Mẫu Biên bản xác nhận hàng hóa

Cho tôi hỏi về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa gồm những nội dung gì? Trường hợp hàng hoá đang được người nhận hàng nắm giữ thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ do ai chịu trách nhiệm? Cảm ơn!

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa năm 2022?

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa theo quy định hiện nay gồm những nội dung như sau:

Mẫu Biên bản xác nhận hàng hóa

Như vậy, mẫu biên bản giao nhận hàng hóa gồm những nội dung theo mẫu như trên.

Tải mẫu biên bản giao nhận hàng hóa: Tại đây

Quy định giao hàng và nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa?

Căn cứ Điều 34 Luật Thương mại 2005 quy định về giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa như sau:

"Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này."

Căn cứ Điều 56 Luật Thương mại 2005 quy định về việc nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

"Điều 56. Nhận hàng
Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng."

Như vậy, việc nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như trên.

Mẫu Biên bản xác nhận hàng hóa

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa mới nhất? Hàng hoá đang được người nhận hàng nắm giữ thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ do ai chịu trách nhiệm? (Hình từ internet)

Địa điểm và thời hạn giao hàng hóa, các chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định về địa điểm giao hàng được quy định như sau:

"Điều 35. Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán."

Như vậy, địa điểm giao hàng được pháp luật quy định như trên.

Căn cứ Điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng hóa được quy định như sau:

"Điều 37. Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng."

Như vậy, thời hạn giao hàng hóa được quy định như trên.

Căn cứ Điều 42 Luật Thương mại 2005 quy định về việc giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định như sau:

"Điều 42. Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại.
4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó."

Như vậy, việc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá được quy định như trên.

Hàng hoá đang được người nhận hàng nắm giữ thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ do ai chịu trách nhiệm?

Căn cứ Điều 59 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển được quy định như sau:

"Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua."

Trên đây là mẫu biên bản giao nhận hàng hóa và những nội dung liên quan đến vấn đề giao nhận hàng hóa mà người đọc có thể tham khảo.