Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì

Con người ai cũng cần trở thành một công dân có giáo dục, giáo dục trong thời điểm hiện tại vẫn là một tiêu chí để xã hội đánh giá về trình độ của mỗi người. Vậy giáo dục là gì? Các hình thức giáo dục ở Việt Nam hiện nay là gì? Chính sách phát triển giáo dục ở Việt Nam là gì?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến giáo dục.

Giáo dục là gì?

Giáo dục là là hình thức học tập hay một cách tiếp thu kiến thức theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn hoặc cũng có thể thông qua tự học.

Mục tiêu của giáo dục

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục).

Các thuật ngữ về giáo dục thường sử dụng

– Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

– Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

– Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

– Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

– Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.

– Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì

Các cấp giáo dục ở Việt Nam

Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

– Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

– Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

– Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

– Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Chính sách phát triển giáo dục ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, thì chính sách phát triển giáo dục hiện nay ở Việt Nam bao gồm:

– Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.

– Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

– Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

– Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.

– Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.

– Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

– Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

– Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến giáo dục là gì? Các hình thức giáo dục ở Việt Nam hiện nay là gì? Chính sách phát triển giáo dục ở Việt Nam là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trước khi tham gia chương trình giáo dục tiểu học thì điều mà bạn là cần nắm rõ về ngành nghề này, cũng như mục tiêu giáo dục tiểu học. Khi biết rõ được mục tiêu, bạn sẽ biết mình cần làm gì để biến nó thành hiện thực. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm bắt đầy đủ thông tin về vấn đề này nhé.

Giới thiệu về ngành giáo dục tiểu học

Ngành giáo dục tiểu học là gì? Đây là một trong số những ngành có vai trò và nhiệm vụ quan trọng hoàn thành mục tiêu mà ngành giáo dục đã đề ra cho hệ thống giáo dục Việt Nam.

Khi sư phạm tiểu học thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của mình thì nó sẽ là bước đà cho sự phát triển của ngành giáo dục cấp cao hơn. Nhờ đó mà học sinh cũng được giáo dục đúng hướng trở thành người có kiến thức, kỹ năng, nhân cách.

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì

Giới thiệu ngành giáo dục tiểu học

Ngoài ra, giáo dục tiểu học là nơi phát hiện ra những học sinh có tiềm năng. Sau đó phát huy tích cực những tiềm năng này để các em có cơ hội thể hiện những thế mạnh của mình ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ em là tương lai của đất nước, do đó khi giáo dục đúng hướng và hiệu quả thì đó sẽ là tiền đề giúp đất nước có thêm nhiều “hiền tài” trong tương lai. Đây là việc đóng vai trò thiết thực xây dựng sự phát triển của đất nước ta ngày càng hùng mạnh hơn.

Mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục tiểu học

Thực tế có rất nhiều mục tiêu để phát triển ngành giáo dục tiểu học. Tuy nhiên sẽ có 3 mục tiêu quan trọng, đóng vai trò nền tảng nhất. Cụ thể như sau:

Đào tạo nhân cách và đạo đức con người

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì

Đào tạo đạo đức và nhân cách con người

Một trong những mục tiêu đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm là đào tạo nhân cách và đạo đức con người. Độ tuổi của học sinh tiểu học là độ tuổi hình thành nhân cách nhiều nhất của trẻ. Đây là thời điểm mà trẻ bước vào môi trường hoạt động thực thụ. Do đó cần phải giáo dục cho trẻ biết thương yêu và quan tâm tới những người xung quanh mình.

Ngoài ra, giáo viên tiểu học cũng phải tạo cho trẻ tính cách biết san sẻ với những người không may mắn. Từ đó nuôi dưỡng lòng tốt trong tâm hồn của trẻ. Đây là bước đóng vai trò quan trọng định hướng nhân cách cho trẻ.

Đào tạo kiến thức

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì

Đào tạo kiến thức

Mục tiêu giáo dục tiểu học tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến là việc đào tạo kiến thức. Đối với cấp tiểu học thì học sinh sẽ cần luyện tập khả năng viết, đọc, thực hiện phép toán và tìm hiểu kiến thức xã hội tự nhiên…

Để đạt được tốt mục tiêu này thì giáo viên tiểu học cần có sự đa dạng trong phương pháp dạy học, đổi mới các truyền đạt kiến thức. Đồng thời cần thường xuyên đổi mới giáo án để trẻ hứng thú hơn với việc học. Ngoài ra, nên cung cấp những kiến thức về đời sống để học sinh cso sự tìm tòi, khám phá và phát huy khả năng tư duy, liên hệ của mình.

Đào tạo kỹ năng sống cần thiết

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì

Đào tạo kỹ năng sống cần thiết

Đối với một cá nhân thì kỹ năng sống và điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, ngành giáo dục tiểu học đang rất chú trọng thực hiện mục tiêu đào tạo kỹ năng sống. Học sinh cần được đào tạo những kỹ năng cần thiết như: tự giác học bài; tham gia các hoạt động tập thể; giúp đỡ bố mẹ, bạn bè; làm việc theo đội nhóm; biết cách tự vệ khi gặp tình huống nguy hiểm…

Giáo dục tiểu học trường đại học Đông Á

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành giáo dục tiểu học. Điều này gây ra sự trở ngại cho các bạn thí sinh không biết chọn trường đại học nào tốt và uy tín. Nếu như bạn đang băn khoăn không biết nên học trường nào thì hãy đăng ký tuyển sinh đại học Đông Á. Đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn lý tưởng nhất dành cho bạn.

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì

Ngành giáo dục tiểu học Đại học Đông Á

Theo học chuyên ngành sư phạm tiểu học tại trường đại học Đông Á, sinh viên sẽ được tiếp nhận chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Đồng thời được thực tập, trang bị ngoại ngữ và nắm bắt được những kỹ năng mềm một cách tốt nhất. Ngoài ra, trường đại học Đông Á có hệ thống đào tạo chuẩn, đội ngũ giảng viên, chuyên gia giỏi, cơ sở vật chất được đầu tư.

Sau khi ra trường, sinh viên ngành sư phạm tiểu học sẽ có cơ hội việc làm rộng mở. Có thể được nhận ngay vào làm việc tại hệ thống trường mầm non song ngữ SAKURA OLYMPIA của trường Đại học Đông Á. Chúng tôi tin chắc rằng, đây sẽ là môi trường học tập tốt nhất dành cho bạn.

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những thông tin liên quan và mục tiêu giáo dục tiểu học. Đồng thời đưa ra gợi ý giúp bạn chọn được trường đại học đào tạo tốt, uy tín. Hãy đặt ra cho mình lộ trình học tập phù hợp để nắm chắc cơ hội trúng tuyển vào ngành học mà mình yêu thích nhé. Chúc các bạn thành công.