Mẹ bầu 20 tuần tăng bao nhiêu cân

Ở tuần 20, thai nhi đã có kích thước bằng một quả chuối, những phản ứng về âm thanh, trườn, đạp cũng rõ ràng hơn. Đây cũng là giai đoạn mẹ cần tăng cân hợp lý để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, thai 20 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là hợp lý?

Mục lục

Sự thay đổi của mẹ trong tuần 20 của thai kỳ

Tuần 20 tương đương với tháng thứ 5 của thai kỳ, đây là giai đoạn bé tăng tốc phát triển cả về thể chất và hình dáng. Sự hoàn chỉnh về bộ phận sinh dục sẽ hình thành hoàn chỉnh trong giai đoạn này.

Mẹ bầu 20 tuần tăng bao nhiêu cân
Thai 20 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg

Lúc này tử cung còn rất nhiều khoảng trống và bạn sẽ thấy bé có hiện tượng vặn mình, nhào lộn, “tập võ” trong bụng.

Đây cũng là giai đoạn hầu hết các mẹ đã hết nghén, bụng chưa quá to nên còn cảm thấy thoải mái, vận động dễ dàng.

Tuy nhiên, lúc này thai đã to dần, mẹ cũng không tránh khỏi cảm giác đau nhức ở vùng bụng dưới, lưng, đau dây chằng xương chậu. Cảm giác đau sẽ tăng nếu mẹ đổi tư thế đột ngột. Một số mẹ sẽ thấy những vấn đề về da: mẩn ngứa, mề đay,…và mẹ cũng tăng cân rất nhanh trong từ tuần 20 trở đi.

Đừng quá lo lắng, đây là biểu hiện cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Thai 20 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Tăng cân là biểu hiện tích cực, cho thấy sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, nếu tăng quá nhiều hoặc quá ít đều không có lợi cho cả mẹ và bé. Vậy, thai 20 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là hợp lý?

Cân nặng của sản phụ không giống nhau, mức tăng còn phụ thuộc vào cơ địa, các bệnh lý nền, chế độ dinh dưỡng,…Tuy nhiên, vẫn sẽ có những mức “chuẩn” được các bác sĩ đưa ra và khuyến cáo các mẹ bầu nên cố gắng tuân thủ nhằm giảm thiểu các biến chứng trong giai đoạn thai kỳ:

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về số cân nặng các mẹ bầu nên tăng trong từng giai đoạn thai kỳ phụ thuộc vào chỉ số khối (BMI) của cơ thể:

 Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)

Với chỉ số BMI: 18,5 – 24,9 (bình thường) thì mẹ tăng khoảng 10 – 12 kg là hợp lý. Cụ thể mức tăng của từng quý như sau:

  • 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg
  • 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 – 5 kg
  • 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 – 6 kg

Với chỉ số BMI <18,5 (gầy) thì mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

Với chỉ số BMI: > hoặc = 25 (thừa cân, béo phì) thì mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.

Như vậy, thai 20 tuần, mẹ bầu nên tăng khoảng 1,5 – 2kg/ tháng. Chú ý nên kiểm tra cân nặng thường xuyên và liên hệ bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hoặc quá 3 kg mỗi tháng.

 Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ tăng cân quá nhiều hoặc quá ít?

Tăng cân là điều đương nhiên với tất cả các mẹ bầu, tuy nhiên tăng quá nhiều hoặc quá ít đều là cảnh báo bất thường, gây hại cho sản phụ và thai nhi. Dưới đây là những rủi ro khi sản phụ tăng cân vượt hoặc dưới “chuẩn” mà bạn cần nắm rõ:

* Trường hợp mẹ bầu tăng cân nhiều, tăng nhanh (trên 3 kg/tháng):

  • Con quá to khiến mẹ khó điều chỉnh cân nặng về sau khiến nhiều mẹ khó sinh, trường hợp phải sinh mổ khi con to khá nhiều.
  • Mẹ dễ mắc các vấn đề về tiểu đường thai kỳ.
  • Gia tăng áp lực lên vùng xương chậu, dây chằng, xương chậu,…dễ dẫn đến táo bón, trĩ, tiểu không tự chủ, đau lưng, đau xương khớp, phù nề sớm,…
  • Khả năng huyết áp cao và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén
  • Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận.
  • Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường.

* Đối với mẹ bầu tăng cân quá ít (dưới 1kg/ tháng)

  • Gia tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân.
  • Ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, đặc biệt là sau sinh.
  • Trả chậm tăng trưởng trong tử cung, suy thai, sảy thai.

Mách mẹ bầu 20 tuần tăng cân hợp lý, an toàn, đúng “chuẩn”:

* Chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng, lành mạnh:

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của mẹ bầu và chính thai nhi. Do đó, mẹ cần ăn đa dạng và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:

  • Nhóm chất bột (bao gồm gạo, lúa, ngôm khoai, sẵn,…)
  • Nhóm chất đạm (bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ngũ cốc,…)
  • Nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc, bơ,…)
  • Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (bao gồm các loại trái cây, rau củ quả).

Khi đáp ứng được 4 nhóm thực phẩm này, bạn đã cung cấp cho cơ thể và thai nhi nguồn vitamin và khoáng chất đủ để giúp quá trình tăng trưởng của bé hoàn thiện và mẹ tăng cân hợp lý:

  • Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: rau củ quả, rau lá xanh đậm, ngũ cốc, đạm động vật,….
  • Canxi: sữa, trứng, phô mai, sữa chua…
  • Acid folic: giúp giảm dị tật liên quan đến hệ thần kinh, có nhiều trong gan động vật, rau có màu xanh thẫm, đậu,….
  • Omega 3: Trong thành phần dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá…
  • Protein: cá, gà, thịt, trứng và đậu, giúp cho quá trình tạo cơ, xương và tạo máu.
  • Sắt: Rất quan trọng trong sự tạo máu, vận chuyển oxy, có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt đỏ,…
  • Kẽm: Rất giàu trong cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa. Kẽm là nguyên tố cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của em bé trong thai kỳ và sau sinh.
  • Iốt: giúp não bé phát triển toàn diện.

* Cùng với đó, mỗi ngày mẹ bầu nên uống 2 – 3 lít nước để tránh thiếu ối, đồng thời đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp hệ bài tiết hoạt động trơn tru,…điều này có ý nghĩa rất lớn giúp mẹ bầu duy trì vóc dáng với mức cân nặng phù hợp.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin để bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể mà thực phẩm hàng ngày cung cấp chưa đủ. Không tự ý sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, mua ở những nơi uy tín để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong suốt giai đoạn thai kỳ.

* Chế độ sinh hoạt:

  • Phụ nữ mang thai không nên làm việc nặng, quá sức, không với lên quá cao. Hãy nghỉ ngơi, làm việc một cách hợp lý trong khả năng.. Trong khi làm việc, nên nghỉ giải lao hợp lý
  • Giai đoạn cuối của thai kỳ, bà bầu cần vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ, chú ý đến mức cân nặng để dễ dàng sinh thường khi có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng, nên ngủ trưa khoảng 30 phút vừa đủ để phục hồi cơ thể. Ngủ quá nhiều cũng gây ra cảm giác mệt mỏi.
  • Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh xảy ra căng thẳng, lo âu phiền muộn.
  • Hạn chế đi xa, nên có người thân bên cạnh trong những tháng cuối của thai kỳ.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn.

* Sản phụ cũng nên khám thai định kỳ để theo dõi những vấn đề bất thường của bản thân và thai nhi để có hướng can thiệp, điều chỉnh phù hợp.

Mọi thắc mắc về vấn đề thai 20 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg thì hợp lý, bạn đọc có thể liên hệ đến số Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc cổng chát trực tuyến tại cổng website của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Thai 20 tuần tăng bao nhiêu kg?

1. Những thay đổi về cơ thể của sản phụ Ở tuần thứ 20, đỉnh tử cung bây giờ ngang với rốn của sản phụ và số cân nặng tăng có thể từ 3,6 kg đến 4,5 kg vào thời điểm này. Dự kiến sẽ tăng 0,23 đến 0,45 kg mỗi tuần trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.

Bầu 5 tháng tăng bao nhiêu kg là chuẩn?

- Tháng thứ 5: Trong tháng, mẹ tăng cân theo từng tuần, mỗi tuần khoảng 0,5kg. Chế độ dinh dưỡng thời điểm này quan trọng. Thai nhi ngày một lớn hơn và phát triển tối đa về thể chất cũng như trí não. Cân nặng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 3kg.

Bà bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bà bầu nên tăng cân trong khoảng 1,5 đến 2 kg mỗi tháng. Ngoài ra, nên kiểm tra cân nặng đều đặn và thăm khám bác sĩ để được tư vấn nếu tăng ít hơn 1 kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

Bầu 17 tuần tăng bao nhiêu cân là vừa?

Trước khi có bầu mẹ có cân nặng bình thường, thì mức tăng cân khoảng 10-12kg. Trước khi có bầu mẹ nhẹ cân, thì mức tăng cân nên khoảng 12-18kg. Trước khi có bầu mẹ thừa cân, thì mức tăng cân nên khoảng 6-11kg.