Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Trái với hiểu biết của nhiều người, đã từng có thời kỳ, những người phụ nữ quê mùa đôi lúc chỉ mặc yếm khi đi đường hay xuống ruộng, nhưng tất nhiên, yếm không bao giờ được dùng làm lễ phục cả. Vậy người xưa đã dùng yếm như thế nào?

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Người phụ nữ Việt Nam xưa dù ở tầng lớp nào cũng đều mặc yếm, từ người phụ nữ thôn quê cho đến các công chúa trong chốn cung đình. Chiếc yếm đã trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của phụ nữ xưa: cái yếm, cái áo tứ thân, cái dây lưng, cái khăn mỏ quạ, cái quần đen, cái nón…

Học giả Phan Kế Bính đã mô tả y phục phụ nữ miền Bắc những năm đầu thế kỷ 20 như sau:

“Đàn bà vấn khăn thâm, hoặc lượt hoặc nhiễu, hay vải nâu. Giời rét thì bịt thêm cái khăn vuông bằng vải nâu hoặc bằng xuyên thâm. Yếm cổ xây hay viền, dùng màu trắng nhiều hơn cả. Áo cũng dùng màu thâm, hoặc màu nâu, duy người ăn chơi hoặc con hát mới mặc các màu xanh đỏ. Quần phần nhiều mặc vải sồi, lĩnh thâm, đôi khi cũng có người mặc nhiễu đỏ.”

Còn trong “Đất lề quê thói”, Vũ Văn Khiếu lại miêu tả:

“Yếm mặc để che kín ngực là mảnh vải vuông, một góc may cổ xẻ, cổ thìa, hay cổ xây, có dải bọc treo lên cổ, hai góc đối nhau vắt sang hai bên sườn may dải rộng quấn vòng sau lưng ra đàng trước bụng, thường quấn chặt không để cho vú ngóc lên phô trương đường cong nét gợi, không để cho rung rinh, dún dẩy, vươn ra quá cỡ.”

Cái yếm như trang phục lót che kín ngực, mà nhiều khi được dùng suồng sã trong sinh hoạt. Trong Quê Rích Quê Rang – Trần Ỷ (Tuyển tập Quảng Ngãi Mến Yêu) có viết: “ra đường đi đâu gần gần mà chỉ bận yếm thì cũng chẳng ai rầy”. Còn trong Đất Lề Quê Thói của Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu thì mô tả: “mùa nóng nực những người làm việc khó nhọc chỉ mặc yếm che ngực, đủ kín đáo, không mặc áo”.

Tất nhiên, yếm sẽ không được dùng như một bộ lễ phục hay dùng để tiếp đón khách quý. Lễ phục cung đình thời xưa cũng rất trang trọng và nghiêm túc, từ những người tiếp đón cho tới những người phục vụ nhã nhạc. Yếm, lẽ dĩ nhiên, chỉ được dùng làm đồ lót trong.

Nguồn TriThucVN

ANTD.VN - Chiếc yếm của phụ nữ Việt Nam ngày xưa vừa là đồ lót nhưng cũng chính là chiếc áo để họ có thể mặc trong những ngày hè nóng nực. Yếm độc đáo ở chỗ, phía trước có thể hở hoặc che kín đến tận cổ nhưng phía sau lại hở cả mảng lưng. Dù chỉ là tấm áo nhưng có rất nhiều chuyện xung quanh miếng vải này.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Cái yếm trong tình yêu nam nữ

Không rõ cái yếm ra đời bao giờ nhưng căn cứ vào nghệ thuật chèo có từ thời Đinh, khi Ưu bà Phạm Thị Trân truyền dạy cho các con hát trong triều đã mặc váy áo để hở cái yếm nên có thể nhận định, yếm xuất hiện cách nay hơn 10 thế kỷ.

Mùa hè xứ Bắc nóng bức nên các bà, các cô chỉ mặc độc chiếc yếm, vì thế yếm vừa là áo lót và cũng là áo ngoài. Mùa đông, gió Đông Bắc thổi lạnh cắt da cắt thịt thì cái yếm ở yên bên trong, với nghĩa là chiếc áo lót hiền lành. Thực ra, người Việt ý thức được sự “khoe khoang” hay “hững hờ” của cái yếm trong cuộc sống hàng ngày, nhưng dường như họ vẫn cứ mặc. Yếm đi vào thơ, ca, hò, vè… lúc thì bóng gió, có khi lại nói toạc ra. Trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa của vở “Quan Âm Thị Kính” có câu:

Gió xuân tốc dải yếm đào

Chàng trông thấy oản sao không vào thắp hương?

Trong tình cảm, yếm là vật để các chàng trai mang ra trêu chọc, thách thức khi hát đối:

Trời mưa lấy yếm mà che

Có anh đứng gác còn e nỗi gì

Các cô cũng chẳng vừa đáp lại:

Ước gì sông hẹp tày gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi

Yếm cũng tượng trưng cho tình cảm của các cô gái trong chuyện trao gửi tình cảm:

Trầu em têm tối hôm qua

Buộc trong dải yếm mở ra mời chàng

Hay mong ước của chàng trai và cũng có thể là lời của một cô gái gửi cho người mình yêu:

Trời mưa trời gió kìn kìn

Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông

Trong bài “Chân quê” của Nguyễn Bình, chiếc yếm lại trở thành “chuẩn đạo đức” cho các cô gái ở nông thôn:

Còn đâu cái yếm lụa sồi

Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen

Nói ra sợ mất lòng em...

Trải qua thời gian, chiếc yếm có sự thay đổi, tuy nhiên có một thứ không bao giờ thay đổi là 4 chiếc dây, 2 dây buộc cổ và 2 dây buộc ngang thắt lưng. Chỉ cần 2 dây buộc thắt lưng mà lỏng là câu chuyện đã khác, có lẽ vì thế mà có câu:

Đàn ông mặc áo đuôi lươn

Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu
Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Chiếc áo yếm tôn lên vẻ mộc mạc nhưng không kém phần quyến rũ của người phụ nữ xưa

Chợ yếm phố Hàng Đào

Thời hậu Lê, đàn bà lao động mặc yếm cổ xây (miếng vải vuông đặt chéo trên ngực người mặc, ở góc trên có khoét hình tròn). Cái yếm của phụ nữ quyền quý có thêm một vài đường dây tết lại với nhau thành hình lưới quả trám. Màu sắc của những chiếc yếm thời kỳ này còn giản đơn, chủ yếu được nhuộm bằng những loại màu có nguồn gốc tự nhiên. Và không chỉ là vật trang điểm yếm của phụ nữ Thăng Long - Hà Nội, nó còn thể hiện nghề nghiệp và đẳng cấp trong xã hội. Con gái quan lại mới được mặc yếm màu đại hồng. Các cô làm nghề ca kỹ thường mặc yếm màu hoa đào, màu được cho là lẳng lơ, không đứng đắn. Phụ nữ giàu có còn cho gắn các viên ngọc lên cổ. Yếm cũng làm nên sự lịch lãm và tinh tế của phụ nữ Kinh kỳ khi mặc áo kiểu áo 5 khuy, các cô chỉ cài 4 khuy dưới và để hở khuy ngực khoe cái yếm cổ xây, ôm lấy cái cổ cao ba ngấn nõn nà. Trong các ghi chép của nhiều người Pháp đến Hà Nội cuối thế kỷ 19, họ đều sửng sốt trước cái yếm. Bác sỹ Hocrquad viết: “Chỉ có một mảnh vải đơn sơ trước ngực nhưng nó làm cho cánh đàn ông phải suy nghĩ, nhất là khi các cô gái thắt chiếc dây ở ngang lưng một cách lỏng lẻo”. Cùng với nón có quai tua, chân đi guốc, yếm xanh, yếm đào là mốt của con gái nhà khá giả cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Thăng Long - Hà Nội còn có hẳn chợ chuyên bán yếm lụa là “Đồng Lạc quyến yếm thị” ở phường Đồng Lạc và phường Đại Lợi, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương (nay là đình Đồng Lạc ở 38 phố Hàng Đào). Đình thờ 3 vị trong Tứ trấn Thăng Long là Bạch Mã Thành hoàng Quốc đô, Thánh Linh Lang (thờ chính ở đền Voi Phục Thủ Lệ) và Thánh Cao Sơn trấn phía Nam (thờ chính ở đình Kim Liên). Tại đây có tấm bia đá tạc sau rằm tháng Tám năm Bính Thìn (1856) đời Tự Đức, do cử nhân Phạm Đình Viên người phủ Khoái Châu, Hưng Yên soạn. Mở đầu có đoạn: “Đình chợ bán yếm lụa do hiệu chủ Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng đời Lê, quy mô rộng rãi. Nhưng vì chiến tranh, đình bị phá hủy. Về sau, ông Hà Đình Nguyễn Cảnh Thê đứng ra lo việc trùng tu lại...”.

Không chỉ bán yếm, áo tứ thân, năm thân, áo cánh, thắt lưng, khăn vấn, đồ trang sức vàng bạc mà chợ còn bán cả những sản phẩm tuyệt hảo của tơ tằm là lụa, the, lĩnh và vải để đàn bà, con gái Thăng Long rủ nhau đến chọn may yếm. Nếu cái yếm ở các miền quê Bắc bộ may bằng vải thô nhuộm nâu hay bằng đũi thì ở Hà Nội, yếm còn là thứ trang điểm cho người phụ nữ và càng hấp dẫn hơn khi nó được may bằng lụa với hình dạng khác nhau, từ cổ tròn, đến cổ chữ V... Từ màu nâu ở thôn quê, ra đến Hà Nội thì yếm lại là màu trắng, xanh lơ, hoa hiên và hoa đào phơn phớt. Song, khác với phụ nữ ở vùng quê có thể mặc yếm ra đường mà không ai dị nghị thì phụ nữ nhất là phụ nữ chưa chồng ở Hà Nội không bao giờ mặc yếm ra đường mà không có áo ngoài.

Phụ nữ thành thị mặc yếm cho đến đầu thập niên 30 của thế kỷ 20. Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp phải lòng người đẹp:

Hôm qua em đi chùa Hương,

Hoa cỏ còn mờ hơi sương

Cùng thầy me em dậy

Em vấn đầu soi gương

Nho nhỏ cái đuôi gà cao

Em đeo cái dải yếm đào

Quần lĩnh áo the mới

Tay em cầm chiếc nón quai thao

Chân em đi đôi guốc cao cao.

Chiếc yếm dường như ít được phụ nữ thành thị mặc hơn vào cuối những năm 1930 khi mà lối sống Pháp, thời trang Pháp ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ. Đến đầu những năm 1950 thì không còn thấy phụ nữ mặc yếm trừ những người có tuổi. Thay thế chiếc yếm là chiếc áo lót kiểu phương Tây được nhập vào Việt Nam. Bây giờ chiếc yếm xưa lại sống lại. Tuy nhiên nó được cải tiến, không may bằng lụa mà may bằng vải thô mỏng, cổ khoét sâu hơn cốt để khoe bộ ngực. Quần bò và áo yếm một giai đoạn cũng là mốt của nhiều thanh nữ.

Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.

Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.

Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Áo yếm ngày xưa

Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (Thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.

Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.

Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.

Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.

"Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...

Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.

Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.

Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.

Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu. "Trời mưa lấy yếm mà che - Có anh đứng gác còn e nỗi gì?". Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa: "Ước gì sông hẹp tày gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".

Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê
Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao

Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... "ỡm ờ" một cách nghệ thuật và độc đáo. Chả thế mà Thị Mầu nói với chàng nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào - Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương!"...

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Hay như thơ Hồ Xuân Hương:

Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ. Trang phục du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống.

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng... nhưng chiếc áo yếm ngày xưa vẫn xứng đáng là một di sản trang phục của Việt Nam.

Còn đâu cái yếm lụa sồi

Mua áo yếm ngày xưa ở đâu

Theo TTVN

Tin cùng chủ đề: Trang phục Việt

  • Ấn tượng đêm hội áo dài tại Festival Huế 2016
  • Đôi khuyên tai bí mật có "1-0-2" của phụ nữ Vân Kiều
  • Duyên dáng người phụ nữ Việt trong áo dài xưa
  • Độc đáo mái tóc giả của phụ nữ Hà Nhì
Xem toàn bộ ››

Chia sẻ

Từ khóa:

  • yếm đào
  • trang phục
  • Áo
  • bắc cầu
  • áo dài
  • di sản
  • gió xuân
  • nón quai thao
  • quai thao
  • quốc phục
  • Thị Mầu