Môi trường là gì có những loại môi trường nào

  • Môi trường sống là gì?
  • Môi trường tự nhiên là gì?
  • Môi trường xã hội là gì?
  • Phân loại môi trường sống của con người
  • Vai trò của môi trường

Khi chúng ta đi học ở trường thường nghe đến vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường, tuyên truyển và giáo dục bảo vệ môi trường…Nhưng có lẽ là nhiều người vẫn chưa biết, chưa hiểu rõ về môi trường, làm thế nào để bảo vệ môi trường sống quanh mình.

Vậy môi trường sống là gì, phân loại môi trường sống của con người, vai trò của môi trường là gì. Nhằm giải đáp thắc mắc, chúng tôi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Môi trường sống là gì?

Môi trường sống chính là nơi tồn tại sự sống và phát triển của con người, môi trường sống là một khái niệm rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và tất cả sự việc, hoàn cảnh bảo quanh con người.

Môi trường sống là không gian sống, cung cấp tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nơi chứa đựng các phế thải do chính con người tạo ra trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, môi trường sống có trong lành thì con người mới đảm bảo có sức khỏe.

Môi trường tự nhiên là gì?

Môi trường tự nhiên là môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên như nước, sinh vật, khí hậu, địa hình, đất trồng, địa chất…

Môi trường tự nhiên là môi trường giúp con người có nhiều điều kiện để phát triển và tồn tại lâu dài như không khí để con người hít thở, đất để xây dựng nhà cửa, chăn nuôi, trồng trọt…Môi trường mang lại nguồn khoáng sản cần thiết cho con người.

Môi trường xã hội là gì?

Môi trường xã hội là tổng quan các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua các quy định, cam kết, hệ thống pháp luật, thể chế, môi trường xã hội là định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, từ đó có thể hình thành mọt sức mạnh đoàn kết, tập thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển để con người trở nên tốt và có ích cho xã hội hơn.

Môi trường là gì có những loại môi trường nào

Phân loại môi trường sống của con người

Ngoài hiểu rõ khái niệm môi trường sống là gì, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thêm thông tin về phân loại môi trường sống của con người cụ thể như sau:

Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

– Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên như: không khí, sinh vật, nước, đất…tồn tại mà không phải con người tạo ra.  Tuy nhiên môi trường tự nhiên cũng có chịu sự tác động của con người.

Để cuộc sống con người trở nên phong phú, tươi đẹp hơn chính là nhờ một phần vào môi trường tự nhiên.

– Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đây là những luật lệ, thể chế, cam kết….

Con người có nhiều thay đổi, trở nên tốt đẹp hơn sẽ nhờ vào môi trường xã hội. Qua đó tạo nên một sức mạnh to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.

>>>>> Tham khảo: Môi trường là gì?

Vai trò của môi trường

 Vai trò của môi trường gồm:

– Môi trường chính là nơi chứa đựng, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên ( đất, nước, rừng, khoáng sản…)  cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

– Môi trường là nơi chứa đựng tất cả các chất thải ô nhiễm đến từ hoạt động sống và sinh hoạt của con người.

– Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Môi trường giúp hỗ trợ sự sống trên Trái Đất mà không cần con người tác động.

– Môi trường bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động bên ngoài, dụ như tầng ozon có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn và giải đáp thắc mắc về môi trường sống là gì, phân loại môi trường sống của con người, vai trò của môi trường mà chúng tôi muốn gửi đến Quý độc giả tham khảo. Để hỗ trợ tư vấn thêm, liên hệ chúng tôi qua 19006557.

| Tháng Chín 7, 2017 1:22 sáng

Môi trường là gì có những loại môi trường nào

Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường?

a. Môi trường: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.

b. Phân loại:

Có 4 loại môi trường chủ yếu:

  • Môi trường nước.                                              
  • Môi trường trên mặt đất, không khí.
  • Môi trường trong đất.
  • Môi trường sinh vật.