Mỗi bên có bao nhiêu nhóm trách nhiệm trong incoterm

Năm 2021, có thể gọi là “năm khủng hoảng” đối với tất cả các nước trên toàn thế giới. Đối với bối cảnh tại Việt nam, “kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt khoảng 331,1 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020” theo báo vneconomy chia sẻ. Điều này, chính là “bàn đạp” để cho Việt Nam ngày càng phát triển vượt bật.

Và bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần nắm rõ các “quy tắc” quốc tế, hay còn gọi là Incoterms. Liệu bạn đã biết incoterms là gì? Hay lịch sử và sự ra đời của incoterms ra sao? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp “tất tần tật” về những gì thắc mắc của bạn về incoterm.

Mỗi bên có bao nhiêu nhóm trách nhiệm trong incoterm
incoterms


1. Incoterms là gì?

Incoterm là thuật ngữ được dùng làm bộ quy tắc chung cho thương mại quốc tế. Bộ quy tắc này viết tắt của “International Commercial Terms”, bộ quy tắc này được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Trong bộ incoterms này bao gồm các điều kiện quy định về trách nhiệm, giao và nhận hàng hóa giữa các bên với nhau. Điển hình, như ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan. Ai là người sẽ trả tiền cho chi phí vận tải. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong những quá trình vận chuyển nếu có xảy ra rủi ro,…

2. Lịch sử và sự hình thành của incoterms.

Liên hệ với bối cảnh ngày xưa, các thương nhân nếu muốn bán hàng hóa phải đưa hàng hóa của mình “chào hàng” và sẽ mất rất nhiều tháng để di chuyển.

Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin cùng với sự hình thành các khối khu vực kinh tế,…

Việc mua bán trở nên dễ dàng hơn và không cần phải gặp mặt trực tiếp. Song song đó, để đảm bảo được sự công bằng và giúp việc di chuyển hàng hóa trở nên thuận lợi hơn thì đòi hỏi phải có các điều kiện đi kèm. Vào bối cảnh sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển .

Để tạo sự thuận lợi và đồng nhất trong việc giao thương hàng hóa giữa cá quốc gia thì phòng thương mại bắt đầu nghiên cứu về các điều kiện thương mại (Commercial Trade Terms).

Mỗi bên có bao nhiêu nhóm trách nhiệm trong incoterm

Để có được bộ quy tắc chung cho thương mại quốc tế và sử dụng rộng rãi đến thời điểm̉ hiện tại thì các phiên bản Incoterms đã phải trải qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung nhằm thuận lợi cho bên bán lẫn bên mua. Ngoài ra còn giúp việc giao thương diễn ra nhanh chóng góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong và ngoài nước

Lịch sử hình thành của Incomterms:
  • Năm 1936: Thành lập phòng thương mại quốc tế (viết tắt ICC: International Chamber of Commerce) có trụ sở đặt tại Paris. Tại đây các điều kiện về Incoterm đã ra đời.
  • Điều đặc biệt trong phiên bản đầu tiên của Incoterms này phát hành đó là có ký hiệu chữ R bên phía trong vòng tròn – ® đã ra đời. Và trong điều kiện năm đó phát hành đã bao gồm FAS (giao dọc mạn tàu), FOB(giao hàng trên tàu). C & F (giá thành và cược phí), CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí). Ex Ship (giao hàng tại tàu) và Ex Quay (giao hàng tại cầu cảng).
  • Năm 1953: Đây là giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Đến tận năm 1953 thì các điều kiện đã được bổ sung cho vận tải không thuộc đường biển.
  • Năm 1967: Phòng thương mại quốc tế đã có điều chỉnh trong phiên bản Incoterm. DAF và DDP là hai điều kiện được bổ sung (giao hàng tại nơi đến) vào năm đó
Không những thế, Incoterms đã thêm những điều khoản khác vào những lần sửa bản sau này kể từ năm 1967 trở đi:
  • Năm 1976: FOB (giao hàng hóa) được thêm vào cho đường hàng không. Vì lúc này hàng hóa sử dụng đường hàng không tăng nhanh chóng.
  • Năm 1980: Nhu cầu sử dụng container chở hàng hóa ngày càng phát triển. Vì vậy, có sự bổ sung thêm điều kiện mới là FRC -Giao cho người chuyên chở tại điểm giao hàng quy định
  • Năm 1990: Phiên bản mới này gồm 13 điều kiện và đã được bổ sung vào chứng từ điện tử.
  • Năm 2000: Phòng thương mại quốc tế đã có sự thống nhất trong việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa bên bán và bên mua. Các điều kiện về quy tắc vẫn giữ nguyên.
  • Năm 2010: Phiên bản incoterms 2010 thì đã được cập nhật đầy đủ theo xu hướng mới trong thương mại quốc tế hiện nay.
  • Năm 2020: Đây là phiên bản mới nhất. Và có hiệu lực từ 01/01/2020 với 11 quy tắc: EXW (giao tại xưởng), FCA (giao cho người chuyên chở), FAS ( giao dọc mạn tàu), FOB( giao hàng trên tàu). CPT (cước phí trả tới), CFR (tiền hàng và cước phí), CIP (cước phí và bảo hiểm trả tới), CIF ( tiền hàng, bảo hiểm và cước phí), DAP (giao tại địa điểm), DPU (giao tại địa điểm đã dở xuống), DDP (giao đã trả thuế).

Tìm hiểu định nghĩa chi tiết các thuật ngữ Incoterm tại đây

3. Incoterms qua các lần ban hành và sửa đổi

Incoterms qua từng năm và những lần sửa đổi:

Incoterms năm 1936:

Năm 1936 vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và chưa được thừa nhận. Hầu hết các điều kiện sử dụng nằm ở phương thức vận tải đường bộ và đường thủy. Bao gồm 7 điều kiện như sau: • EXW: giao tại xưởng. • FCA: giao cho người chuyên chuyên chở. • FOT/FOR: giao lên tàu hỏa. • FAS: giao dọc mạn tàu. • FOB: giao lên tàu. • C&F: tiền hàng và cước phí. • CIF: tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.

Incoterms 1953

Bao gồm 9 loại điều kiện: • Bổ sung thêm 2 điều kiện DES (giao hàng tại tàu) & DEQ ( giao trên cầu cảng). • 7 điều kiện ở Incoterm 1936.

Năm 1967 (sửa đổi lần 1 cho incoterms 1953)

Bao gồm: • 9 điều kiện tại incoterm 1953 • Bổ sung thêm 2 điều kiện: DAF (giao tại biên giới), DDP (giao hàng đã nộp thuế). Đây là điều kiện áp dụng mọi phương thức vận tải.

Năm 1976 ( sửa đổi lần 2 cho incoterms 1953)

Bao gồm: • 11 điều kiện ở sửa đổi lần 1. • Bổ sung 1 điều kiện: FOA (giao lên máy bay). Giai đoạn này vận chuyển đường hàng không có mức phát triển. Incoterms 1980 Bao gồm: • 12 điều kiện ở năm 1976 • Bổ sung thêm 2 điều kiện: CIP (cước phí và bảo hiểm trả tới) và CPT (cước phí trả tới).

Incoterms 1990

Phiên bản này gồm có 13 điều kiện. • Bỏ 2 điều kiện: FOA và FOT. • Bổ sung điều kiện DDU (giao hàng tại nơi đến chưa nộp phí).

Incoterms 2000

Giữ nguyên 13 điều kiện của incoterm 1990 nhưng sửa nội dung bên trong của FCA, FAS, DEQ

Incoterms 2010

Có sự thay thế 4 điều kiện năm 2000: DAF, DES, DEQ, DDU thành 2 điều kiện là DAT (giao hàng tại bến cảng) & DAP (giao hàng tại nơi đến).

Incoterms 2020

Incoterm 2020 vẫn giữ 11 điều kiện như năm 2010 nhưng loại bỏ điều kiện DAT và thay vào điều kiện DPU (giao tại địa điểm đã bỏ xuống).

4. Phân loại incoterm:

Điển hình là incoterms 2020, có sự phân loại như sau:

Mỗi bên có bao nhiêu nhóm trách nhiệm trong incoterm

Chúng ta có nhiều cách phân loại khác nhau. Nhưng để dễ nhớ thì chúng ta sẽ phân theo 4 nhóm:

4.1 nhóm term E: EXW (Ex works – giao tại xưởng):

Hiểu một cách nôm na đó là bán hàng tại xưởng, nhà máy hay nhà kho mà không cần quan tâm đến các thủ tục hải quan, vận tải

4.2 nhóm term F:

Hiểu đơn giản chính là vận chuyển. Nhóm tâm F gồm có FAS, FOB, FCA. Có thể hiểu F là Free (là không có trách nhiệm từ việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng).

4.3 nhóm term C:

Là vận chuyển từ cảng này đến cảng khác. Bao gồm chi phí, bảo hiểm, thuê tàu,…nhóm này gồm có CPT, CIP, CIF.

4.4 nhóm term D:

chính là giao hàng tại cái nơi đến bao gồm DPU, DDP, DAP.

5. Các lưu ý về incoterms:

5.1 Incoterms chỉ là những điều kiện không phải là luật:

  • Incoterms là bộ các quy tắc của thương mại quốc tế, những quy tắc này không có tính bắt buộc.
  • Nó chỉ trở nên ràng buộc, giữa nghĩa vụ và trách nhiệm khi hai bên bán và bên mua đồng ý cùng nhau sử dụng bộ quy tắc trong Incoterms.
  • Incoterms chỉ là bộ các quy tắc để giải thích cho những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng. Giống như bên nào sẽ có nghĩa vụ trong việc thuê vận tải, thống nhất thời gian giao hàng,…
  • Đối với các vấn đề về lưu kho, lưu bãi, giá cả, phương thức thanh toán… vẫn phải lệ thuộc vào điều khoản hợp đồng giữa các bên.

5.2 Các phiên bản trước về tính hiệu lực:

Như những chia sẻ ở phía trên, incoterms có rất nhiều phiên bản. Việc áp dụng incoterms nào cần ghi rõ để tránh hiểu nhầm và gây sai sót kèm theo đó là rất nhiều chuyện phiền toái. Do vậy không thể không phủ nhận rằng tính hiệu lực của các phiên bản trước.

5.3 Cần ghi chính xác quy tắc của incoterms:

Như đã đề cập phía trên, các phiên bản incoterms cũ vẫn còn nguyên hiệu lực. Bạn có thể sử dụng incoterms năm nào cũng được. Tốt hơn là bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất và ghi rõ theo quy tắc dẫn chiếu dưới đây.

Điều kiện incoterm + Địa điểm chỉ định + phiên bản incoterms

5.4 Về mặt giá trị pháp lý:

Các điều luật còn phụ thuộc vào quy định mỗi địa phương. Các điều luật tại địa phương có thể gây mất hiệu lực nội dung ghi trong hợp đồng. Kể cả điều kiện incoterms đã thống nhất trước đó. Do đó, cần phải nghiên cứu thật cẩn thận để tránh sai sót xảy ra.

5.5 Xác định thời điểm di chuyển của rủi ro hàng hóa:

Điều đặc biệt bạn nên chú ý đó là incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán. Chứ không phải ấn định thời gian chuyển dịch sự sở hữu hàng hóa. Hay mọi hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

Incoterms là một trong các quy tắc giúp cho hoạt động giao thương trở nên dễ dàng hơn. Song song, đòi hỏi chúng ta cần phải nắm rõ incoterms để dễ dàng linh hoạt trong mọi tình huống để có thể ứng phó khi cần.