Mô ta giá trị của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng

Hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại là gì? Đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại. Hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại theo pháp luật hiện hành?

Cơ sở pháp lý

Luật thương mại 2005

Giải quyết vấn đề

Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại và sự phát triển ngày càng đa dạng của các loại hình thị trường trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các nước phát triển. Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được một bước tiến dài trong việc nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ. Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) ra đời cung cấp một cách tiếp cận mới về dịch vụ dựa trên khái niệm thương mại dịch vụ, đã mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động và cơ hội trong lĩnh vực này cho các doanh nghiệp Việt Nam. Dịch vụ đã trở thành hàng hóa và việc trao đổi, mua bán dịch vụ ngày càng trở nên sôi động, phổ biến khi thị trường thương mại dịch vụ được mở cửa, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp Việt nam với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Việt Nam với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài.Tuy nhiên hiện nay khi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp sản xuất thường có xu hướng chuyển một hoặc toàn bộ số hoạt động dịch vụ trên cho các doanh nghiệp thương mại. Do vậy, doanh nghiệp thương mại ngoài việc bán hàng còn thực hiện quá trình tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông và sự chuyên môn hoá này ngày càng tỏ ra hiệu quả.Vậy dịch vụ thương mại có vai trò rất lớn đối với các đơn vị sản xuất vật chất, ngoài ra thực hiện tốt hoạt động dịch vụ còn giúp cho các doanh nghiệp thúc đẩy đựơc hoạt động bán hàng diễn ra nhanh hơn do rút ngắn thời gian ra quyết định của khách hàng.

Thứ nhất, giải thích các từ ngữ liên quan

Dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế nhưng không phải là vật phẩm, mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại.

Dịch vụ thương mại là khái niệm để chỉ các ngành kinh tế mà quá trình sản xuất của nó không tạo ra hàng hoá thông thường nhưng lại tạo ra dịch vụ (hàng hoá đặc biệt) bằng cách đáp ứng nhu cầu của con người (cho người khác) ngoài nhu cầu về hàng hoá do nông nghiệp và công nghiệp cung cấp.

Cung ứng dịch vụ: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Thứ hai, về khái niệm của hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại

Theo khoản 9 Điều 3 Luật thương mại 2005: “Cung ứng dịch vụ thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Thương mại dịch vụ bao gồm tất cả các hoạt động dịch vụ có tính thương mại phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người sử dụng như: y tế, giáo dục, bảo hiểm, ngân hàng, xây dựng, thể thao, du lịch,… Có nghĩa là bất cứ loại dịch vụ nào phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng và đem lại một khoản tiền thù lao cho người cung ứng dịch vụ đều là thương mại dịch vụ. Tất cả các dịch vụ đều gắn với hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Về bản chất, dịch vụ cũng là sản phẩm được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của con người. Khi sử dụng dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, người sử dụng dịch vụ thương mại, người sử dụng phải trả một khoản tiền nhất định, tức là dịch vụ cũng có giá trị và giá trị sử dụng như là hàng hóa. Chỉ có điều, dịch vụ là sản phẩm hàng hóa vô hình, người sử dụng không sở hữu dịch vụ mà chỉ được hưởng những tiện ích từ dịch vụ mang lại. Việc sản xuất ra dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ, tức là không lưu kho, lưu bãi, vận chuyển,… Do vậy, dịch vụ cũng là hàng hóa nhưng là hàng hóa vô hình.

Xem thêm: Quản trị thông tin chuỗi cung ứng là gì? Nội dung và ví dụ

Thứ ba, về đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại

Thứ nhất, về chủ thể tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại

Trong hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại có hai chủ thể: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ thương mại bắt buộc là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để cung cấp dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật. Bên sử dụng dịch vụ thương mại có thể là thương nhân, có thể không phải là thương nhân, có nhu cầu sử dụng dịch vụ thương mại của bên cung ứng dịch vụ cho thương nhân, đại lý thương mại yêu cầu cả hai bên đều phải là thương nhân; dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa, môi giới thương mại chỉ yêu cầu bên nhận ủy thác, bên môi giới là thương nhân, còn bên ủy thác và bên được môi giới có thể không là thương nhân.

Bên thuê dịch vụ còn gọi là khách hàng, đây là điểm khác biệt so với quan hệ mua bán. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa thường được gọi là bên mua và bên bán. Cách gọi này thể hiện được sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa hai bên, khi nghĩa vụ của người bán không còn đơn thuần là giao hàng mà còn gắn liền với nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua. Còn trong hoạt động cung ứng dịch vụ thể hiện bản chất là một bên cung cấp dịch vụ nhưng không chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ đó, bên kia sử dụng dịch vụ và nghĩa vụ thanh toán.

Thứ hai, Về đối tượng hướng tới của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ.

Đối tượng cụ thể là việc thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ như việc đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng hó, đại lý thương mại,… Bên cung ứng dịch vụ bằng khả năng của mình phải thực hiện công việc mà bên sử dụng dịch vụ yêu cầu, còn bên sử dụng dịch vụ được hưởng những lợi ích từ việc thực hiện dịch vụ. Đối tượng của hoạt động cung ứng dịch vụ là sản phẩm vô hình không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó rất khó xác định chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí được lượng hóa. Bên cạnh đó, khác với hàng hóa hữu hình, dịch vụ là sản phẩm vô hình nên không thể lưu trữ được, vì vậy trong việc mua bán hay cung ứng dịch vụ người ta không cần quan tâm đến nơi chứa dịch vụ, không quan tâm đến việc cất giữ, tồn kho hay dự trữ dịch vụ. Điều quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải mô tả rất kỹ về dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể mà mục tiêu các bên hướng tới khi mua bán dịch vụ và điều này đòi hỏi các bên phải có sự am hiểu về tính chất của dịch vụ đó

Do vậy, đối tượng của quan hệ cung ứng dịch vụ khác với đối tượng của quan hệ mua bán hang hóa; bởi vì quan hệ mua bán hàng hóa hướng tới đối tượng là hàng hóa hữu hình có thể nhìn thấy. Còn quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại hướng tới đối tượng hàng hóa vô hình hay thực hiện, không thực hiện công việc nhất định.

Thứ ba, về mục đích của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại

Trong hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại thì mục đích của các bên tham gia quan hệ cung ứng không hoàn toàn giống nhau. Bên sử dụng dịch vụ hướng tới mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình về dịch vụ, được hưởng những lợi ích nhất định; đáp ứng các nguyện vọng khi đề xuất sử dụng dịch vụ từ việc thực hiện dịch vụ của người cung ứng dịch vụ mang lại. Đối với bên cung ứng dịch vụ thương mại, mục tiêu lớn nhất của họ là khoản tiền thù lao hay lợi nhuận phát sinh từ việc thực hiện công việc cụ thể.

Xem thêm: Quy định quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân

Thứ tư, về hình thức của quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại

Quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại được xác lập dưới hình thức hợp đồng. Luật thương mại 2005 gọi hợp đồng này không phải là hợp đồng mua bán dịch vụ mà gọi là hợp đồng cung ứng dịch vụ. Hợp đồng cung ứng dihcj vụ là sự thỏa thuận theo đó một bên gọi là bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên khác và nhận thanh toán. Bên sử dụng dịch vụ gọi là khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử sụng dịch vụ theo thỏa thuận. Tùy thuộc vào loại hình dịch vụ thương mại được cung ứng mà hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với loại hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định phải xác lập bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Dù dưới hình thức nào, hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại cũng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiện một công việc cụ thể theo yêu cầu.

Mô ta giá trị của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Qua các đặc điểm trên có thể thấy hoạt động cung ứng dịch vụ ảnh hưởng rất lớn đến cả đời sống và trong kinh doanh. Như vậy, dịch vụ chính là các loại hình hoạt động có mục đích nhằm phục vụ cho các nhu cầu của dân cư, hoặc trợ giúp, hoàn thiện, tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Tất nhiên mục đích của hoạt động dịch vụ là để thu lợi nhuận thông qua việc thoả mãn nhu cầu khách hàng.Vì vậy, nó giúp đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa tiển tệ, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn xét cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ngoài ra, đẩy nhanh hoạt động dịch vụ thương mại còn giúp doanh nghiệp tạo được rào chắn vững chắc ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh vào khu vực thị trường của mình, giúp việc phát triển thị trường cho các doanh nghiệp và giữ thị trường này phát triển ổn định.