Máu nóng máu lạnh là gì

Máu nóng máu lạnh là gì

Trên thực tế từ “nóng” hay “lạnh” ở đây không phải để chỉ nhiệt độ đặc trưng của từng loại máu. Thuật ngữ mô tả chính xác đặc điểm sinh học của động vật máu lạnh là động vật biến nhiệt. Hiểu một cách đơn giản nhiệt độ cơ thể của nhóm động vật này sẽ thay đổi tự do theo nhiệt độ môi trường xung quanh. Các đại diện của động vật biến nhiệt điển hình như: cá, động vật lưỡng cư, động vật bò sát.

Máu nóng máu lạnh là gì

Trái lại, với những loài động vật máu nóng hay “hằng nhiệt”, cơ thể luôn duy trì một nhiệt độ ổn định và thường cao hơn môi trường (do đó gọi là máu nóng) bằng các cơ chế cân bằng nội mô và điều hòa thân nhiệt. Lấy một ví dụ gần gũi nhất chính là con người. Khi lạnh chúng ta run cầm cập, động tác này sẽ làm ấm cơ thể. Ngược lại, khi thời tiết quá nóng, cơ thể sẽ tự động động đổ mồ hôi để làm mát.

Máu nóng máu lạnh là gì

Một buổi sáng, khi thức dậy bạn đột nhiên biến thành một sinh vật biến nhiệt, dám chắc rằng cuộc sống kể từ đó về sau của bạn sẽ thay đổi rất nhiều, kể cả tiêu cực lẫn tích cực!

Mặt tích cực

Mặt tích cực hiện hữu nhất của việc trở thành sinh vật biến nhiệt chính là hóa đơn cho các nhu yếu phẩm thường nhật sẽ giảm một cách đáng kể, bởi khẩu phần ăn cần thiết cho mỗi ngày sẽ không nhiều như trước nữa! Cần biết rằng, một trong những nguyên nhân khiến con người nói riêng và động vật hằng nhiệt nói chung ăn nhiều, chính là để tạo ra nguồn năng lượng phục vụ cho việc giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức ổn định. Do đó, khi để thân nhiệt “thả nổi” theo môi trường, một khoản năng lượng đáng kể sẽ không còn cần thiết nữa.

Máu nóng máu lạnh là gì

Trong trường hợp bạn là một tín đồ ẩm thực, việc vẫn ăn nhiều như trước không gây ra điều gì quá nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với mỡ thừa, bởi năng lượng khổng lồ mà số thức ăn “không cần thiết” này tạo ra, khi không được tiêu hao, sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo.

Việc trở thành một sinh vật biến nhiệt cũng mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe. Theo đó, ở nhiệt độ ở định xấp xỉ 37 độ C, cơ thể của con người là một môi trường tuyệt vời cho các loại vi trùng sinh sôi. Trong khi đó, nếu duy trì nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường (hầu như đều thấp hơn 37 độ C), đồng thời nó cũng biến động liên tục theo thời tiết thì các tác nhân gây bệnh sẽ khó thích ứng và phát triển hơn.

Máu nóng máu lạnh là gì

Ở một khía cạnh hàn lâm hơn, việc con người trở thành động vật hằng nhiệt sẽ giúp các nhiệm vụ du hành vũ trụ trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể, những phi hành gia lúc này có thể chìm vào trạng thái ngủ đông, tương tự như ở các loài sinh vật biến nhiệt khác. Ở trạng thái này, nhịp tim, nhịp thở và các hoạt động trao đổi chất sẽ đưa về mức rất thấp, và họ có thể tồn tại suốt thời gian dài chỉ với lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, cho phép phi hành gia có thể thực hiện các nhiệm vụ kéo dài hàng tháng, hàng năm trời với một nguồn thực phẩm dự trữ trên tàu giới hạn.

Máu nóng máu lạnh là gì

 Mặt tiêu cực

Chúng ta cũng nên đặt một câu hỏi phản biện: “Tại sao động vật hằng nhiệt lại phải giữ một thân nhiệt ổn định, trong khi việc này lại rất tốn năng lượng?”

Dưới góc nhìn sinh lý học, “hằng nhiệt” là một bước tiến hóa so với “biến nhiệt”. Việc cơ thể luôn duy trì ở một nhiệt độ cố định sẽ giúp các hoạt động trao đổi chất, cũng như các quá trình diễn ra trong cơ được tiến hành một cách hiệu quả nhất!

Để tất cả hệ thống trong cơ thể vẫn hoạt động trơn tru như trước đây, việc giữ ấm cơ thể sẽ chính là thử thách lớn nhất với một con người “máu lạnh” mỗi ngày. Do đó, dù giảm được tiền ăn uống nhưng bạn lại phải chi một khoản không nhỏ cho các trang phục giữ ấm hay các thiết bị sưởi cho ngôi nhà của mình.

Máu nóng máu lạnh là gì

Nếu chẳng may để nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp, hệ miễn dịch của bạn cũng theo đó mà hoạt động trì trệ, kém hiệu qủa. Lúc này, dù vi khuẩn không còn mạnh như trước nhưng với việc suy yếu của “hệ thống phòng thủ”, cũng khiến cuộc chiến giữa chúng ta và chúng thực sự rất căm go, và kết cục phụ thuộc một phần lớn vào việc chủ động giữ ấm của bạn.

Các loài động vật máu lạnh sống trên cạn thích nghi tốt nhất với điều kiện nhiệt độ trong khoảng 21-40 độ C. Điều này khiến các khu vực nằm gần đường xích đạo trở thành vùng đất sống có khi hậu lý tưởng nhất với loài người “máu lạnh”. Vấn đề là ở chỗ vì ai cũng muốn hưởng điều kiện tốt nhất nên dám chắc rằng, sẽ có những cuộc đại di cư ở quy mô toàn cầu.

Máu nóng máu lạnh là gì

Kết quả là các nước ở khu vực nhiệt đới bị bùng nổ dân số một cách đáng báo động. Trong khi đó, khu vực hàn đới lại gần như sẽ không còn ai sinh sống!

Minh Nhật

Tổng hợp

Động vật được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào cấu tạo cơ thể, hình dáng, kích thước… Nhưng trong tự nhiên các nhà khoa học thường chia động vật thành 2 loại là động vật máu lạnh và động vật máu nóng. Vậy động vật máu lạnh là gì? Chúng có những đặc điểm khác biệt gì với phần còn lại, hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu kiến thức sinh học thú vị này nha.

Khái niệm động vật máu lạnh là gì?

Động vật máu lạnh là động vật mà nhiệt độ của cơ thể chúng thay đổi theo nhiệt độ của môi trường xung quanh. Điều này có nghĩa là nếu gặp điều kiện nhiệt độ cao thì nhiệt độ cơ thể chúng sẽ tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ môi trường. Tương tự khi thời tiết lạnh thì nhiệt độ cơ thể của các loài động máu lạnh sẽ giảm xuống mức nhiệt độ thấp.

Do đó, chúng không có thân nhiệt ổn định. Chính vì lý do này mà những loài động vật máu lạnh không thể sống sót trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.

Động vật máu lạnh bao gồm các loài như bò sát, cá, lưỡng cư, côn trùng và động vật không xương sống khác.

Phân loại động vật máu lạnh

Động vật máu lạnh được chia làm 3 loại chính gồm Poikilothermy, Ectothermy và Heterothermy.

  • Poikilothermy: là trạng thái mà nhiệt độ bên trong của động vật có thể thay đổi, nhưng nhiệt độ cơ thể thường điều chỉnh bằng với nhiệt độ xung quanh của môi trường ngay lập tức.
  • Ectothermy: là cơ chế mà động vật sử dụng các điều kiện bên ngoài như mặt trời để kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng.
  • Poikilothermic: Là cách phân loại những loại động vật máu lạnh nói chung.

Những đặc điểm chính của động vật máu lạnh

  • Ở nhiệt độ ấm, động vật máu lạnh hoạt động nhiều hơn và có thể di chuyển nhanh hơn. Điều này xảy ra do các phản ứng kích hoạt bằng nhiệt cung cấp năng lượng để vận động các cơ.
  • Khi nhiệt độ giảm, các loài động vật máu lạnh thường ít hoạt động hơn hoặc ngủ đông để tránh lạnh.
  • Những loài cá máu lạnh sẽ di chuyển đến vùng nước sâu hơn và ấm hơn để trú đông. Có một số loài cá có một loại protein đặc biệt trong máu với đặc tính chống đông cứng.
  • Loài côn trùng thì di chuyển dưới lòng đất hoặc đến các khu vực ấm hơn để tránh cái lạnh mùa đông.
  • Khi chúng chuyển từ nhiệt độ này sang nhiệt độ khác, nhiệt độ cơ thể của chúng có thể thay đổi đáng kể, vì vậy chúng phải phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và nước để kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
  • Sự phân bố của các loài động vật máu lạnh bị hạn chế trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước vì phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường cho các hoạt động trao đổi chất của chúng.
  • Động vật máu lạnh có cấu trúc bộ gen phức tạp hơn những động vật máu nóng cùng sống trong vùng sinh thái như trong trường hợp của loài ếch.
  • Các động vật ưa nhiệt độ cao không có hệ thống cơ quan phức tạp như não hoặc cánh vì quá trình trao đổi chất của chúng thay đổi liên tục. 

Ví dụ các loại động vật máu lạnh phổ biến 

Cá là loài động vật máu lạnh chiếm số lượng đông nhất trên thế giới hiện nay, tất cả các loài cá đều có những đặc điểm sau:

Cá là một nhóm động vật máu lạnh 

  • Do đó có nhiệt độ cơ thể thay đổi khi chúng di chuyển trong môi trường xung quanh với các nhiệt độ khác nhau.
  • Các nguồn nước có nhiệt độ khác nhau ở các độ cao khác nhau. Do đó, khi cá di chuyển từ độ sâu này sang độ sâu khác, thân nhiệt của chúng cũng dao động theo.
  • Sự thay đổi đột ngột trong môi trường có thể gây ra những thay đổi lớn trong quá trình trao đổi chất, cân bằng chất lỏng – điện giải và mối quan hệ axit-bazơ ở cá.
  • Cá sống ở vùng cực bắc tạo ra chất chống đông làm giảm điểm đóng băng của chất lỏng trong cơ thể, do đó bảo vệ chúng khỏi nước lạnh.

Cá sấu là động vật máu lạnh

Cá sấu là loài bò sát máu lạnh có thân nhiệt thay đổi tiêu biểu nhất, chúng có một vài đặc điểm gồm:

  • Cá sấu hay mở miệng thật to khi ngủ hay nghỉ ngơi để làm mát não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Các đầu dây thần kinh ngoại vi chuyên biệt có trên da của hầu hết các loài bò sát có thể phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Xem thêm: Loài chim nào thông minh nhất thế giới?

Điểm khác nhau giữa động vật máu nóng và động vật máu lạnh

Giữa hai loài sinh vật này có rất nhiều đặc điểm khác nhau gồm:

Động vật máu nóng:

  • Động vật máu nóng là động vật có khả năng duy trì thân nhiệt gần như không đổi bất kể nhiệt độ của môi trường thay đổi như thế nào.
  • Động vật máu nóng còn được gọi là động vật hằng nhiệt.
  • Thông thường, nhiệt độ cơ thể của chúng không đổi và dao động trong khoảng 35-40 °C
  • Ở động vật máu nóng, sự thay đổi môi trường không ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất.
  • Hầu như đa số các loài động vật máu nóng không ngủ đông trừ một số loài đặc biệt như gấu nâu, gấu bắc cực…
  • Động vật máu nóng có hệ thống cơ quan phức tạp.
  • Động vật máu nóng thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để điều hòa thân nhiệt, bao gồm các hoạt động trao đổi chất và các hoạt động thích nghi như đổ mồ hôi, thở, di cư, thay đổi diện tích bề mặt cơ thể theo tỷ lệ thể tích cơ thể…
  • Động vật máu nóng có hệ thống miễn dịch mạnh hơn động vật máu lạnh.
  • Động vật máu nóng có thể tạo ra nhiệt độ trong cơ thể mình.
  • Động vật máu nóng nhanh chóng tự thích nghi với mọi điều kiện môi trường và nhiệt độ.
  • Chúng tạo ra nhiệt từ việc tiêu thụ thức ăn.
  • Bộ gen ở hầu hết các loài động vật máu nóng có độ phức tạp đơn giản hơn động vật máu lạnh.
  • Chất béo rất cần thiết cho động vật máu nóng vì nó giúp duy trì thân nhiệt, đặc biệt là đối với các loài động vật như hải cẩu và cá voi, sống trong trong điều kiện nhiệt độ lạnh.
  • Các loài chim và động vật có vú là những ví dụ về động vật máu nóng.

Động vật máu lạnh

  • Động vật máu lạnh là động vật không có khả năng điều hòa thân nhiệt theo nhiệt độ xung quanh.
  • Động vật máu lạnh còn được gọi là động vật biến nhiệt.
  • Nhiệt độ cơ thể của động vật máu nóng không cố định mà thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
  • Tốc độ trao đổi chất của động vật máu lạnh phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ môi trường.
  • Động vật máu lạnh có cấu tạo cơ thể đơn giản.
  • Động vật máu lạnh điều chỉnh nhiệt trong cơ thể bằng các hoạt động như phơi năng, thay đổi màu sắc cơ thể.
  • Chúng thu được năng lượng dưới dạng nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để tồn tại.
  • Động vật máu lạnh không thể tồn tại trong bất kỳ nhiệt độ và điều kiện khắc nghiệt nào.
  • Động vật máu lạnh không thể tạo ra nhiệt trong cơ thể, chúng chủ yếu phụ thuộc vào ánh nắng mặt trời và nhiệt từ môi trường xung quanh.
  • Bộ gen ở một số động vật máu lạnh có cấu tạo phức tạp hơn động vật máu nóng.
  • Quá nhiều chất béo khiến cơ thể của động vật máu lạnh quá nóng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Các loài động vật không xương sống như cá, cá mập, ếch, cá sấu là một số ví dụ về động vật máu lạnh.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi động vật máu lạnh là gì? Sự khác nhau giữa động vật máu nóng và động vật máu lạnh.