Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

  • Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Để học tốt Tin học lớp 11, nội dung bài học là trả lời câu hỏi, giải bài tập Tin học 11 Bài 17: Chương trình con và phân loại hay nhất, ngắn gọn. Bên cạnh đó là tóm tắt lý thuyết ngắn gọn và bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin 11 Bài 17 có đáp án.

1. Khái niệm chương trình con

- Chương trình con: Là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi ) từ nhiều vị trí trong chương trình.

Quảng cáo

- Giả sử ta có bài toán sau đây:

Hãy tính S=ab+cd+ef

Nếu như với những kiến thức chúng ta đã học trước đây. Chúng ta có thể làm như sau:

     + Sử dụng các biến để lưu kết quả của ab, cd,ef.

Tác hại: Như vậy ta sẽ phải sử dụng 3 đoạn chương trình tương đồng với nhau. Nếu không phải tính 3 lũy thừa mà là tính 1000 lũy thừa thì số lượng code sẽ rất lớn và dễ gây rối và nếu ta phát hiện có lỗi sai trong đoạn code này ta sẽ phải sửa lần lượt tất cả các đoạn code này.

Quảng cáo

Cách khắc phục: Ta sẽ viết một chương trình con để tính lũy thừa. Với x là giá trị kiểu thực còn k là thuộc kiểu nguyên.

Var j:integer; Tich:=1.0; For j:=1 to k do Tich:=Tich*x;

Khi cần tính lũy thừa thì ta chỉ cần viết tên gọi chương trình con rồi thay thế (x,k) bằng các giá trị cụ thể.

Những hàm mà chúng ta thường sử dụng trước đây như : sqrt(), upcase(), delete(),… đều là những chương trình con.

Lợi ích của việc sử dụng chương trình con:

Quảng cáo

     + Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó.

     + Hộ trợ việc thực hiện các chương trình lớn.

     + Phục vụ cho quá trình trừu tượng hóa.

     + Mở rộng khả năng ngôn ngữ.

     + Thuận thiện cho phát triển, nâng cấp chương trình.

2. Phân loại và cấu trúc của chương trình con

a) Phân loại

Trong nhiều ngôn ngữ lập trình, chương trình con thường gồm hai loại”.

     + Hàm (function) là chương trình con thực hiện một số thoa tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó. Ví dụ hàm toán học hay hàm xử lí xâu:

Quảng cáo

Sin(x) nhận giá trị thực x và trả về giá trị sin(x);

Sqrt(x) nhận giá trị x và trả về giá trị căn bậc hai của x;

     + Thủ tuc (procedure) là chưng trình con thực hiện thoa tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó. Ví dụ các thủ tục vào /ra chuẩn hay thủ tục xử lý xâu:

Write, writeln, readln, read,…

b) Cấu trúc chương trình con

Chương trình con có cấu trúc tương tự chương trình, nhưng nhất thiết phải có tên và phần đầu dùng để khai báo tên, nếu là hàm phải khai báo kiểu dữ liệu cho giá trị trả về của hàm:

<phần đầu> [<phần khai báo>] <phần thân>

Phần khai báo

Phần khai báo có thể có khai báo biến cho dữ liệu vào và ra, các hằng và biến dùng trong chương trình con.

Phần thân

Phần thân của chương trình con là dãy câu lệnh thực hiện để từ những dữ liệu vào ta nhận được dữ liệu ra hay kết quả mong muốn.

Tham số hình thức:

Các biến được khia bó cho dữ liệu vào/ra được gọi là tham số hình thức của chương trình con. Các biến được khia báo để dùng riêng tron chương trình con được gọi là biến cục bộ.

Ví dụ, trong chương trình con Luythua(x,k) ở phần 1 thì x, k là các tham số hình thức và j là biến cục bộ.

Chương trình chính và các chương trình con khác không thể sử dụng được các biến cục bộ của chương trình con, những mọi chương trình con đều sử dụng được các biến cảu chương trình chính.

c) Thực hiện chương trình con

Tham số thực sự

Để thực hiện một chương trình con, ta cần phải có lệnh gọi nó tương tự lệnh gọi hàm hay thủ tục chuẩn, bao gồm tên chương trình con với tham số là các hằng và biến chứa dữ liệu vào và ra tương ứng với các tham số hình thức đặt trong cặp ngoặc ( và ). Các hằng và biến này gọi là tham số thực sự.

Ví dụ:

Sqr(225)

Thì sqr là tên chương trình con.

225 là tham số thực hiện.

Khi thực hiện chương tình con, các tham số hình thức dùng để nhập dữ liệu vào sẽ nhận gái trị cảu tham số thực sự tương ứng, còn các tham số hình thức dùng để lưu trữ dữ liệu ra sẽ trả giá trị đó cho tham số thực sự tương ứng.

Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 11 hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1:Hãy chọn phương án ghép đúng. Kiểu của một hàm được xác định bởi

A. Kiểu của các tham số

B. Kiểu giá trị trả về

C. Tên hàm

D. Địa chỉ mà hàm trả về

Hiển thị đáp án

Trả lời: Kiểu của một hàm được xác định bởi kiểu giá trị mà hàm trả về và chỉ có thể là các kiểu integer, real, char, Boolean, string…

Đáp án: B

Câu 2:Mô tả nào dưới đây về hàm là sai?

A. Phải trả lại kết quả

B. Phải có tham số

C. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó

D. Có thể có các biến cục bộ

Hiển thị đáp án

Trả lời: Hàm là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó, hàm có thể có hoặc không có tham số.

Đáp án: B

Câu 3: Mô tả nào dưới đây về tham số là sai?

A. Một hàm có thể có cả tham số giá trị và tham số biến;

B. Có thể truyền biến số cho tham số giá trị ;        

C. Có thể truyền giá trị cho tham số biến;

D. Có thể dùng tham số biến để nhận kết quả;

Hiển thị đáp án

Trả lời: Tham số giá trị là các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể→ không thể truyền biến số cho tham số giá trị.

Đáp án: B

Câu 4: Hàm chuẩn nào dưới đây biến giá trị thực 6 thành 7?

A. Odd;

B. Round;

C. Trunc;

D. Abs;

Hiển thị đáp án

Trả lời:

+ Odd: hàm kiểm tra số lẻ

+ Round: hàm làm tròn

+ Trunc: hàm lấy phần nguyên

+ Abs: hàm lấy giá trị tuyệt đối.

Đáp án: B

Câu 5: Trong các chương trình chuẩn sau đây, chương trình chuẩn nào là thủ tục chuẩn?

A. Sin(x);

B. Length(S);

C. Sqrt(x);

D. Delete(S,5,1);

Hiển thị đáp án

Trả lời: Thủ tục là chương trình con thực hiện các thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó → Delete không trả về giá trị.

Đáp án: D

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về biến là sai?

A. Biến toàn cục có thể được sử dụng ở trong một thủ tục;

B. Biến cục bộ phải có tên khác với tên của biến toàn cục;        

C. Biến cục bộ có thể có kiểu khác với kiểu của biến toàn cục có cùng tên;

D. Một hàm có thể có nhiều tham số biến;

Hiển thị đáp án

Trả lời: Biến cục bộ là biến được khai báo để dùng riêng trong chương trình con. Biến toàn cục là biến được khai báo trong chương trình chính. Biến cục bộ có thể có kiểu khác với kiểu của biến toàn cục có cùng tên. Biến cục bộ không nhất thiết phải có tên khác với tên của biến toàn cục.

Đáp án: B

Câu 7: Mô tả nào dưới đây về chương trình có cấu trúc là phù hợp nhất?

A. Chương trình có sử dụng cấu trúc mảng và bản ghi;

B. Sử dụng các hàm và thủ tục thư viện chuẩn;

C. Được chia thành nhiều chương trình con.

D. Cả A B

Hiển thị đáp án

Trả lời: Chương trình có cấu trúc là chương trình được chia thành nhiều chương trình con. Chương trình không sử dụng cấu trúc mảng và bản ghi

Đáp án: C

Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.

B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức.

C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.

D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.

Hiển thị đáp án

Trả lời: Trong chương trình con, thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức tùy thuộc vào từng chương trình cụ thể.

Đáp án: A

Câu 9: Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa

A. Program.

B. Procedure.

C. Function.

D. Var.

Hiển thị đáp án

Trả lời: Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa Function (hàm). Cấu trúc khai báo hàm: Function <tên hàm> [(<danh sách tham số>)] : <kiểu dữ liệu>;

Đáp án: C

Câu 10: Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa

A. Program.

B. Procedure.

C. Function.

D. Var.

Hiển thị đáp án

Trả lời: Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa Procedure. Cấu trúc khai báo thủ tục:

Procedure <tên thủ tục> [(<danh sách tham số>)];

[<phần khai báo>]

Begin

[<dãy các lệnh>]

End;

Đáp án: B

Xem thêm các bài Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 chọn lọc, có đáp án khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Một chương trình chính có thể có bao nhiêu chương trình con

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.