chúng dùng tiền bạc và đàn bà để mua chuộc anh hòng biến anh thành tay sai cho chúng. Nhưng sau khi những người đồng hương bị giết vì phát hiện ra việc làm mờ ám của bọn chúng, anh đã nhanh chống lại và triệt phá được băng đảng này.

Bộ phim ra đời đã gây được tiếng vang lớn trong ngành phim võ thuật, thu về hơn $3.5 triệu trong khi Lý Tiểu Long chỉ nhận được 15.000 USD.

Tinh Võ Môn (Fist of Fury, The Chinese Connection)

Công chiếu 22 – 3 – 1972. Bộ phim kể về Trần Chân (Chen Zhen), do Lý Tiểu Long thủ vai, là đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp (một nhân vật nổi tiếng của Trung Hoa, người sáng lập ra Tinh Võ Môn). Được tin sư phụ mất, anh lập tức trở về dự tang sư phụ. Thấy có nhiều ẩn khúc trong cái chết bí ẩn của người thầy, Trần Chân quyết tâm điều tra một mình, sau cùng anh phát hiện ra rằng chính những người trong võ quán của Nhật, đã ra tay dưới sự giúp đỡ của một số tên phản bội trà trộn trong Tinh Võ Môn, lần lượt bọn chúng phải trả giá. Để cho yên chuyện, cảnh sát Thượng Hải yêu cầu Trần Chân phải thí mạng, và đây là bộ phim duy nhất Lý Tiểu Long bị chết, cũng như lần duy nhất anh hôn một cô gái trên phim ảnh. Nhân vật Trần Chân sau này được đưa lên phim ảnh với diễn xuất của ngôi sao Chân Tử Đan (1995) cũng rất thành công.

Bộ phim được dàn dựng hoàn toàn trong trường quay, và 27 năm sau nó trở thành một trong 10 kiệt tác của Hồng Kông. Sau này năm 1994 nó được làm lại thành bộ phim Fist of Legend do diễn viên Lý Liên Kiệt thủ vai.

Mãnh Long quá giang (The Way of The Dragon)

Công chiếu 30 – 12 – 1972. Mở đầu là cảnh một anh thanh niên nhà quê ngơ ngác, kết thúc là màn biểu diễn võ mèo. Nhân vật chính trong phim là Đường Long, một thanh niên Hồng Kông sang Roma theo lời giới thiệu của một người chú để giúp đỡ một cô gái. Quán ăn của cô gái đang bị một nhóm xã hội đen phá đám, gây áp lực đòi cô phải bán lại nhà ăn. Do không biết chút tiếng Anh lại ngơ ngác ban đầu anh bị mọi người trong quán coi thường, mọi chuyện chỉ thay đổi sau khi Đường Long giúp đánh đuổi chúng. Cảnh đấu cuối cùng là một cảnh quay tại đấu trường La Mã đổ nát cùng với diễn viên người Mỹ mới nổi là Chuck Norris.

Bộ phim do Lý Tiểu Long viết kịch bản, đạo diễn kiêm diễn viên là bộ phim duy nhất trong 4 tác phẩm của Lý Tiểu Long có những cảnh hài hước.

Long tranh Hổ đấu (Enter the Dragon)

Công chiếu 19 – 8 – 1973. Đây là bộ phim đánh dấu có sự hợp tác giữa Hồng Kông và Mỹ. Trong phim là nhân vật "Lý" một đệ tử Thiếu Lâm tự vâng lời sư phụ đi trừng phạt kẻ phản bội sư môn (tên họ Hàn, do diễn viên Thạch Kiên thủ vai). Biết được chị gái của mình bị đệ tử của tay họ Hàn hại chết, với sự giúp sức của một tổ chức an ninh anh quyết định tham gia giải thi đấu võ nhằm đột nhập sào huyệt của bọn chúng là một hòn đảo. Cùng đi với anh còn có hai người bạn nữa là Roper và William, nhưng William sau đó đã bị họ Hàn giết chết trên đảo. Tại sào huyệt của chúng Lý vừa tham gia cuộc tỉ thí võ thuật còn ban đêm với sự giúp đỡ của một nữ tình báo tên là Mỹ Linh anh đột nhập vào sào huyệt của bọn chúng. Lần thứ hai thì anh bị bắt, nhưng cùng với Roper họ đã diệt được băng của họ Hàn.

Mặc dù bộ phim rất thành công song diễn viên chính của nó lại chẳng có cơ hội được xem nó, sau khi đóng phim này Lý Tiểu Long bị sụt gần 15 kg, trong phim Lý Tiểu Long có bày tỏ một số quan điểm về võ thuật của mình, đúng như mong ước của anh là dùng điện ảnh để truyền bá võ thuật.

Ngày 24 tháng 8 năm 1973, Long tranh Hổ đấu đứng đầu tại rạp Graumann. Bộ phim rất thành công, và Lý Tiểu Long trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.

Trò Chơi Tử Thần (Game of Death)

Công chiếu 1978. Còn được biết đến với cái tên khác như Tử vong du hí, đây là bộ phim cuối cùng của Lý Tiểu Long. Anh vào vai Billy Lo, một diễn viên nổi tiếng bị một tổ chức do Mr. Land cầm đầu đe dọa tống tiền. Vì chống lại chúng nên Billy bị chúng âm mưu ám toán, nhưng không thành, anh chỉ bị thương nặng ở mặt. Sau đó anh làm phẫu thuật mặt và tổ chức một đám tang giả nhằm đánh lừa tổ chức của Mr. Land để dễ bề đối phó. Vì là một diễn viên, anh cải trang để theo dõi chúng tại Macao, Billy đã giết chết cận vệ của Land là Carl (một cao thủ Karate) nhưng sau đó chúng biết anh còn sống và đã bắt Anna Young – bạn gái của Billy gây áp lực, nhưng cuối cùng từng tên trong băng đảng này cũng phải đền tội.

Bộ phim có sự tham gia của một số diễn viên như Danny Inosanto và Kareem Abdul-Jabbar (trong vai Hakim), trong phim Lý Tiểu Long có biểu diễn khả năng sử dụng côn nhị khúc, ngoài ra, bộ phim còn sử dụng cảnh đám tang thật của Lý Tiểu Long. Phim đóng dang dở thì Lý Tiểu Long chết nên nhà sản xuất đã sửa kịch bản lại vì thế Lý Tiểu Long chỉ xuất hiện ở cảnh đánh nhau trên lầu. Bộ phim này dùng diễn chính đóng thế cả trong phim Tháp Tử Vong.

Tháp Tử Vong (Tower of Death)

Công chiếu 21 – 3 – 1981. Còn được biết đến với cái tên khác là Tử vong du hí 2 hoặc Trò chơi tử vong 2 (Game of Death 2), đây là phần tiếp theo của bộ phim Trò Chơi Tử Vong và được sản xuất sau khi Lý Tiểu Long qua đời. Billy Lo trở lại để khám phá ra sự thật sau cái chết của bạn anh - Chin Ku (do Wong Ching-lei thủ vai). Mặc dù được biết Chin Ku chết do bệnh, tuy nhiên có nhiều nghi vấn về sự thật cái chết này và bộc lộ rõ hơn khi xảy ra vụ cướp quan tài của Chin Ku khi chuẩn bị an táng ngoài nghĩa trang. Billy Lo đã bị sát hại khi cố gắng đuổi theo bọn cướp. Khi hay tin về cái chết của anh mình, Bobby Lo (Tong Lung) – em trai của Billy - đã tạm biệt sư phụ và quyết định điều tra manh mối. Chẳng bao lâu Bobby đã đến Lâu đài Tử thần, nơi mà anh có được một tình bạn không mong muốn với võ sư Lewis (Roy Horan) độc ác và tàn nhẫn, cũng là chủ nhân của tòa lâu đài. Sau đó, Lewis cũng bị giết hại một cách tàn bạo và Bobby phải một mình đối mặt với hiểm nguy trong Tháp Tử vong. Anh đã gặp Chin Ku, người bạn cũ của Billy, cũng chính là người đã sát hại anh trai mình để giữ bí mật cho một tổ chức buôn lậu nha phiến do y cầm đầu. Trong lần đọ sức này với Bobby, Chin Ku đã thất bại và gục ngã vào chính chiếc quan tài mà y đã chuẩn bị sẵn cho các vị khách không mời mà đến Tháp Tử vong.

Những cảnh có Lý Tiểu Long đều được lấy từ những cảnh trong phim mà Lý Tiểu Long đóng như "Long Tranh Hổ đấu". Các cảnh chính trong phim có sử dụng diễn viên đóng thế Lý Tiểu Long. Tuy bộ phim mang danh của Lý Tiểu Long nhưng Lý Tiểu Long không đóng bộ phim này.

  • Thành Long
  • Chân Tử Đan
  • Lý Liên Kiệt

  1. ^ a b “Bruce Lee Foundation - Biography”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ Astro-Databank Wiki - Lee, Bruce
  3. ^ Bruce Lee
  4. ^ a b “Awards, Honors, Achievements, and Activities”. Los Angeles: Bruce Lee Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  5. ^ 这一信息由李振辉在有线电视纪录片《最强家庭:李小龙》3分35秒时给出。该节目于1999年10月26日在福克斯家庭频道播出
  6. ^ 余慕雲(2000)「李小龍與電影」《不朽的巨龍-李小龍電影回顧展》頁16,2000年11月
  7. ^ Lee, Grace (1980). Bruce Lee The Untold Story. United States: CFW Enterprise.
  8. ^ Một bài tập của Vịnh Xuân quyền, đánh trên mộc nhân thung. Tại dòng Vịnh Xuân Diệp Vấn là bài được sửa đổi, thêm bớt cuối cùng còn 116 động tác.
  9. ^ Lý Tiểu Long biểu diễn Tiệt quyền đạo tại Mỹ
  10. ^ Nhan đề sách The "Tao" of the Jeet Koon Do có thể dịch là Đạo của Triệt quyền Đạo.
  11. ^ Thomas 1994, tr. 209Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFThomas1994 (trợ giúp)
  12. ^ a b c SHIH, LEE HAN. “The Life of the Dragon” (*Special to asia!). Lee Han Shih is the founder, publisher and editor of asia! Magazine. asia! Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2009.
  13. ^ Thomas 1994, tr. 228Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFThomas1994 (trợ giúp)
  14. ^ McKenzie R.N., Duncan Alexander (2012). The Death of Bruce Lee: A Clinical Investigation. Lulu.com. tr. 42–45, 100–105. ISBN 9781300108863.

  • Lý Tiểu Long chết vì uống nhầm thuốc
  • Hồng Kông tạc tượng Lý Tiểu Long
  • Lý Tiểu Long được tôn vinh ở Bosna
  • Lý Tiểu Long – còn mãi một huyền thoại
  • Dựng lại phim về Lý Tiểu Long
  • Lý Tiểu Long – cuộc đời và sự nghiệp

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lý_Tiểu_Long&oldid=69009188”