Mỹ thuật thời Lý có đặc điểm như thế nào

1 MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết được một số kiến thức chung về Mĩ Thuật thời Lý.

- Học sinh hiểu giá trị nghệ thuật đặc sắc của nền mĩ thuật thời Lý.

 1.2. Kỹ năng:

- Học sinh thực hiện được nhận thức đúng đắn về truyền thống dân tộc.

- Học sinh thực hiện thành thạo việc nhận xét đánh giá giá trị nghệ thuật của nền mĩ thuật thòi Lý.

 1.3. Thái độ :

-Thói quen: Học sinh biết tự hào về di sản của ông cha ta để lại về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc.

_ Tính cách: Học sinh tự ý thức giữ gìn nét văn hóa dân tộc mình.

2 NỘI DUNG HỌC TẬP

 - Học sinh hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lý.

 - Đặc điểm của mĩ thuật thời Lý.

3 CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo Viên :

- Hình ảnh một số tác phẩm, công trình Mĩ Thuật thời Lý.

3.2 Học Sinh:

- Sưu tầm tranh , ảnh có liên quan đến Mĩ Thuật thời Lý.

Bạn đang xem tài liệu "Tiết 9, Bài 8: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010-1225)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần 9: - Tiết PPCT: 9 Ngày dạy:/./ Bài : 8 Thường thức mĩ thuật. SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ ( 1010 – 1225 ) 1 MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết được một số kiến thức chung về Mĩ Thuật thời Lý. - Học sinh hiểu giá trị nghệ thuật đặc sắc của nền mĩ thuật thời Lý. 1.2. Kỹ năng: - Học sinh thực hiện được nhận thức đúng đắn về truyền thống dân tộc. - Học sinh thực hiện thành thạo việc nhận xét đánh giá giá trị nghệ thuật của nền mĩ thuật thòi Lý. 1.3. Thái độ : -Thói quen: Học sinh biết tự hào về di sản của ông cha ta để lại về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc. _ Tính cách: Học sinh tự ý thức giữ gìn nét văn hóa dân tộc mình. 2 NỘI DUNG HỌC TẬP - Học sinh hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lý. - Đặc điểm của mĩ thuật thời Lý. 3 CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo Viên : Hình ảnh một số tác phẩm, công trình Mĩ Thuật thời Lý. 3.2 Học Sinh: Sưu tầm tranh , ảnh có liên quan đến Mĩ Thuật thời Lý. 4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:. 6A2:.. 6A3:.. 6A4:. 4.2. Kiểm tra miệng Câu 1: ( Kiểm tra bài cũ ) GV trả bài kiểm tra và nhận xét bài. Câu 2: ( Kiểm tra các nội dung tự học ) Em hãy cho biết nội dung bài học ngày hôm nay gồm mấy phần? TL: Gồm 2 phần:+ Vài nét về bối cảnh lịch sử. + Sơ lược về mĩ thuật thời Lý. GV nhận xét đánh giá. 4.3. Tiến trình bài học Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: ( 10p )Tìm hiểu khái quát về hoàn cảnh xã hội thời Lý Mục tiêu: - HS biết khái quát về hoàn cảnh xã hội thời Lý. - HS hiểu sự ảnh hưởng của xã hội đến nền mĩ thuật thời Lý. Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bối cảnh lịch sử . HS tóm tắt: Vua Lý Thái Tổ, với hoài bão xây dựng đất nước độc lập tự chủ đã dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La và đổi tên là Thăng Long (Hà Nội ngày nay); sau đó Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt. Có nhiều chủ trương, chính sách tiến bộ Đạo Phật đi vào cuộc sống khơi nguồn cho nghệ thuật phát triển. GV nhận xét bổ sung: Đất nước ổn định, cường thịnh; ngoại thương phát triển với ý thức dân tộc trưởng thành đã tạo điều kiện để xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc và toàn diện. * Hoạt động 2:( 25p )Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lý Mục tiêu: - HS biết khái quát về mĩ thuật thời Lý. - HS hiểu giá trị của nền mĩ thuật Việt Nam. - GV chia nhóm (4 nhóm) thảo luận thời gian 5 phút. HS các nhóm trình bày: Nhóm 1: Nghệ thuật kiến trúc thời Lý như thế nào? HS nhóm 1 trình bày _ Nghệ thuật kiến trúc gồm: + Kiến trúc cung đình: Kinh thành Thăng Long. Là một quần thể kiến trúc gồm có 2 lớp: Bên trong gọi là hoàng thành (là nơi ở, nơi làm việc của vua và hoàng tộc; có nhiều cung điện: Càn Nguyên, Giảng Võ,...) Bên ngoài gọi là kinh thành (là nơi ở và sinh hoạt của các tầng lớp xã hội: hồ Dâm Đàm, Văn Miếu- Quốc Tử Giám...) + Kiến trúc phật giáo: Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng do Phật giáo rất thịnh hành. Kiến trúc Phật giáo thường to lớn và được đặt nơi có cảnh quan đẹp; các Tháp và chùa: Tháp Phật Tích, Tháp Chương Sơn, chùa Một Cột, Chùa Dạm... HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt ý. Nhóm 2: Thời Lý có những nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí nào? HS nhóm 2 trình bày: Tượng: Nhà Lý có nhiều tác phẩm bằng đá như tượng phật Thế Tôn, tượng A-Di-Đà bằng đá xanh, cho thấy tài năng điêu luyện nghệ nhân tạc tượng thời Lý. Chạm khắc: Thời Lý rất tinh xảo với các loại hình : hoa, lá, mây, sóng, nước Đặc biệt là chạm khắc Rồng rất hiền lành và mềm mại. HS nhận xét. GV nhận xét chốt y.ù Nhóm 3: Ở thời Lý nghệ thuật Gốm phát triển như thế nào? HS nhóm 3 trình bày Vào thời Lý nước ta có những trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng như ở Thăng Long, Bát Tràng, Thanh Hoá Gốm men ngọc, men trắng ngà, men da lươn có nhiều hình dáng và trang trí khác nhau. HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt ý. Nhóm 4: Hãy nêu những đặc điểm của mĩ thuật thời Lý ? HS nhóm 4 trình bày: Có các công trình kiến trúc qui mô lớn Điêu khắc, trang trí và đồ gốm đã phát huy được nghệ thuật truyền thống, kết hợp với tinh hoa dân tộc Mĩ thuật thời Lý phát triển rực rỡ, của nền mĩ thuật Việt Nam. HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt ý. I. Vài nét về bối cảnh lịch sử: Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành là Thăng Long Đạo Phật đi vào cuộc sống của người dân Nghệ thuật phát triển mạnh về kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ II. Sơ lược về mĩ thuật thời Lý: 1 Nghệ thuật kiến trúc: a) Kiến trúc cung đình: Xây dựng thành Thăng Long Xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám Xây dựng cung điện b) Kiến trúc phật giáo: _ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc phật giáo như chùa 1 cột, chùa Phật Tích, 2 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí: a) Tượng: Nhà lý có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá như tượng A – Di – Đà , Pho tượng Phật Thế Tôn b) Chạm khắc: Thời Lý rất tinh xảo với các loại hình : hoa, lá, mây, sóng, nước - Đặc biệt là Rồng Việt Nam 3 Nghệ thuật Gốm: _ Phát triển và nổi tiếng: gốm Bát Tràng, Thăng Long, Thanh Hoá. Gốm men ngọc, men da lươn III. Đặc điểm của mĩ thuật thời Lý: Có các công trình kiến trúc qui mô lớn Điêu khắc, trang trí và đồ gốm đã phát huy được nghệ thuật truyền thống, kết hợp với tinh hoa dân tộc Mĩ thuật thời Lý phát triển rực rỡ. 4.4. Tổng kết _ GV đặt câu hỏi: ? Các công trình thời Lý có qui mô như thế nào? (có qui mô lớn, đặt tại các nơi có địa hình thuận lợi, đẹp và thoáng đãng) ? Vì sao kiến trúc phật giáo ở thời Lý phát triển? (Đạo Phật được đề cao) ? Đồ gốm thời Lý đã được sáng tạo như thế nào (Đã có những trung tâm sản xuất nổi tiếng, chế tác được các loại men gốm quí như men ngọc, men trắng ngà,... hình dáng gốm thanh thoát và trang trọng) HS trả lời. GV nhận xét bổ sung. 4.5. Hướng dẫn học tập Đối với bài học ở tiết này: Về nhà học bài và đọc bài ở SGK. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 10 : “ MỘT SỐ CƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ” + Tìm hiểu nội dung bài học. + Sưu tầm tranh ảnh về cơng trình mĩ thuật thời Lý. 5 PHỤ LỤC SGK Mĩ thuật 6 SGV Mĩ thuật 6 Tranh ảnh minh họa.

Tài liệu đính kèm:

  • Mỹ thuật thời Lý có đặc điểm như thế nào
    Bài 8. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (1010 - 1225) (3).doc

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý.

Lời giải:

- Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo, mang những nét riêng của dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ.

- Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),… thể hiện trình độ khéo léo, tinh vi của bàn tay người nghệ nhân.

- Các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian như: hát chèo, múa rối nước,… cùng nhiều nhạc cụ dân tộc đặc sắc cũng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều nơi.

=> Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu khái quát về nghệ thuật thời Lý nhé.

Dưới ách thống trị của Trung Hoa, Nghệ thuật Việt Nam bị kìm kẹp và phụ thuộc vào nghệ thuật của chúng. Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra cho nước ta kỉ nguyên mới .Tuy nhiên mĩ thuật nước ta đến tận thời Lý mới được khôi phục mở rộng thể hiện truyền thống NT đặc trưng của nước Nam.

I. Vài nét về bối cảnh xã hội

- Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La(Thăng Long), Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.

- Có nhiều chủ trương chính sách tiến bộ hợp lòng dân, kinh tế XH ngoại thương cùng phát triển.

- Trong bối cảch đó, nghệ thuật được khôi phục và phát triển đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc đã ra đời,

II. Khái quát về mĩ thuật thời lý

1. Nghệ thuật Kiến Trúc

Trên cơ sở" thức kiến trúc Đông Sơn" đã hoàn chỉnh trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta lại tiếp thu Phật giáo và đi kèm với nó là việc xây dựng chùa tháp. Hẳn trình độ xây dựng của thợ Việt có tay nghề cao, nên thái thú Tôn Tú đã bắt hơn nghìn thợ thủ công Giao Chỉ đưa về Bắc để giúp vua Ngô xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp. Ngay khi đất nước giành được độc lập, công việc hàng đầu là phải " an cư" và cũng để thể hiện diện mạo nhà nước, nên sau khi đã định đô thì phải dựng đô.

a) Kiến trúc cung đình: Kinh Thành Thăng Long được xây dựng với quy mô lớn

- Đó là một quần thể kiến trúc gồm 2 lớp bên ngoài là kinh thành, bên trong là Hoàng Thành :

+ Hoàng thành có nhiều cung điện tráng lệ là nơi ở, nơi làm việc của vua và Hoàng tộc.

+ Kinh thành là khu vực sinh sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội với nhiều công trình nổi tiếng, trong đó có quốc tử giám.

- Ngoài ra còn có cung Càn Nguyên, Tập Hiền, điện Trường Xuân , Thiên An

- Danh lam thắng cảnh: Hồ Tây, đền Quàn Thánh, văn miếu Quốc Tử Giám, Hồ Lục Thuỷ, sông Hồng....

b) Kiến trúc Phật giáo:

- Đạo phật phát triển mạnh, kéo theo đó là sự phát triển của công trình kiến trúc phật giáo

Kiến trúc Phật giáo thời Lý được thư tịch nói đến nhiều và một số nơi còn để lại dấu tích chùa tháp, mà tháp mới là công trình trung tâm.

* Tháp Phật: Tháp Phật Tích( Bắc Ninh), Tháp Chương Sơn( Nam Định).

Tháp Phật Tích( Bắc Ninh) Tháp Chương Sơn( Nam Định).

* Chùa : Chùa Một Cột, Chùa Dạm, Chùa Phật tích....

Chùa Một Cột Chùa Phật tích.

2. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí

Bia chùa Phân Tích cho biết tại đây năm 1057 vua Lý Thánh Tông dựng cây tháp cao ngàn trượng trong tháp có pho tượng bằng đá thếp vàng cao 6 thước, trước thềm bày mười con thú cũng bằng đá. Một số chùa thời Lý cũng có bia đề cập tới tượng tròn và chạm khắc trang trí.

a) Tượng A Di Đà, tượng Kim Cương với nét khắc tinh tế và điêu luyện tạo nên sự sống động cho tác phẩm.

Tượng AdiĐà Tượng Kim Cương

b) Chạm khắc trang trí : phù điêu hình rồng thời Lý , dáng dấp hiền hoà mềm mại hình chữ S, hoa văn " móc Câu" được sủ dụng như một hoạ tiết vạn năng.

Trong điêu khắc Lý đặc biệt phải kể đến mảng chạm nổi trên đá với sự tinh khéo như chạm vàng, bạc. ở đây nổi lên một số đề tài là rồng, nhạc công, vũ nữ và hoa lá.

- Con rồng Việt Nam với đặc điểm riêng rất hiền lành, mềm mại được coi là hình tượng tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí của dân tộc ta.

3. Nghệ thuật Gốm.

- Trung tâm gốm nổi tiếng: Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hóa.

- Phục vụ cho đời sống con người , chế tác được gốm men ngọc, gốm hoa nâu, gốm da lươn,

- Xương gốm mỏng nhẹ, nét khắc chìm tạo nên sự chắc khoẻ của tác phẩm.

III. Đặc điểm của mĩ thuật thời Lý.

- Kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, NT trang trí với kết cầu tổng thể

- Điêu khắc,trang trí và đồ gốm, đã phát triển đa dạng tiếp thu NT Châu Âu mở ra một hướng mới cho MT dân tộc

IV. Ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội tới sự phát triển mỹ thuật thời Lý.

Trong xã hội thời Lý, nhất là trong các làng xã, tín ngưỡng dân gian với các tục lệ thờ cúng… vẫn được duy trì và ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân. Nhiều công trình kiến trúc chùa pháp được xây dựng phục vụ cho nhu cầu tôn giáo. Nhưng về mặt kiểu dáng, cấu trúc lại hoàn toàn mang tính dân tộc sâu sắc.

Tất cả mọi điều kiện xã hội đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mỹ thuật thời Lý. Sự phát triển và ổn định của kinh tế, chính trị đều điều kiện đầu tiên, quan trọng cho rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng. Trang trí trong các công trình kiến trúc cung đình, phật giáo là các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ phù hợp được sáng tác. Từ năm 1079 sau khi cuộc khánh chiến chống quân xâm lược nhà tống thắng lợi hoàn toàn, nhà Lý bước vào giai đoạn hoà bình xây dựng đất nước.