Minh chứng một số sáng tạo phá cách trong quy phạm, ước lệ

Tính Quy Phạm Và Sự Phá Vỡ Nó Trong Thể Loại Thơ Đường Luật Văn Học Trung ĐạiViệt Nam-1Bùi Tuý Phượng1. Khái niệm1.1. Thể loại Đường luậtThơ Đường là khái niệm khá co dãn, có khi chỉ tất cả những bài thơ được sáng tác vào đờiĐường ở Trung Quốc (bất kể thuộc thể thơ nào), có khi lại chỉ tất cả các bài thơ làm theo thểĐường luật (bất kể được sáng tác vào lúc nào, ở Trung Quốc hay Việt Nam).Cách dùng sau chỉ là theo tập quán.Thơ Đường luật còn gọi là thơ cận thểThơ Đường luật là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ thời nhà Đường ởTrung Quốc. Thơ Đường luật có ba dạng chính: thơ bát cú (mỗi bài tám câu); thơ tuyệt cú (mỗibài bốn câu) và thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật), trong đó thơ bát cú, nhất là thấtngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) được coi là dạng cơ bản, vì từ đó có thể suy ratất cả các dạng khác của thơ Đường luật.Thơ Đường được du nhập vào nước ta từ khá sớm, khi văn học viết Việt Nam (thế kỷ XI) hìnhthành thì thơ Đường đã có mặt. Ngay từ những bài kệ của các vị sư đời Lý đã có sự ảnh hưởngvà chi phối của thơ Đường. Hầu như tất cả các nhà thơ nổi danh của văn học trung đại Việtnam, ai cũng có thơ Đường. Và mãi đến ngày nay, vẫn còn nhiều người ưa thích, thuộc thơĐường, và làm thơ Đường.Thơ Đường luật ở Việt Nam có các dạng văn bản cơ bản: văn bản Hán; văn bản Nôm; văn bảnQuốc ngữ và cả hiện tượng liên văn bản Hán – Nôm.1.2. Tính quy phạm trong văn học trung đại Việt NamSách giáo khoa Văn học lớp 10 (chỉnh lý hợp nhất năm 2000), trình bày trong bài Khái quát vănhọc Việt Nam từ TK X – hết TK XIX, có mục III: Mấy yếu tố lớn về hình thức.Ở đó, có ba ý:1. Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hóa hình thức văn học2. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm3. Phạm vi và quy mô kết tinh nghệ thuật của văn họcTrong đó, mục 2, tác giả sách giáo khoa viết:Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ởtập quán và tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn,đã thành công thức. Về mặt hình thức, tính quy phạm đó thể hiện ở việc sử dụng các thể loạivăn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất, ở cách sử dụng văn liệu,thi liệu đã thành những motif quen thuộc. Tính quy phạm còn là việc đề cao phép đối (…), tínhquy phạm như trên đã tạo ra một kiểu ước lệ mang đặc điểm riêng là thiên về công thức, trừutượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật.Nhưng cha ông cha ta trên đường sáng tạo văn học, đã từng bước tìm cách phá vỡ tính quyphạm đó để cho hồn thơ, tài thơ, hồn văn, tài văn của mình nở hoa kết trái tự nhiên lắm màu sắchơn, ngọt dịu hơn. Việc sáng tạo ra ba thể: thơ lục bát, song thất lục bát và hát nói, việc tăngcường khai thác kho tàng ngôn ngữ dân gian, việc phát huy ý thức văn học phản ánh cuộc sống,cùng với khuynh hướng dân chủ hóa trong văn học, … tất cả đã dần dần phá vỡ tính quy phạmcủa văn học trung đại [89 – 90]Trong Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng môn Ngữ Văn 10, do Bộ Giáo dụcvà Đào tạo ban hành, phần Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, chươngtrình nâng cao trình bày:(…) Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật: tính sùng cổ, tính tượng trưng và ước lệ; sáng tácvới tính quy phạm chặt chẽ nhưng cũng luôn phá vỡ tính quy phạm để tạo nên những sáng tạođộc đáo. [trang 139, NXB Giáo dục, 2010]Trong Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, GS. Lê Trí Viễn dùng một lượng trang khá lớn đểlàm sáng tỏ khái niệm này. Ông cho rằng: Quy phạm với nghĩa thường nhất là đảm bảo ở mộtnơi nào đó hoạt động có tổ chức, nề nếp đạt hiệu quả cao. Nó là biểu hiện của văn minh, vănhoá ở mỗi con người, ở một cộng đồng, ở cả một xã hội. Dùng một thuật ngữ xưa thì nó là biểuhiện của chữ “lễ”. [227], đến phần “quy phạm trong văn học”, tác giả viết “quy phạm có mặt từcái nhỏ đến cái lớn, bất kỳ đâu cũng có khuôn phép”; sau đó, ông dành nhiều trang viết để phântích tính quy phạm trong thơ “cận thể” (Đường luật).Từ điển thuật ngữ văn học, không khái niệm này. Từ điển văn học (bộ mới), và 150 thuật ngữvăn học mục quy phạm nghệ thuật, đều của tác giả Lại Nguyên Ân, ông viết: Khái niệm chỉ hệthống những biểu trưng và ngữ nghĩa nghệ thuật được quy chuẩn, cố định hóa. Quy phạm nghệthuật có vai trò lớn đối với những thời đại văn hóa được tổ chức nghiêm ngặt, chủ yếu là vănhọc cổ đại và trung đại, trước thời đại chủ nghĩa lãng mạn.Sau đó, ông viết tiếp: Vấn đề lý giải một cách phi quy phạm là vấn đề thường mang tính thời sựvà có tác dụng tích cực trong văn học thế giới (…) Khi các cơ sở hệ tư tưởng mất đi, khi cácchuẩn mực thẩm mỹ chung bị tan rã, quy phạm sẽ không còn tồn tại như một chỉnh thể thốngnhất. [1485 – 1486]Từ những vấn đề trên chúng tôi đưa ra những nhận xét bước đầu sau đây:Thứ nhất, khái niệm tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm chỉ mang tính tương đối. Bởi đờisống văn học Việt Nam trung đại vốn rất phức tạp và nó coi sự hỗn dung như là một điều hiểnnhiên tất yếu. Cũng chính vì thế, nhiều học giả phải dùng hai khái niệm song hành để cùng chỉmột hiện tượng, mà tính quy phá và sự phá vỡ quy phạm là một ví dụ điển hình sinh động nhất.Thứ hai, như trên đã nói, chúng tôi cũng xin nhấn mạnh thêm rằng tuy về đề tài hay quan niệmnghệ thuật về con người nếu cố sức ta cũng có thể ít nhiều phân biệt được đâu là biểu hiện củatính quy phạm và đâu là những biểu hiện quy phạm, song rạch ròi như vậy là không nên và khócó thể mang tính chính xác khoa học. Bởi khi ấy, ta muốn tách biệt những điều mà cả nội hàmlẫn ngoại diên của nó đã rất khắng khít.Thứ ba, chúng tôi cho rằng ngay trong một thể loại, thơ Đường luật chẳng hạn vừa có tính quyphạm, nhưng cũng vừa có sự phá vỡ tính quy phạm. Ta cũng không thể nó thể lục bát, haysong thất lục bát, hát nói (những thể loại nội sinh) là hoàn toàn phá vỡ tính quy, tính quy phạmtrong từng thể loại này cũng được biểu hiện ở những mặt nhất định.Để tiện theo dõi chúng tôi lập bảng tổng hợp nhằm đối sánh giữa tính quy phạm và phi quyphạm trong thơ Đường luật của văn học Việt Nam trung đại2. Những biểu hiện của sự phá vỡ tính quy phạm trong thể thơ Đường luật văn học trungđại Việt Nam2.1. Quan niệm nghệ thuật trong thơ Đường luật văn học Việt Nam trung đại2.1.1. Thứ nhất, thơ là để nói tâm, chí, đạoThế kỷ XIII, vua Trần Thái Tông đã khẳng khái tuyên bố: Văn bút tảo thiên quân chi trận, TrầnQuang Khải thì hào hứng:Thái bình tu trí lựcVạn cổ thử giang san(Tụng giá hoàn kinh sư)Đến thế kỷ XV, Nguyễn Trãi quan niệm rằng:Văn chương chép lấy đôi câu thánhSự nghiệp tua gìn phải đạo trungTrừ độc trừ gian trừ bạo ngượcCó nhân, có trí, có anh hùng(Bảo kính cảnh giới, số 5)Nhìn sâu thêm trong các câu thơ được gọi là tuyên ngôn giáo huấn, tỏ chí là hình ảnh của thiênnhiên, là những câu thơ tự tình, tự thuật:- Quốc thù vị báo đầu tiên bạchKỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma(Cảm hoài – Đặng Dung)- Rượu đến cội cây ta sẽ uốngNhìn xem phú quý tựa chiêm bao(Nhàn – Nguyễn Bình Khiêm)- Son phấn hữu thần liên tử hậuVăn chương vô mệnh lụy phần dư(Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du)- Tựa gối ôm cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp đọng dưới chân bào(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)Hay như Nguyễn Công Trứ, khẳng định chí làm trai của mình:- Đã mang tiếng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông(Chí làm trai)- Trong lăng miếu ra tài lương đốngNgoài biên thùy rạch mũi can tương(Nguyễn Công Trứ)v.v…Nguyễn Đình Chiểu, ở thế kỷ XIX, cũng học theo ngòi bút chí công mà khẳng định:Chở bao nhiêu đại thuyền không khẳmĐâm mấy thằng gian bút chẳng tà.Phạm Nguyễn Du nhận định: Thơ là một loại hình nghệ thuật đấy thôi, …Các vị hiền triết xưa cóđủ đạo, đức, nhân nhưng đôi khi kém về bên nghệ thuật. Có lẽ nghệ thuật phần nhiều tự năngkhiếu mà ra (Bạt Tồn Am di thảo)2.1.2. Thứ hai, thơ để tự trào, châm biếm, mỉa mai, đả kích, …Bên cạnh những quan niệm chính thống, cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến ViệtNam, sang thế kỷ XVIII – XIX, quan niệm về văn chương trong thơ Đường luật ở Việt Nam cũngsự chuyển biến, nó không theo sự chuẩn mực định sẵn của các thế kỷ trước đó nữa. Ngay cảhình tượng tác giả của nó cũng không còn là những bậc túc Nho “tháng ngày bao quản sânTrình lao đao” nữa: Hồ Xuân Hương nhắn gửi:Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơLại đây chị dạy học làm thơSang cuối thế XIX, đầu thế kỷ XX, khi mà:Còn có ra gì cái chữ NhoÔng nghè ông cống cũng nằm coThì Tú Xương cũng ngậm ngùi, đau đớn: Vứt bút lông đi, lấy bút chì!Và ở đó, thơ được thể hiện như những cách tự bạch, tự tràoQuả cau nhỏ nhỏ quả trầu hồiNày của Xuân Hương mới quệt rồi(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)Bất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như(Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du)Hay:Cũng cờ cũng biển cũng cân đaiCũng gọi ông Nghè có kém ai(…) Ghé tréo lọng xanh ngồi bảnh chọeTưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi(Tiến sĩ giấy – Nguyễn Khuyến)Trên ghế bà đầm ngoi đít vịtDưới sân ông cử ngẩng đầu rồng(Giễu người thi đỗ – Trần Tế Xương)2.2. Quan điểm thẩm mỹNgười trung đại thể hiện quan điểm thẩm mỹ của mình trong thơ ca.Thứ nhất, quan hệ ngòi bút với lý tưởngTrần Thánh Tông cho rằng: Vạn tượng sinh hào đoan (Muôn nghìn hình ảnh đều nảy sinh dướiđầu ngọn bút), Trần Nhân Tông, trong Đại giác thần quang tự, viết:Thập nhị lâu đài khai họa trụcTam thiên thế giới nhị thi mâuNguyễn Trãi thì tinh tế với hình ảnh:Ngư ca tam xướng yên hồ khoátMục địch nhất thanh thiên nguyệt caoSang thế kỷ XV, khi Đại Việt đang phát triển hùng cường, Lê Thánh Tông bày tỏ quan niệm vềcái đẹp trong thi ca:Hùng từ lạn lạn lăn tiêu hánDiệu cú dương dương khấp quỷ thầnTrên đây là những ý kiến thể hiện một khía cạnh, một quan điểm chính thống về cái đẹp thờitrung đại:Đạo bút phải dùng tài đã vẹnChỉ thư nấy chép chuyện càng chuyênVệ Nam mãi mãi ra tay thướcĐiện Bắc đà đà yên phận tiên(Bảo kính cảnh giới, bài 6, Nguyễn Trãi)Thứ hai, quan hệ giữa nghệ thuật với tính chân thật trong đời sốngNgay trong thời dùng thơ để nói tâm, thể hiện chí, đạo, vẫn không thiếu những ý kiến nhận thứcvề cách tả chân, tả thực của ngòi bút và những giá trị của nó. Đinh Củng Viên trong Cổ đườngđồ, viết:Thế thượng hữu thùy cùng biến diệtBút đoan vô khẩu ngữ hưng vongPhạm Nhữ Dục trong Tân mai kiều ngoạn nguyệt cũng viết:Nhân gian thử cảnh thùy miêu đắcTá dữ thi ông vị tả chânNgô Thời Sĩ nói: Văn chương có quan hệ với vận đời (Thượng tứ điêu khải). Ngô Thời Nhậm thìcho rằng Làm thơ phải gửi tâm tình vào sự vật (Bàn về thơ cùng Phan huy Ích)Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Đồ Chiểu bày tỏ:Mặc dù hai chữ tả hoàiViệc xưa, được mất, bởi ai, có gì?Thứ ba, chúng tôi muốn đề cập đến quan niệm chính thống của các triều đình phong kiến vớiviệc “khinh Nôm, trọng Hán”. Tiêu biểu nhất cho các “sắc chỉ” ấy là 47 điều giáo hóa, được NhữĐình Toản diễn Nôm để thông báo cho toàn dân, nho sĩ, … theo “lệnh” của chúa Trịnh Doanh:Ngũ kinh chư sử xưa nayVới chư tử tập cùng rày văn chươngDại bèn có ích đạo thườngMới nên san bản bốn phương thông hànhKì như Thích, Đạo, phi kinhLời tà, mối lạ, tập tành truyện ngoaCùng là truyện cũ nôm naHết thơ tập ấy, lại ca khúc nàyTiếng dâm dễ khiến người sayChớ cho in bản hại ngay thói thuần, …Như vậy, theo quan niệm chúng thống thì đúng là “nôm na cha mách qué”!2.3. Đề tàiTheo “Thơ Nôm Đương luật”, của Lã Nhâm Thìn (Nxb Giáo dục, H. 1998), chúng tôi dẫn lại cácbảng thống kê về đề tài trong thơ Nôm Đường luật để làm căn cứ đối sánh:Như vậy, phần còn lại ở các tập thơ là những đề tài, chủ đề khác. Nó có thể mang những chủđề như tự trào, chế giễu, … Tương tư, Bỡn cô đào già, Bỡn nhân tình, … (Nguyễn Công Trứ),Hang Cắc Cớ, Mắng học trò dốt, Vịnh cái quạt, Sư hổ mang,… (Hồ Xuân Hương), Giễu ngườithi đỗ, Bỡn tri phủ Xuân Trường, Hễ mai thi hỏng, … (Tú Xương), Tặng Bà Hậu Cẩm, Hỏi thămquan tuần mất cướp, … (Nguyễn Khuyến), … Các chọn đề tài như vậy theo chúng tôi cũng làmột biểu hiện của sự phá vỡ tính quy phạm thể loại.2.4. Yếu tố tự sựTheo Wellec và Warren, vấn đề chủ yếu của phương pháp tự sự là ở cách xử lý mối quan hệgiữa người kể chuyện và câu chuyện của anh ta, ở cách tổ chức lời văn kể chuyện để tạo ramột chuyện mới [theo Trần Đình Sử, 128]. Trần Đình Sử còn cho biết thêm: “nói đến nghệ thuậtkể chuyện, ngày nay người ta không còn giản đơn nới tới cách kể theo ngôi thứ nhất hay thứ bamột cách bề ngoài, mà tìm vào những yếu bên trong đã chi phối đặc điểm và chất lượng củacác ngôi kể ấy. Ngôi kể vẫn có ý nghĩa riêng trong việc tạo thành giọng điệu kể, một điều khôngthể coi nhẹ. Nhưng lý thuyết tự sự hiện đại đã nói đến điểm nhìn, tiêu cự, tức là nói đến phươngpháp cảm nhận, nhìn thấy con người và sự vật được kể. Phương pháp tự sự thực chất làphương pháp nhìn thấy sự việc và con người, phương pháp phát hiện về con người” [128, 182].Từ trước đến nay, ít công trình nghiên cứu nào đề cập đến yếu tố tự sự trong thơ Đường luật.Chúng tôi cũng đồng quan niệm cho rằng thơ Đường luật là thơ tự tình (như cách nói của TrầnĐình Sử trong Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung địa Việt Nam). Song qua khảo sát thực tế,chúng tôi nhận thấy có bốn tác phẩm viết theo thể thơ Đường thể hiện rõ những yếu tố tự sựnhư lý luận đã nêu trên.Ở tác phẩm bằng Hán tự, Hương miệt hành có thể xem là một truyện thơ. Với thể hành, thơ cổphong Trung Quốc, tác phẩm gồm 102 câu thất ngôn. Đây là thiên diễm tình tự do, phóngkhoáng, ngọt ngào, trung hậu. Truyện có nguồn gốc từ cổ tích, tạp kịch, ca khúc, … ở TrungQuốc.Truyện không nói đến luân lý lễ giáo của đạo Nho, mà dùng thuyết “an bài”, “thiền định” của đạoPhật để biện minh cho tình yêu tự do. Xin trích một đoạn như minh chứng cho yếu tố tự sựtrong thể thơ này:(…) A nương độc bãi động phương tâmLục sầu hồng tiêu bất tự câmHoa ảnh bán liêm xuân tịch tịch,Hương yên cô trướng dạ trầm trầmNgọc chỉ tài thành thư bán bứcTại linh Hồng Hạnh truyền tiêu tứcLý lang đạp nguyệt đáo hoa viênHân nhiên nhất kiến như cựu thức,Đê thanh thâu ngữ phạn nhân tri,Khoản khúc tình hoài tưởng biệt kỳ. (…)Tô Công phụng sứ là tác phẩm gồm 24 bài thơ Đường luật, không ghi tác giả và thời đại xuấthiện. Tác phẩm thuật chuyện Tô Võ (Vũ) đời Hán đi sứ Hung Nô, bị bắt giữ và gần 20 năm saumới được tha về. Khi đó râu tóc bạc phơ, cờ mao tiết chỉ còn trơ cán. Yếu tố tự sự trong cáchbài thơ Đường luật là cách dùng thơ dựng chuyện của tác giả:GỬI THƯ MƯỢN NHẠNKhôn lấy mỗi thơm dỗ tiết ngay,Cho nên lưu lạc nước non nàyBốn mùa đắp đỗi kho trăng gióMột áng thừa lưa lộc tháng ngàyChẳng những lòng vàng trên bể BắcĐã nguyền lầu bạc dưới đền tâyTấc niềm bộc bạch hàng thư lụa,Phó mặc bên trời chiếc nhạn bayTruyện Vương Tương (Truyện Chiêu Quân cống Hồ) là một truyện Nôm khuyết danh viết bằngthể thơ Đường luật gồm cả bát cú và tứ tuyệt. Đây là một trong những truyện Nôm sớm nhấthiện còn được biết đến. Yếu tố tự sự qua 46 bài thơ Đường luật đã cho người đọc dựng lại câuchuyện về người con gái tài sắc tên là Vương Chiêu Quân cung nhân đời Hán Nguyên Đế. Vìnhan sắc mà nàng được tuyền vào cung, nhưng vì không có tiền đút lót cho tên Mao Diên Thọ,nên y vẽ nàng rất xấu dâng lên vua. Vua không ngó ngàng tới. Đến khi vua Hung Nô buộc HánĐế phải gả mỹ nhân, Chiêu Quân được chọn cống Hồ. Trước khi lên đường, vua cho nàng vàobệ kiến. Thấy nhan sắc khuynh thành của nàng, vua Hán quyến luyến muốn hủy lời với HungNô, triều thần can gián, vua buộc phải cho Chiêu Quân đi. Sang đất khách, Chiêu Quân tự tử.Xin dẫn lại một bài trong truyện:VƯƠNG TƯỜNG BÁI YẾTTừ nan khôn chối việc quân vươngDòi dõi thêm đau nỗi đoạn trườngKhúm núm cúi đầu ngoài bệ ngọcThẹn thùng ra mặt trước nhà vàngMặt hoa rười rượi dường đeo tuyếtMày liễu rầu rầu dáng ủ sươngHang thẳm phen này xuân nỡ phụLòng quỳ khôn xiết hướng về vương(Quỳ: Hoa hướng dương)Lâm tuyền kỳ ngộ là truyện thơ Nôm Đường luật chưa rõ tác giả. Tác phẩm này xuất hiện vàokhoảng thế kỷ XVI – XVII, gồm 146 bài thất ngôn bát cú, 1 bài thơ tứ tuyệt và một bài Thạchtuyền ca khúc.Lâm tuyền kỳ ngộ miêu tả cuộc tình duyên giữa nho sinh Tôn Các với một nàng tiên bị đàyxuống trần gian trong lốt con vượn trắng (Bạch Viên). Song, vượn trắng đã hóa thành người,chủ động đón Tôn Các, kết hôn với chàng, yêu chông, thương con đến nỗi hết hạn về trời, nàngđã xin ở lại trần gian để trọn kiếp làm mẹ, làm vợ, …Xin dẫn một bài Đường luật bát cú trong truyện.VIÊN THỊ MUỐN LẤY CHỒNGNghĩ ngợi càng thêm vấn mọi đườngChạnh lòng vì bởi khách đông sàngRuột tằm chín khúc vò tơ đỏGiấc bướm năm canh diễn khắc vàng.Cửa động những mong người mối láiBên nguồn luống đợi khách tìm hươngKìa ai se chỉ trong cung nguyệtChỉ để hồng nhan phận lỡ làngTam Quốc thi, đây là tác phẩm vừa mới được phát hiện gần đây. Truyện Nôm Tam quốc thi cóđến 340 bài thơ Đường luật vừa bát cú, vừa tứ tuyệt, kể lại một đoạn của truyện Tam quốc diễnnghĩa, từ khoảng Hồi thứ 24 đến Hồi thứ 28. Tuy trích đoạn một trong những tiểu thuyết lịch sửtrường thiên nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, song Tam quốc thi dường như cũng phảngphất cái cấu trúc kết cấu có hậu của thể loại truyện Nôm, và tất nhiên, yếu tố tự sự của nó làkhông phải bàn cãi. Chẳng hạn như, đoạn kể về cuộc đối đáp giữa Quan Cũ và nhà sư PhổTĩnh khi mới gặp nhau; bấy giờ Quan Vũ không nhận ra Phổ Tĩnh là người cùng quê, Phổ Tĩnhnói: Nhà tôi và nhà tướng quân chỉ cách nhau một con sông (Tam quốc diễn nghĩa, Hồi thứ 27).Tình tiết này được diễn đạt trong Tam quốc thi như sau:Nhà bần tăng với tướng quân nhàChỉ cách con khe nhỏ chạy quaPháp hiệu rày xưng là Phổ TĩnhTu hành ngày tháng niệm Di ĐàChúng tôi cho rằng, yếu tố tự sự cũng là một sự cách tân nhằm thoát khỏi tính quy phạm vềchức năng tự tình, trữ tình của thơ Đường luật Việt Nam trung đại.2.5. Cấu trúc tác phẩm, nghệ thuật tổ chức câu thơ, nhịp thơ2.5.1. Cấu trúc tác phẩmLuật thơ: trong các lối này thì bát cú là bài chính. Ta xét cách cấu tạo của nó.Vần:Thơ Đường luật thường dùng vần bằng (thanh huyền hoặc thanh ngang) ít khi dùng thanh trắc(các thanh: hỏi, ngã, nặng, sắc). Suốt bài thơ chi gieo một vần gọi là độc vận. Trong bài thơ bátcú, có năm vần được gieo: vào chữ cuối các câu 1;2;4;6;8.Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ Đường thì phải hiệp vận (gieo vần) cho đúng, nếu không gieovần được thì gọi là lạc vận, hoặc có gieo được mà gượng gạo thì gọi là cưỡng áp. Cả hai cáchấy đều không thể chấp nhận được.Đối:Đối là đặt hai câu đi song đôi cho ý và chữ trong hia câu ấy cân xứng với nhau. Trong phép đối:vừa có đối ý (là tìm hai ý tưởng gì đó cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau); vừa có đốichữ (về thanh: bằng đối với trắc, trắc đối với bằng; về từ loại: những chữ cùng từ loại mới đốinhau được)Trong bài thơ Đường bát cú hai cặp câu thực (câu 3-4) và cặp câu luận (câu 5-6) đối nhau.LuậtLuật thơ là cách sắp xếp đặt tiếng bằng và tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. Luật ấyđược xem như là một công thức nhất định, buộc người làm thơ đời sau phải tuân theo.Luật bằng (hai chữ đầu tiên của câu thơ thứ nhất là vần bằng) và luật trắc (hai chữ đầu tiên củacâu thơ thứ nhất là vần trắc)Các luật thơ cụ thể như sau:Luật bằng, vần bằng: Thất ngôn bát cú:I.bBtTtII.tTbBtIII.tTbBbIV.bBtTtV.bBtTbVI.tTbBtVII.tTbBbVIII.bBtTtBTTBBTTBB (V)B (V)TB (V)TB (V)TB (V)TBBTB (V)B (V)TB (V)KIỀU TRẦM MÌNHTrời xanh thăm thẳm thấu hay không?Bỗng chốc xui nên phụ tấm lòngTrăm trận xông pha đèn trước gióNgàn năm công nghiệp bọt ngoài sôngTrần ai thương hại người xương trắngĐất nước bơ vơ phận má hồngSự thế đã dành dâu hoá bểThôi thời quyết một thác cho xong.Chu Mạnh TrinhLuật trắc, vần bằng, thất ngôn bát cú:I.II.III.IV.tbbtTBBTbttbBTTBttbtV.VI.VII.VIII.tbbtTBBTbttbBTTBbtbtTBBTTB (V)TB (V)bTT (V)btbtbtbBBTTBBTT (V)BT (V)BT (V)BT (V)VỊNH ĐÈO NGANGBãi thẳm ngàn xa cảnh vắng teoĐèo Ngang lợi bể nước trong veoThà là cúi xuống cây đồi sụtXô xát trông lên sóng muốn trèoLánh chánh đầu mầm chim vững tổLanh đanh cuối vụng cá ngong triềuCuộc cờ kim cổ chừng bao nả?Non nước trông qua vẫn bấy nhiêu.Lê Thánh TôngLuật trắc, vần trắc, thất ngôn bát cú:I.t TbBII.bBtTIII.bBtTIV.tTbBV.tTbBVI.bBtTVII.bBtTVIII.tTbBKỶ NIỆM ĐỘNG HUYỀN KHÔNGCảnh trí hồn nhiên tài tạo hoáCông trình tạc điểm tinh kỳ lạHương trời sẵn ướp bốn mùa hoaGấm lục khôn bì năm sắc đáBiển Phật chầu quanh núi Ngũ HànhHang thần lộ giữa vòm Tiêu XáVề đây ngồi nghỉ sập Quần tiênThế sự ngậm ngùi đời hoạn trá.Hải TâmTrong các biểu kể trên, chữ nào viết in hoa, thì phải theo đúng luật; còn những chữ in lối chữthường theo đúng luật hoặc không theo đúng luật cũng được.Bất luận: Nếu đúng luật bằng; trắc như trên đã định thì nhiều khi bó buộc cứng nhắt quá, nêncác thi gia đặt ra lệ bất luận (không kể) nghĩa là trong dòng thơ có một vài chữ không cần đúngluật:Trong bài ngũ ngôn thì chữ thứ nhất và chữ thứ ba không cần đúng luật: nhất, tam bất luậnTrong bài thất ngôn thì chữ thứ nhất và chữ thứ ba và chữ thứ năm, không cần đúng luật: nhất,tam, ngũ bất luận.Khổ độc: Khổ độc nghĩa là khó đọc, đọc lên nghe trúc trắc, không được êm tai. Tuy theo lệ bấtluận có thể thay đổi luật mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờcũng được, nhưng đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong một vài trường hợp sẽ làm cho câu thơkhổ độc, là không được. Những trường hợp ấy là:Trong bài thơ ngũ ngôn chữ thứ nhất các câu chẵn và chữ thứ ba các câu lẽ đáng là bằng màđổi ra trắc là khổ độc.Trong bài thơ thất ngôn chữ thứ ba các câu chẵn và chữ thứ năm các câu lẽ đáng là bằng màđổi ra trắc là khổ độc.Thất luật: Trong bài thơ Đường chữ nào đáng là bằng mà đặt ra trắc hoặc đáng là trắc mà đổi rabằng thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không chấp nhận được. Bài thơ ấy sai, hoặc không phảithơ Đường.NiêmNiêm là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm nhaukhi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc; thành ra bằngniêm với bằng; trắc niêm với trắc. Trong một bài theo bát cú, những câu sau đây niêm với nhau.Xin lấy một bài thơ thất ngôn luật bằng vần bằng làmví dụ:Luật bằng, vần bằng: thất ngôn bát cú:Câu I vàbBtTCâu VIIIbBtTCâu II vàtTbBCâu III tTbBbCâu IV vàbBtTCâu V bBtTbCâu VI vàtTbBCâu VII tTbBbtttTtBtTBBTTBTTTB (V)B (V)B (V)B (V)B (V)Thất niêm: Trong một bài thơ, nếu cả câu thơ đặt sai luật, như đáng lẽ bắt đầu bằn bằng, bằngmà đặt lại làm trắc, trắc hoặc ngược lại làm cho các câu thơ không niêm với nhau thì gọi là thấtniêm (mất sự kết dính), như vậy không chấp nhận được.Trong thơ Đường luật Việt Nam trung đại có khá nhiều bài thơ thất niêm, trong đó nổi tiếng hơncả là Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du (Hán) và Đèo Ba Dội – Hồ Xuân Hương (Nôm). Do khuônkhổ bài viết, chúng tôi chỉ phân tích ngắn gọn sự thất niêm trong bài thơ của Hồ Xuân HươngBài thơ thất niêm ở chữ thứ hai của dòng 1: đèo, đáng lẽ nó phải mang thanh trắc để tươngxưng với gối (chữ 2 câu 8), nó thất niêm vì nữ sĩ đã tránh từ tục mà nói chệch đi, vì vậy, từ bịbiến thanh, bị làm cho chệch đi, để người đọc nhận thấy mà chuyển đổi, đưa nó về nguyêndạng!Các bộ phận trong bài thơ Đường luật:Một bài thơ bát cú cũng như một bức tranh. Trong cái khung khổ đã nhất định. 8 câu; 56 chữ,làm sao vẻ được một bức tranh toàn bích: hình dung được ngoại cảnh của tạo vật, nội tâm củanhân vật trữ tình, … thì phải sắp đặt một cách khéo léo. Bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú cóbốn bộ phận:Đề: thì có phá đề (câu 1): là câu mở bài, nói khái quát nội dung toàn bài. Và câu thừa đề (câu 2)là câu nối câu phá đề đã được nói đến trong bài.Thực: (hoặc trạng): gồm câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thithường được chọn những cảnh sắc đặc biệt xinh đẹp để miêu tả; nếu là thư tả tình thì lấy tìnhcảm của mình mà giải bày ra; nếu thơ ngợi ca công đức thì lấy công trạng, đức hạnh của ngườimình muốn vịnh mà thể hiện.Luận (gồm hai câu 5-6): là bàn bạc. Như tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp thế nào; cảm xúc thếnào? Hoặc khen hoặc chê hoặc so sánh người ấy việc ấy với người khác, việc khác.Kết: (gồm hai câu 7-8): là tóm lại ý nghĩa cả bài, và kết luận mạnh mẽ, rắn rỏi,…Nhìn chung các nhà thơ có tài năng nhiều khi không để cho bố cục trên gò bó. Do đó, khi phântích những bài thơ xưa không nên lúc nào cũng sử dụng máy móc công thức trên. Đáng chú ýlà nhiều nhà nghiên cứu thơ Đường nổi tiếng đời Minh và đời Thanh mà tiêu biểu là Kim ThánhThán lúc phân tích bài thơ bát cú, chỉ chia làm hai phần: (nửa trên) thượng bán tiệt và (nửadưới) hạ bán tiệt.Nhìn chung các nhà thơ có tài năng nhiều khi không để cho bố cục trên gò bó. Do đó, khi phântích những bài thơ xưa không nên lúc nào cũng sử dụng máy móc công thức trên. Đáng chú ýlà nhiều nhà nghiên cứu thơ Đường nổi tiếng đời Minh và đời Thanh mà tiêu biểu là Kim ThánhThán lúc phân tích bài thơ bát cú, chỉ chia làm hai phần: (nửa trên) thượng bán tiệt và (nửadưới) hạ bán tiệt.Các biến thái – sự phá vỡ quy phạm về hình thức thể loạiThứ nhất, biến thái về hình thức tổ chức bài thơVới kiểu hồi văn kiêm liên hoàn, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã tìm ra cách đọc đến 128 bài (32bài thất ngôn bát cú, 32 bài thất ngôn tứ tuyệt, 32 bài ngũ ngôn bát cú; 32 bài ngũ ngôn tứtuyệt).Xin giới thiệu một bài bát cú:Loan hoàn vũ hạ giang triều tấnTrướng dật phong tiền ngạn biện thanhSơn toả ám vân thôi trận trậnLãng sinh khêu ngọc trích thanh thanhSàn sàn thuỷ giả đài tư nhuậnDạng dạng ba châu liễu mậu vinhNhà điếu nhất chu ngư dật tấnHướng tâm song tiễn yến phi khinh.Bài thơ chữ Hán đọc theo âm Nôm: một giai thoại thời trung đại truyền rằng: có một vị khoabảng chán chốn quan trương về ở ẩn, ông có cô có gái xinh đẹp. Để chơi chữ, ông treo bảngyết chiêu phu cho con mình bằng mấy chữ như sau:Và truyền rằng ai đọc được sẽ được chọn làm rể quý!Mãi lâu sau mới có người đọc được bài thơ như thế này:Ba xuân nho nhỏ, một xuân trònBốn cảnh bằng nhau, một cảnh conHồ rộng thênh thênh, ngư lộn ngượcSơn cao chót vót, điểu nằm ngangCách chơi chữ mà vị Nho sĩ kia sử dụng không chỉ nặng về hình thức mà kết hợp nhiều yếu tốthuộc lĩnh vực ngữ nghĩa, luật thơ (thơ tứ tuyệt thất ngôn bát cú, luật bằng vần bằng, ba vần,một đối, đối ở câu 3 và 4)Thứ hai, biến thái về dạng thức loại thểThủ vĩ ngâm: là lối thơ có câu đầu (câu thứ nhất) và câu cuối (câu thứ tám) giống nhau:KHÓC ÔNG PHỦ VĨNH TƯỜNGTrăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi!Cái nợ ba sinh đã trả rồiChôn chặt văn chương ba thước đấtTung hê, hồ thỉ, bốn phương trờiCán cân tạo hoá rơi đâu mấtMiệng túi càn khôn thắt lại rồiHăm bảy tháng trời là mấy chốc,Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi!Hồ Xuân HươngBùi Tuý PhượngTính Quy Phạm Và Sự Phá Vỡ Nó Trong Thể Loại Thơ Đường Luật Văn HọcTrung Đại Việt Nam-2Bùi Tuý PhượngShare on facebook Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services 3Liên hoàn: là thơ có nhiều bài mà cứ câu cuối của bài trên đem xuống làm câu đầu của bàidưới.THAN NGHÈOIChưa chán ru mà quấy mãi đây,Nợ nần dan díu mấy năm nayMang danh tài sắc cho nên nợQuen thói phong lưu hoá phải vayQuân tử lúc cùng thêm thẹn mặtAnh hùng khi gấp cũng khoanh tayCòn trời, còn đất, còn non nước,Có lẽ ta đâu mãi thế này.IICó lẽ ta đâu mãi thế này.Non sông lẩn thẩn mấy thu chầyĐã từng tắm gội ơn mưa mócCũng phải xênh xang hội gió mâyHãy quyết phen này xem thử dã,Song còn tuổi trẻ chịu chi ngayXưa nay xuất xử thường hai lối,Mãi thế rồi ta sẽ tính đây.IIIMãi thế rồi ta sẽ tính đây.Điền viên thú nọ vẫn xưa nayGiang hồ bạn lữ câu tan hợp,Tùng cúc anh em cuộc tỉnh sayToà đá Khương công đôi khóm trúcAo xuân Nghiêm tử một vai cày.Thái bình vũ trụ càng thong thảChẳng lợi danh gì lại hoá hay.IVChẳng lợi danh gì lại hoá hay.Chẳng ai phiền luỵ, chẳng ai ràyNgoài vòng cương toả chân cao thấpTrong thú yên hà mặt tỉnh sayLiếc mắt coi chơi người lớn béVểnh râu bàn những chuyện xưa nayCủa trời trăng gió kho vô tậnCầm hạc tiêu dao đất nước này.Nguyễn Công TrứThuận nghịch độc: là lối thơ đọc xuôi, đọc ngược đều được, cũng có khi đọc xuôi là thơ nômmà đọc ngược thành chữ Hán. Đây là lối chơi chữ rất công phu của cha ông ta ngày trước.CẢNH TÂY HỒ(Bài đọc xuôi)Đây vui thực lạ cảnh Tây Hồ!Trước tự trời kia khéo vẽ đồMây lẫn nước xanh màu tỏ ngọcNguyệt lồng hoa thắm vẻ in châuCây la, tán rợp, từng cao thấp;Sóng gợn, cầm tâu, dịp nhỏ to.Bày khéo thú vui non nước đủ;Tây Hồ giá ấy dễ đâu so.(Bài đọc ngược)So đâu dễ ấy giá Hồ TâyĐủ nước, non: vui thú khéo bày.To nhỏ dịp câu cầm gợn sóngThấp cao từng rợp tán lá cây.Châu in vẻ thắm hoa lồng nguyệt,Ngọc tỏ màu xanh nước lộn mây.Đồ vẻ khéo kia trời tự trước;Hồ Tây cảnh lạ thực vui đây.Vô danhYết hậu: Là bài thơ có bốn câu thì ba câu đủ chữ, còn một câu cuối chỉ có một chữ. Nhưngnghĩa của chữ này hàm ý cả nội dung của toàn bài.Sống ở nhân gian đánh chén nhèThác về âm phủ cắp kè kèDiêm vương mới hỏi: Mang gì dấy?- Be!Phạm TháiLục ngôn thể: Là lối thơ thất ngôn xen vào vài câu sau tiếng. Viết lối thơ này nổi tiếng nhất làNguyễn Trãi, Nhóm Hội Tao Đàn và Nguyễn Bỉnh Khiêm.THUẬT HỨNG XXIVCông danh đã được hợp về nhànLành dữ âu chi thế nghị khenAo cạn vớt bèo cấy muốngĐìa thanh phát cỏ ương senKho thu phong nguyệt đầy qua nócThuyền chở yên hà nặng vạy thenBui một tấc lòng trung lẫn hiếuMài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.Nguyễn TrãiTiệt hạ: là lối thơ mà câu nào cũng bỏ lửng như bị ngắt bớt ở cuối, nhưng ý nghĩa rõ rệt, ngườiđọc đoán mà hiểu được.KHÔNG ĐỀThác bức rèm châu chợt thấy mà…!Chẳng hay người ngọc có hay đà …Nét thu dợn sóng hình như thể ...Cung nguyệt quang mây nhác ngỡ là...Khuôn khổ ra chiều người ở chốn...Nết na xem phải thói con nhà...Dở dang nhắn gửi xin thời hay...Tình ngắn, tình dài chút nữa ta...Vô danhVĩ tam thanh: là lối thơ ba tiếng cuối cùng của mỗi câu thơ, chữ nào cũng có âm giống nhau.KHÔNG ĐỀTai nghe gà gáy tẻ tè te.Bóng ác vừa lên hé hẻ hè.Non một chồng cao von vót vót,Hoa năm sắc nở loẻ loè loe.Chim, tình bầu bạn kia kìa kỉaOng, nghĩa vua tôi nhe nhẻ nhè.Danh lợi mặc người ti tí tỉ.Ngủ trưa chưa dậy khoẻ khoè khoe.Vô danhSong điệp: Là lối thơ mỗi câu hoặc ở đầu, hoặc ở cuối có đặt hai cặp điệp tự.KHÔNG ĐỀVất vất, vơ vơ cũng nực cười!Căm căm, cúi cúi có hơn ai?Nay còn chị chị, anh anh đó;Mai đã ông ông, mụ mụ rồiCó có, không không, lo hết kiếp;Khôn khôn, dại dại chết xong đời.Chi bằng láo láo, lơ lơ vậy,Ngủ ngủ, ăn ăn nói chuyện chơi.Vô danhHoạ vận: là bài thơ gieo đúng các chữ vần của bài thơ trước – tức là bài thơ xướng - để đáp lạinghĩa của bài trước hoặc biểu hiện thái độ đồng tình hoặc phản đối lại.Bài xướng: Hỏi Ả Bán ChiếuẢ ở đâu nay bán chiếu gon ?Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn ?Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi ?Đã có chồng chưa được mấy con ?Nguyễn TrãiHọa :Tôi ở Tây hồ bán chiếu gon.Nỗi chi ông hỏi hết hay còn ?Xuân thu tuổi mới trăng còn lẻ,Chồng còn chưa có,có chi con !Nguyễn Thị LộDĩ đề vi vận: lấy đầu đề làm vầnKHÔNG CHỒNG TRÔNG BÔNG LÔNGBực gì bằng gái chực phòng khôngTơ tưởng vì chưng một tấm chồng,Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ,Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.Mua vui lắm lúc cười cười gượng,Giả dại nhiều khi nói nói bông.Mới biết có chồng như có cánh,Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.Nguyễn KhuyếnTập danh: trong mỗi câu có danh từ gắn với đề tàiMỪNG ÔNG LÃO HÀNG THỊT ĂN THƯỢNG THỌNay tiết mừng ông mới Bảy mươi,Cổ hy(1) chưa dễ mấy lăm người.Răng long nhưng hãy còn tinh mắtĐầu bạc nhưng mà chửa tắc tai.Bè bạn bày vai kèo (2) chén Lý (3)Cháu con dưới gối múa sân Lai. (4)Xưa nay vẫn giữ lòng chân thựcChữ đức giả xương máu để đời.Nguyễn KhuyếnÁp cú: từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau.CHỪA RƯỢUNhững lúc say sưa, cũng muốn chừa,Muốn chừa, nhưng tỉnh lại hay ưa,Hay ưa nên nỗi không chừa được,Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa.Nguyễn KhuyếnBát điệp: thể thơ trong đó tất cả 8 câu đều có lồng vào một hoặc hai từ giống nhau.GÁI MUỘN CHỒNGAi giám thương đâu gái có chồngThương vì một nỗi chực phòng không.Thương con quốc đực kêu mùa hạThương cái bèo non giạt biển đôngThương vợ chồng Ngâu duyên chểnh mảng,Thương cha mẹ nhện số long đong.Cái thương quân tử thương là thế,Có giám thương đâu gái muộn chồng.Khuyết DanhPhú Đắc: giải thích và phát triển ý của một câu ca dao hay một câu thơ bằng một bài thơ,nhưng nội dung phải phù hợp với sự việc đó.GIÀ CÒN MUỐN LẤY CHỒNGPhú Đắc:Bà già đã bảy mươi tư,Ngồi trong cửa sổ gửi thư kén chồngĐã trót sinh ra kiếp má đào,Bảy mươi tư tuổi có là bao ?Xuân xanh xấp xỉ hàng răng rụngNgày vắng ân cần mảnh giấy trao.Chữ nhất nhi chung đành đã vậy (1)Câu tam bất hiếu nữa làm sao (2)May mà lấy được ông chồng trẻ,Họa có sinh ra được chút nào ?Nguyễn KhuyếnVấn nghi: Câu thơ nào cũng theo thể hỏi, nên sau mỗi câu đều đặt được dấu hỏi cả.VẤN NGUYỆTTrải mấy thu nay vẫn hãy còn ?Cớ sao khi khuyết lại khi tròn ?Hỏi con Ngọc thỏ đà bao tuổi ?Chớ chị Hằng Nga đã mấy con ?Đêm thẳm cớ chi soi gác tía ?Ngày xanh còn thẹn với vừng son ?Năm canh lơ lửng chờ ai đó ?Hay có tình riêng với nước non ?Vô danhLiên ngâm, hoặc liên cú: Là một bài thơ do nhiều người cùng làm; cứ lần lượt mỗi người đọcmột hai câu liên tiếp cho đến khi thành bài.CẢNH HỒ TÂY(Bài thơ này do bà Liễu Hạnh, cùng các ông Phùng Khắc Khoan; ông họ Lý; ông họ Ngô đi chơithuyền ở Hồ Tây rồi ngâm vịnh mà thành.)Liễu: Hồ Tây riêng chiếm một bầu trời,Lý: Bát ngát tứ mùa rộng mắt coi.Cõi ngọc xanh xanh làng phía cạnh.Phùng: Trâu vàng biêng biếc nắng vành khơi,Che mưa nhà lợp và gian cỏ,Ngô: Chèo gió ai bơi một chiếc chàiRâu thủng chó đua đàn sủa tiếng,Lý: Trời hôm bếp thổi khói tuôn hơi.Mơn mơn tay lái con chèo quế,Phùng: Xàn xạt mình deo chiếc áo tơi.Thuyền Phạm phất phơ chơi bể rộng,Ngô: Bè Trương thấp thoáng thr sông trời.Đò đưa bãi lác tai dồn dã,Lý: Giọng hát bờ lau tiếng thảnh thơi.Cò xuống đua qua vùng cát đậu,Phùng: Diều bay, sẽ liệng đám mây chơi.Khúc ca trong đục ầm bến nước.Ngô: Quầng mắt xanh đen sạch bụi đời.Đầu gối lọng hà lai láng chuyệnLý: Tay soi tiền giáp lả lơi cười.Trốc sen ngả nón chứa rau búp,Phùng: Đáy nước dìm phao bắt ca tươiCó lúc hoa kề bày tiệc rượu,Ngô: Hoạ khi tựa bóng đứng đầu mui.Say rồi cởi áo quăng dòng mát,Lý: Tắm đoạn, xoay quần hóng gió phơi.Trẻ mục Yên hoa bày tiệc rượuPhùng: Lũ tiều Thượng uyển hẹn lời dai.Bắt cò cứ vững ngồi rình bụi,Ngô: Mò ngọc khen ai khéo lặn ngòi.Tay lưới thế thần khôn mắc vướng,Lý: Lưỡi câu danh lợi nhẹ tham mồi .Hạ rồi bến mát còn yêu nắng,Phùng: Đông hết thành xuân chửa thấy maiThú cảnh yên hà sang dễ đọ,Ngô: Sóng lòng trần tục dạ hồ vơi.Xe săn Vị thuỷ tha hồ hỏi,Lý: Thuyền tới Đào nguyên mặc sức bơi.Chuông sớm giục thanh lòng Phật đó,Liễu: Trăng tròn soi một bóng tiên thôi.(Nguyên văn bằng chữ Hán trong Truyện Liễu Chúa được Phan Kế Bính dịch ra chữ Nôm)2.5.2. Nghệ thuật tổ chức câu thơ, bước đầu manh nha hình thức câu thơ điệu nóiTheo ý kiến của Trần Đình Sử trong công trình Mấy về đề về thi pháp văn học trung đại ViệtNam, chúng tôi tóm tắt đặc điểm của câu thơ trung đại nói chung trong đó có cách biểu của câuthơ Đường luật như sau:Trước hết, ở các nhà thơ trung đại thường vắng cách biểu thị trực tiếp của chủ thể trữ tình dướidạng thức “tôi”, “ta”, “chúng ta”. Câu thơ do đó thiếu vắng chủ từ biểu thị một chủ thể, tạo ramột sự cảm nhận mơ hồ, phiếm chỉ, một chủ thể có tính tổng hợpNgàn mai gió cuốn chim bay mỏiDặm liễu sương sa khách bước dồnThứ hai, từ đặc điểm vừa nêu dẫn đến một biểu hiện nữa trong thơ trữ tình trung đại: khi trữtình, nhà thơ không chỉ hướng người đọc vào một miền lý tưởng, hoài tưởng trong tâm tư, màcòn hướng người đọc vào vị thế, địa vị, cảnh ngộ của chính mình trong thế giới. Cái họ muốnkhêu gợi đồng cảm không chỉ là cảm xúc của họ, tâm trạng họ, mà chủ yếu là cảnh ngộ của họ,vị thế của họ, tình cảm mà họ thể nghiệm:Cổ kim hận sự thiên nan vấnPhong vận kỳ oan ngã tự cư(Độc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du)“Ngã” là từ Nguyễn Du chỉ bản thân mình.Thứ ba, cũng từ những đặc điểm “câu thơ thiếu chủ thể” vừa nêu, nên thơ trung đại là lấy cảmxúc từ nghe nhìn nên yếu tố họa rất phát triển thi trung hữu họa:Sóng biếc theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèo(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)Thứ tư, theo nguyên tắc cảm nhận toàn vẹn của người trung đại, thơ văn trung đại dù ngắn haydài (có khi lên đến hàng trăm, nghìn câu) vẫn có một đặc điểm chung là không chia đoạn mà nólà một chuỗi liên tục, liền mạch.Sự phá vỡ sự toàn vẹn bằng cách chia khổ, ta có thể gặp trong thơ Tú Xương mà Năm mớichúc nhau và Đêm xuân trời mưa, … là những ví dụ của biểu hiện phi quy phạm.Tóm lại, nhìn chung thơ trung đại không phát triển năng lực giao tiếp trực tiếp của lời thơ, nókhông hướng tới việc trò chuyện với người đọc, mà giao tiếp gián tiếp. Nó không nói với ai, mànói với trời đất, chính mình bằng năng lực cảm nhận nghe nhìn, suy cảm, và bằng cách đó nóphát huy năng lực cảm giác tưởng tượng, liên tưởng hết sức sắc bén, tinh tế. Nhưng như vậynó chỉ đóng khung giao tiếp trong phạm vi những người tri thức, có học thức.Từ những đặc điểm chung nhất đó, chúng tôi khảo sát từ nội sinh của các tác phẩm thơ Đườngluật, đặc biệt là ở thế kỷ XVIII – XIX, khi nhu cầu dân chủ hoá lên cao, thì những biểu hiện trongcâu thơ có khác. Các nhà thơ mượn lời của người khác để tự tình, tự trào, giễu cợt, mỉa mai:Tao ở nhà tao tao nhớ miNhớ mi tao mới bước chân đi(Bỡn nhân tình – Nguyễn Công Trứ)Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơLại đây chị dạy học làm thơHồ Xuân HươngTôi nghe kẻ cướp nó lèn ông