Năm 1771 có sự kiện lịch sử gì xây ra ở nước ta

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Em hãy thống kê các sự kiện lịch sử từ năm \(1771\rightarrow1789\) ( Lịch sử 7 )

Các câu hỏi tương tự

Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 25 phần 4: Phong trào Tây Sơn
Thời gianSự kiện
Năm 1771Anh em Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn
Năm 1773Chiếm phủ thành Quy Nhơn
Năm 1774Kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quản Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
Năm 1777Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Năm 1785Đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Năm 1786:

- Tháng 6:

- Tháng 7:

- Hạ thành Phú Xuân.

- Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Năm 1788:

- Giữa năm 1788:

- Cuối năm 1788:

- Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc trị tội Vũ Văn Nhậm.

- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế để tiến quân ra Bắc

Năm 1789:

- Đêm mùng 3 Tết:

- Ngày 5 Tết

- Vây đồn Hà Hồi.

- Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long.

Xem tiếp...

Em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 25 phần 4: Phong trào Tây Sơn

    - Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi Quang Trung tuyển thêm quân lính, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến vào Thăng Long.

    - Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu. Mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy toán loạn. Cùng lúc đó , đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa.

    - Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử.

    - Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

    - Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Xem tiếp...

Đề bài

Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

 dựa vào kiến thức cả bài để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

=> Như vậy, phong trào Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ mà lịch sử lúc bấy giờ đặt ra là xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, dẹp tan quân xâm lược. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thống nhất chính quyền hoàn toàn ở thời nhà Nguyễn.

Loigiaihay.com

Chiến tranh Việt- Xiêm (1771-1772) là cuộc chiến giữa Thái Lan dưới Vương triều Thonburi của vua Taksin và Đàng Trong nước Đại Việt (Việt Nam ngày nay) thời chúa Nguyễn Phúc Thuần cuối thế kỷ 18.

Năm 1771 có sự kiện lịch sử gì xây ra ở nước ta

Núi Tô Châu, Hà Tiên.

Ngày mùng 3 tháng 10, chúng tiến đến Hà Tiên, vây chặt trấn thành (thành có 3 mặt chắn bằng ván gỗ, không phải xây bằng đất đá). Lúc ấy quân giữ Hà Tiên rất ít ỏi, nên họ phải đóng chặt cửa thành để chống cự, mặt khác lo cấp báo với đồn dinh Long Hồ. Thủy quân của Xiêm chiếm được núi Tô Châu rồi dùng súng lớn bắn vào thành, tình thế rất nguy cấp.

Một phần phố thị Hà Tiên (Kiên Giang, Việt Nam) hiện nay.

Đêm mùng 10, kho thuốc súng ở núi Ngũ Hổ bốc cháy khiến cả thành đều chấn động. Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng, quân Xiêm trong ngoài giáp công, chúng vừa đánh trống vừa hò reo huyên náo, tiếng súng đại bác vang như sấm. Tông Đức hầu (Mạc Thiên Tứ) thân dẫn quân đánh với chúng trên đường phố, một lúc sau, quân dân trong thành tan vỡ chạy tán loạn, qua canh ba thành vỡ, Tông Đức hầu quyết tử chiến với địch thì Cai đội Đức Nghiệp hầu đến ôm nách đưa Tông Đức hầu lên thuyền rồi chèo theo đường sông hướng về Giang Thành (tên một thủ sở) mà chạy. Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng, Thắng Thủy hầu Mạc Tử Thảng và Tham tướng Mạc Tử Dung đem thủy quân phá vòng vây rồi theo đường biển chạy xuống Kiên Giang, sau đó qua Trấn Giang đóng lại.Ngày 15, thuyền của Tông Đức hầu đến Châu Đốc, tướng Xiêm là Chiêu khoa Liên[6] cho truy binh đuổi theo, Tông Đức hầu sai Cai đội Đồ Bà (Chà Và) là Sa Ra chặn đánh nhưng cũng thua, bèn rút ra đạo Tân Châu Tiền Giang, ở đó ông gặp Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai cơ Kính Thận hầu Tống Phước Hiệp đang thân dẫn binh của dinh đến tiếp ứng, họ vội giục gấp quân tiến vào sông Châu Đốc đánh giết đẩy lui quân giặc. Quân giặc Xiêm vì không biết đường nên đi lầm vào sông cụt, bị đại binh đuổi kịp chém đầu được hơn 300 tên. Chiêu khoa Liên bỏ thuyền chạy lên bờ rồi suốt đêm theo đường Chơn Giùm (Chan Sum) chạy về Hà Tiên. Quân dinh Long Hồ thu được 5 chiếc thuyền chiến, súng ống và vật dụng của quân Xiêm và ghe sai của Hà Tiên không kể xiết, rồi để quân ở lại giữ đạo Châu Đốc, còn đại binh lui về Tân Châu cùng Tông Đức hầu hỏi han, an ủi cơ sự, sau đó sai thuyền bè đưa Tông Đức hầu về nghỉ tại dinh Long Hồ.Lại nói Cai đội đạo Đông Khẩu là Nhơn Thanh hầu Nguyễn Hữu Nhơn đón đánh quân Xiêm ở Cường Thành (Lấp Vò, thuộc tỉnh Đồng Tháp), Hậu Giang, ông cho quân giữ lấy chỗ hiểm yếu rồi bất thần xuất quân đánh liền mấy trận đều thắng, thu được 10 chiếc thuyền chiến của quân Xiêm. Quân Xiêm theo đường bộ chạy trốn nhưng cũng bị chém, bị thương và bị đói khát chết mất quá nửa và cuối cùng chúng thấy đất Long Hồ nhiều hiểm yếu nên không dám tái phạm. Khi ấy Phi nhã Tân để Chiêu khoa Liên ở lại giữ trấn Hà Tiên còn y thân dẫn hùng quân thẳng đến nước Cao Miên. Vua Cao Miên là Nặc Ong Ton (Ang Ton) chạy ra đất Bát Chiên, Long Quật. Phi nhã Tân đưa Nặc Ong Non (Ang Non) trở lại làm Quốc vương Cao Miên, quân Xiêm chiếm giữ phủ Nam Vang và có ý dòm ngó đất Gia Định của ta.Tháng 11, Thống suất Khôi Khoa hầu, Tham mưu Miên Trường hầu gửi công văn mời Tông Đức hầu cùng hội họp...Tông Đức hầu trình bày hết mọi nguyên do thất thủ và dâng biểu xin chịu tội. Tháng 12, triều đình xuống chiếu tha tội cho Tông Đức hầu, lại cấp cho lương tiền rồi sai quan Điều khiển (Nguyễn Cửu Đàm) điểm binh đưa Tông Đức hầu về trú ở đạo Trấn Giang để chiêu dụ vỗ về kẻ lưu vong, chuẩn bị cơ hội dẹp giặc.Tháng 2 mùa xuân năm Nhâm Thìn (1772), triều đình nghị tội việc Khôi Khoa hầu không tiếp viện để cho Hà Tiên bị rơi vào tay địch, giáng Khôi Khoa hầu xuống làm Cai đội, triệu Miên Trường hầu về kinh đợi lệnh. Tháng 6, quan Điều khiển điều binh tiến đánh, Đàm Ân hầu lãnh đại binh kéo đi theo đường Tiền Giang, Cai bạ dinh Long Hồ là Hiến Chương hầu Nguyễn Khoa Thuyên đem quân binh Đông Khẩu theo đường biển Kiên Giang tiến tới, Lưu thủ Kính Thận hầu theo đường Hậu Giang đến đóng ở Châu Đốc để làm 2 đường tiếp ứng cho đạo quân trước. Lúc ấy, Nhơn Thanh hầu đương bị bệnh nặng, một mình Hiến Chương hầu quản 3000 quân dùng 50 chiếc thuyền đủ cỡ lớn nhỏ tiến đánh quân Xiêm nhưng thấy bất lợi nên phải rút về đạo Kiên Giang. Đàm Ân hầu lại dùng một người Cao Miên là Nhum Rạch làm tiên phong kéo quân đến đánh Nam Vang, quân Xiêm bị chết rất nhiều. Phi nhã Tân phải chạy xuống Hà Tiên, Nặc Ong Non (Ang Non) thì chạy về Cần Vọt, quân ta thu phục được các phủ Nam Vang và La Vách. Nặc Ong Ton (Ang Ton) trở lại ngôi cũ, nước Cao Miên từ đó được yên ổn, đại binh kéo về và gửi tiệp báo lên triều đình...Phi nhã Tân về đến Hà Tiên bèn viết thư giảng hòa gởi đến Tông Đức hầu nhưng hầu không trả lời, Phi nhã Tân tự nghĩ mình mới chiếm được nước Xiêm, gốc rễ chưa được vững bền, nay đem quân đi xâm lược phương xa cũng chưa thành công, nếu cứ để cho quân sĩ lưu dây dưa thì một mai nước Xiêm có người chiếm lấy sào huyệt khiến tấn thoái đều cùng đường, dẫu có hối cũng không kịp. Y bèn chọn quân giao cho Chiêu khoa Liên ở lại giữ Hà Tiên, còn tự thân dẫn quân, bắt lấy con cái của Tông Đức hầu và Chiêu Thúy (Chúy) đưa xuống thuyền trở về thành Vọng Các. Về tới Xiêm thì giết Chiêu Thúy.Tháng 2 mùa xuân năm Quý Tỵ (1773), Tông Đức hầu ở tại Trấn Giang rồi cho người sang Xiêm để thăm dò động tĩnh, ngoài mặt tỏ ra là hòa hoãn kết thân, nên Phi nhã Tân bằng lòng, đưa người thiếp thứ tư và người con gái nhỏ của Tông Đức hầu mà y đã bắt để làm tin trở về Trấn Giang và cho gọi Chiêu khoa Liên về nước. Khi quân Xiêm qua xâm chiếm, chúng đã phá hết thành lũy Hà Tiên, phá tan nhà cửa, cướp hết của cải, nhân dân đều bỏ trốn chỉ còn lại gò đất hoang mà thôi. Tông Đức hầu khôn xiết bùi ngùi trước cảnh hoang tàn như thơ Thử Ly miêu tả nên tạm trú ở Trấn Giang, rồi sai Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng trở về để sửa sang lại dinh lũy.[1]

Sử liệu liên quanSửa đổi

Thanh gươm gãy của một võ tướng Xiêm, được tìm thấy ở Hà Tiên.

Trích ký sự của Alexander Hamilton:

Trong năm 1771, vua Xiêm đã gây chiến với lân bang với đạo quân gồm 50.000 người đi đường bộ và 20.000 người đi đường biển...Khi lục quân và hải quân Xiêm đe dọa Campuchia, nhà vua nước này biết không thể đương đầu được với người Xiêm, bèn ra lệnh cho dân chúng sống dọc biên giới phải tản cư về kinh thành, đồng thời hủy hoại mọi thứ mà họ không mang theo được...Ngay sau đó, nhà vua cho người đi cầu viện nhà vua xứ Đàng Trong, xin nhà vua này tham chiến và che chở cho ông. Việc ấy, được người Việt Nam chấp nhận với điều kiện là nước Campuchia trở thành thuộc quốc của xứ Đàng Trong. Mọi việc liền được thỏa thuận và nhà vua Campuchia đã tiếp nhận một đạo quân gồm có 5.000 người tham chiến trên bộ và 3.000 thủy binh cùng nhiều chiến thuyền có trang bị đầy đủ.Cánh quân đi đường bộ của Xiêm, khi mới xâm nhập biên giới Campuchia đã nhận thấy đây đó vắng lặng, họ bắt đầu hoang mang, thất vọng…Thiếu thực phẩm, họ buộc phải giết lần hồi tất cả các súc vật dùng để kéo xe hay chuyển vận: cả voi lẫn ngựa...Bệnh dịch tả và bệnh sốt rét cũng hoành hành trong quân ngũ. Chỉ trong vòng hai tháng rưỡi, quân số bộ binh của Xiêm chỉ còn lại một nủa...Còn cánh thủy binh của Xiêm vào thành Hà Tiên trên những chiếc thuyền nhỏ chỉ nhằm cướp bóc và đốt phá thị trấn này. Việc ấy đã được họ thực hiện xong, chỉ kể riêng món ngà voi mà họ đốt bỏ đã trên hai trăm tấn. Còn những chiếc thuyền lớn và ghe nhỏ của họ thì chở đầy ắp đồ vật cướp được…Người Việt Nam nắm chắc tình thế thuận lợi đã tấn công chớp nhoáng vào những tàu lớn, đốt một số chiếc, đồng thời lùa một số chiếc lên cạn. Trong lúc đó, đa số thuyền nhỏ của Xiêm bị mắc kẹt trong lòng sông hẹp dẫn vào thị trấn, và không thể quay ra tiếp cứu cho các tàu to…Người Việt Nam sau khi kết thúc chiến trận này bèn rút lui. Họ không cố ý kéo dài cuộc chiến đối đầu với một lực lượng hải quân nhiều hơn gấp bội. Năm 1772, tôi (A. Hamilton) vẫn còn thấy nhiều xác tàu đắm và mọi thứ điêu tàn, đổ nát tại Hà Tiên.[7]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Theo Gia Định thành thông chí[liên kết hỏng]
  2. ^ Phong vương: tức Ekkathat, vua cuối cùng của nước Ayutthaya. Phong vương, Phung vương, Tiễn vương nghĩa là ông vua bị bệnh cùi. Do vua Ekkathat bị bệnh nám da hoặc phong cùi nên có biệt danh này.
  3. ^ Chiêu (Chao) ở đây là tước hiệu, như Tướng hoặc Đại nhân, Thúy có thể là tên.
  4. ^ Theo Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, tr. 355-336.
  5. ^ Tức Taksin. Ông vốn tên Sin, trùng âm tiếng Hoa là Tân hoặc Tín. Phi Nhã (Phraya) là chức quan ở Xiêm, như tướng quân hoặc đại quan.
  6. ^ Chiêu Khoa Liên vốn người Triều Châu, họ Trần, tên Liên, làm mưu sĩ cho vua Phi nhã Tân (Taksin). Chiêu Khoa là tên gọi một chức quan của nước Xiêm, có lẽ là phiên âm của chữ Chao Phraya (Chiêu Phi Nhã) thì đúng hơn.
  7. ^ A. Hamilton, A New Account of the East Indies, xuất bản ở Edinburgh, Vương quốc Anh, 1727. Chép lại theo Nghiên cứu Hà Tiên, tr. 397-399.

Tham khảoSửa đổi

  • Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí. Bản điện tử: [1][liên kết hỏng]
  • Trần Trọng Kim,Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1964
  • Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, Quyển 3, Sài Gòn, 1959.
  • Trương Minh Đạt, Nghiên cứu Hà Tiên, Nhà xuất bản Trẻ & Tạp chí Xưa và Nay cùng ấn hành, 2008.
  • Phạm Việt Trung - Nguyễn Xuân Kỳ - Đỗ Văn Nhung, Lịch sử Campuchia. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1981.