Mã sms la gì

  • SMS là gì?
  • Lịch sử ra đời của SMS
  • Nguyên lý hoạt động của SMS
  • Phân tích quá trình gửi nhận tin nhắn SMS
    • Giao thức và Định dạng dữ liệu chuẩn
    • Quá trình gửi & nhận dữ liệu
  • Cách gửi tin SMS như thế nào?

SMS là gì? Nguyên lý gửi nhận tin nhắn SMS là gì?

SMS là từ viết tắt của Short Message ServiceDịch vụ tin nhắn ngắn. Nó là một giao thức liên lạc cho phép trao đổi tin nhắn văn bản giữa các thiết bị di động.

SMS là một dịch vụ không dây được chấp nhận rộng rãi cho phép các cá nhân gửi tin nhắn văn bản ngắn bằng các thiết bị không dây, chẳng hạn như điện thoại di động và máy nhắn tin.

Mã sms la gì
Tin nhắn SMS trên dòng máy Nokia đời đầu

Có thể gửi SMS bằng điện thoại di động, điện thoại thông minh, hệ thống máy tính có web, thiết bị cầm tay, v.v … Tất cả các công ty viễn thông như Viettel, Vinaphone, Mobiphone, …đều cung cấp phương tiện gửi SMS.

SMS là ứng dụng dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất với ước tính khoảng 3,5 tỷ người dùng đang hoạt động. Ban đầu nó được thiết kế như một phần của GSM, nhưng giờ đây cũng có sẵn trên điện thoại CDMA. Độ dài tối đa của một tin nhắn riêng lẻ lên tới 160 ký tự 7 bit chữ và số. (Trong trường hợp của chế độ 5-bit, nó hỗ trợ 224 ký tự).

Tin nhắn SMS cho phép gửi một đoạn văn bản có chiều dài 160 ký tự (cả chữ cái, số và các ký tự khác). Tùy vào từng ngôn ngữ, ví dụ như tiếng Trung Quốc hoặc Ả Rập thì kích thước tối đa 1 tin nhắn SMS là 70 ký tự. Đối với tiếng Việt, nếu viết có dấu thì tối đa chỉ được 70 ký tự, không dấu (như tiếng Anh) thì sẽ tối đa là 160 ký tự.

Lịch sử ra đời của SMS

Khái niệm ban đầu về SMS ra đời vào đầu những năm 1980. Nó được phát triển trong hợp tác GSM Pháp-Đức vào năm 1984 bởi Friedhelm Hillebrand và Bernard Ghillebiert. Sau đó, nhóm CEPT GSM đưa ra một kế hoạch bao gồm việc trao đổi tin nhắn văn bản giữa các trạm di động thông qua hệ thống xử lý tin nhắn đang được sử dụng tại thời điểm đó.

Nguyên lý hoạt động của SMS

  • Một tin nhắn văn bản từ điện thoại di động sẽ được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ tin nhắn SMC (Stored Message Central), sau đó sẽ chuyển tiếp đến đích cần đến.
  • Tin nhắn SMS thường sử dụng một kênh riêng biệt để gửi và kiểm soát các tin nhắn. Vì vậy các cuộc gọi và các dạng tin nhắn khác sẽ không bị cản trở bởi SMS.
  • Kênh điều khiển này được sử dụng để theo dõi vị trí điện thoại của giúp tin nhắn có thể gửi chuẩn xác đến địa điểm mà đang đứng.

SMC có nhiệm vụ lưu trữ và chuyển tiếp tin nhắn đến và đi từ trạm di động cùng các tổ chức tin nhắn khác – thường là chính điện thoại di động.

Mã sms la gì
Tin nhắn SMS trên 1 điện thoại di động hiện đại ngày nay

Phân tích quá trình gửi nhận tin nhắn SMS

Giao thức và Định dạng dữ liệu chuẩn

Các tiêu chuẩn của tin nhắn SMS xác định những thông tin nào được gửi trong một tin nhắn, các bit của mã nhị phân tạo nên một lá thư và làm thế nào dữ liệu này được tổ chức, gửi và nhận qua lại giữa các thiết bị với nhau? Định dạng dữ liệu của một tin nhắn không chỉ có nội dung tin nhắn mà còn có thêm thời gian, số điện thoại gửi đến.

Chi tiết tin nhắn được mô tả từ các đơn vị giao thức PDU (Protocol Description Unit), trong các hình thức của một chuỗi hệ thập lục phân và bán số thập phân. Hệ thập lục phân là một hệ đếm có 16 ký tự, từ 0 đến 9 và từ A đến F để đại diện cho các giá trị từ 10 đến 15.

Mã sms la gì

Định dạng PDU bao gồm các mảng thông tin sau, vài bit đầu tiên chứa thông tin về nơi gửi đến, trong đó có trung tâm tin nhắn, số của người gửi. Các bit tiếp theo là chuỗi tin nhắn.

Tiếp theo, thông tin người gửi và người nhận được chuyển thành một dạng giao thức và một thẻ để xác định chương trình mã hóa dữ liệu đã được sử dụng. Thẻ xác định mã nhằm giúp trung tâm nhận tin nhắn biết được tin nhắn đã sử dụng chương trình mã hóa nào để giải mã lại tin nhắn đó. Ngoài ra còn có nhãn thời gian và thông tin về độ dài của tin nhắn.

Mã sms la gì

Đối với một bản tin, như đã đề cập, có chiều dài 160 ký tự, trong đó một ký tự được xác định bởi 7-bits bảng chữ cái GSM. Mỗi 7-bits là kết quả trong 128 ký tự có sẵn, số, và các dấu chấm câu. Ví dụ, 48656C6C6F trong bảng chữ cái GSM sẽ tương đương với từ “Hello”.

Như các thấy, có rất nhiều thông tin được gửi với một tin nhắn SMS hơn là chỉ một vài câu ngắn. Các phần quan trọng trong tin nhắn sẽ giúp tin nhắn đến đúng người nhận và đảm bảo việc giải mã đúng thông tin mà người gửi muốn nói.

Quá trình gửi & nhận dữ liệu

Một tin nhắn văn bản từ điện thoại di động sẽ được lưu trữ trong trung tâm lưu trữ tin nhắn SMC (Stored Message Central), sau đó sẽ chuyển tiếp đến đích cần đến. Tin nhắn SMS thường sử dụng một kênh riêng biệt để gửi và kiểm soát các tin nhắn. Vì vậy các cuộc gọi và các dạng tin nhắn khác sẽ không bị cản trở bởi SMS.

Mã sms la gì

Kênh điều khiển này được sử dụng để theo dõi vị trí điện thoại của giúp tin nhắn có thể gửi chuẩn xác đến địa điểm mà đang đứng.

Như đã đề cập, SMC có nhiệm vụ lưu trữ và chuyển tiếp tin nhắn đến và đi từ trạm di động cùng các tổ chức tin nhắn khác – thường là chính điện thoại di động. Lợi ích của việc lưu trữ là nhằm thông báo và gửi lại tin nếu người nhận chưa nhận được. Hoặc nếu người nhận đang ở ngoài vùng phủ sóng, mạng lỗi… thì tin nhắn vẫn được lưu trữ trong trung tâm và sẽ tự gửi lại khi người nhận đã kết nối trở lại.

Tuy nhiên, để tìm ra vị trí chính xác nơi tin nhắn sẽ được gửi tới thì SMC cần phải nhận được vị trí của người nhận. Và đây chính là HLR (Home Location Register) – nơi lưu trữ vị trí của thuê bao trong mạng. Nhưng quan trọng nhất, HLR cũng có thể theo dõi người dùng và cung cấp vị trí chính xác của thuê bao di động nếu di chuyển đến những nơi khác.

Trung tâm tin nhắn MSC có trách nhiệm chuyển thông tin tới các trạm di động (BSS) mà thuê bao đang ở trong vùng phủ sóng của trạm đó. Và BSS là thiết bị cuối cùng truyền tin nhắn đến điện thoại di động của , đó là một cuộc hành trình dài và phức tạp với 160 ký tự.

Cách gửi tin SMS như thế nào?

Rất đơn giản, mọi thiết bị điện thoại hoặc máy nhắn tin đều có chức năng hỗ trợ, giao diện sẽ khác nhau tùy vào dòng máy, và phiên bản hệ điều hành. Nhưng thao tác cơ bản nhất vẫn chỉ bao gồm: Mở ứng dụng nhắn tin trên thiết bị đó, soạn tin nhắn, chọn số điện thoại người nhận và bấm gửi đi.

Nguồn: SMS là gì? Tìm hiểu dịch vụ tin nhắn ngắn

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Không