Nếu phương pháp định tính paracetamol trong viên nén

Đó là kết quả của Dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên nén Paracetamol 500 mg giải phóng nhanh” do Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương thực hiện, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm cấp Nhà nước Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KC.10/16-20). Dự án vừa được Hội đồng KH&CN nghiệm thu cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu chiều ngày 15/6/2021.

Nếu phương pháp định tính paracetamol trong viên nén

Toàn cảnh buổi họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án.

Nhiều tiềm năng phát triển Paracetamol giải phóng nhanh

Paracetamol (PAR) là thuốc cơ bản có tác động giảm đau theo cả cơ chế ngoại vi và trung ương, được sử dụng trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, cũng như trong các trường hợp cần hạ sốt. Khi sử dụng ở liều chỉ định PAR rất an toàn, đặc biệt là tránh được các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. PAR ít được dùng trong các trường hợp đau do viêm bởi vì hầu như không có tác dụng chống viêm.

Theo nhóm nghiên cứu, nhu cầu sử dụng PAR trong chăm sóc sức khỏe trên thị trường Việt Nam rất lớn và đa dạng. Mặc dù đã có khá nhiều các sản phẩm nhóm này đang lưu hành trên thị trường, tuy nhiên phần lớn chúng là viên nén paracetamol qui ước được bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt thông thường hoặc các sản phẩm nhập khẩu hay sản xuất nhượng quyền có giá cao hơn so với mặt bằng chung.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng tốc độ hấp thu paracetamol có thể đem lại tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh hơn do giảm được thời gian đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương. Vì vậy, các nỗ lực nhằm nghiên cứu dạng bào chế paracetamol giải phóng nhanh là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Dược điển Mỹ (USP), viên nén dùng đường uống được xem là hòa tan nhanh khi không dưới 85% lượng dược chất được hòa tan trong vòng 30 phút bằng một thể tích đệm nhỏ hơn 900ml trên thiết bị cánh khuấy 50 vòng/phút hoặc thiết bị giỏ quay 100 vòng/phút. Hiện nay, nhiều dạng bào chế đã được nghiên cứu nhằm giải phóng nhanh dược chất paracetamol giúp tăng khả năng hấp thu vào cơ thể, từ đó đẩy nhanh thời gian tác dụng của thuốc đối với người bệnh. Một số biệt dược nước ngoài dành cho mục đích này đã được thương mại hóa trên thị trường Việt Nam như: Efferalgan 500mg của Pháp; Fizzol 500mg, Frezefev 500mg của Ấn Độ; Panadol viên sủi 500mg, Panadol Children Soluble 250mg của Úc...

Tuy nhiên, bản chất về dạng bào chế của các thuốc kể trên đều là dạng viên nén hòa tan sủi bọt. Bởi vậy chúng có những nhược điểm như: không thuận tiện cho người sử dụng do cần hòa tan vào nước trước khi uống và thường có vị khó chịu, khó khăn trong bảo quản đặc biệt trong điều kiện khí hậu có độ ẩm cao như Việt Nam, và hầu hết dạng viên nén hòa tan sủi bọt rất nhạy cảm với độ ẩm.

Trên thế giới, viên nén paracetamol giải phóng nhanh hiện đang có biệt dược Panadol Actifast 500 mg, sản xuất bởi GlaxoSmithKline, tuy nhiên, biệt dược này hiện vẫn chưa lưu hành ở thị trường Việt Nam. Trong nước, chưa thấy có nhà sản xuất Việt Nam nào áp dụng sản xuất viên nén PAR giải phóng nhanh và thương mại hóa, các dạng thuốc giải phóng nhanh của paracetamol đa phần là viên sủi hoặc gói bột sủi. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh trên thị trường của viên nén PAR giải phóng nhanh, với ưu thế đặc biệt về tính tiện lợi, dễ sử dụng, dễ bảo quản, thân thiện với người dùng của dạng viên nén so với các dạng bào chế khác, là rất có tiềm năng.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhóm nghiên cứu của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã đề xuất và được Bộ KH&CN hỗ trợ triển khai Dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên nén Paracetamol 500mg giải phóng nhanh”.


Hoàn thiện quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp

TS. Tạ Mạnh Hùng – Chủ nhiệm Dự án cho biết, Dự án được phát triển từ đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu bào chế viên nén Paracetamol 500mg giải phóng nhanh” do nhóm nghiên cứu triển khai trong giai đoạn 2015 - 2016. Trong đó định hướng tập trung vào tăng tốc quá trình rã viên dựa trên việc sử dụng kết hợp các tá dược dính tăng độ tan của PAR, kết hợp với các tá dược siêu rã và công nghệ xát hạt ướt cải tiến. Kỹ thuật xát hạt ướt cải tiến (MADG) là một kỹ thuật mới, chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam mặc dù có nhiều ưu điểm, trong đó một trong những điểm mấu chốt của kỹ thuật này là khống chế được độ ẩm của bột hợp lý cho quá trình tạo hạt và dập viên.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hệ thống đầu phun sử dụng áp lực là khí trơ nitrogen, cho phép điều chỉnh kích thước hạt phun theo yêu cầu nghiên cứu, lượng nước được phân phối chính xác bằng cách sử dụng bơm nhu động định lượng. Hệ thống máy tạo hạt là dạng máy tạo hạt cao tốc (High-shear granulator) có cả cánh khuấy và cánh đảo, các thông số về tốc độ có thể điều chỉnh phù hợp với tốc độ các hạt nước phun vào để đảm bảo được khả năng phân phối đồng nhất nước tới toàn bộ khối bột.

Nếu phương pháp định tính paracetamol trong viên nén

Đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả của Dự án.

Nhóm nghiên cứu đã triển khai thành công các nội dung đặt ra của Dự án gồm: hoàn thiện quy trình sản xuất viên nén paracetamol giải phóng nhanh ở quy mô pilot (30.000 viên/lô); hoàn thiện quy trình sản xuất viên nén paracetamol giải phóng nhanh ở qui mô công nghiệp (300.000 viên/lô); xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn chất lượng (tiêu chuẩn cơ sở) của sản phẩm. Tiêu chuẩn đầy đủ, rõ ràng, khả thi, tương đương với chế phẩm đối chiếu theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V.

Đặc biệt, đã sản xuất thành công 3 lô qui mô công nghiệp 300.000 viên/lô tương đương 900.000 viên nén Paracetamol 500mg giải phóng nhanh đạt tiêu chuẩn cơ sở, có tương đương sinh học ngang với chế phẩm đối chiếu theo quy định và có hạn dùng ít nhất 24 tháng.

Đồng thời, đã thẩm định qui trình sản xuất; thử độc tính cấp của sản phẩm xác định được LD50 của viên nén paracetamol giải phóng nhanh trên chuột nhắt. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu độc tính của hoạt chất paracetamol được công bố trên thế giới. Nhóm cũng đã thử tương đương sinh học của sản phẩm và cho kết quả tương đương sinh học với viên Panadol Active fast ở cả 2 điều kiện thử nghiệm (đói, no); thử độ ổn định của sản phẩm ở điều kiện lão hóa cấp tốc trong 6 tháng, ở điều kiện lão hóa dài hạn tới 18 tháng. Sản phẩm ổn định, đạt tiêu chuẩn cơ sở sau thời gian theo dõi. Giá thành của sản phẩm có thể cạnh tranh tốt với các sản phẩm trên thị trường.

Theo TS. Tạ Mạnh Hùng, hiện nay nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký lưu hành cho sản phẩm thuốc viên nén paracetamol giải phóng nhanh PARAVIK 500 theo quy định của Bộ Y tế, nộp Cục quản lý Dược. Nhóm nghiên cứu kiến nghị được tiếp tục theo dõi độ ổn định của sản phẩm ở điều kiện não hóa dài hạn đủ 24 tháng theo qui định để có thể xin cấp số đăng ký lưu hành sản phẩm theo qui định của Bộ Y tế và tiến hành thương mại hóa sản phẩm của dự án.

Nếu phương pháp định tính paracetamol trong viên nén

Sản phẩm thuốc viên nén Paracetamol 500 mg giải phóng nhanh.

Tại buổi họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá Dự án nói trên, các thành viên Hội đồng đều đánh giá cao những kết quả của nhóm nghiên cứu. Các kết quả đã đạt tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng so với đặt hàng. Các thành viên Hội đồng cho rằng đây là sản phẩm mới, có công dụng tốt, đánh giá có minh chứng khách quan và chưa có tại Việt Nam. Hiện nay đã có doanh nghiệp mong muốn nhận chuyển giao công nghệ, do đó Hội đồng đề nghị nhóm nhanh chóng triển khai các công việc, thủ tục liên quan để sớm thương mại hóa sản phẩm./.

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Skip to content

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều chế phẩm chứa paracetamol với các dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên nang, thuốc bột, viên đặt, hay hỗn dịch,… Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về thành phần và tá dược của viên nén paracetamol.

Viên nén paracetamol hiện có nhiều công thức bào chế khác nhau nhưng công thức dưới đây đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia bào chế nhiều kinh nghiệm và được sử dụng rộng rãi trong qui mô phòng thí nghiệm cũng như qui mô công nghiệp:

  • Paracetamol ……………………… 500,0 mg
  • Tinh bột mì ………………………   80, 0 mg
  • Avicel PH 101 …………………… 150,0 mg
  • Disocel ……………………………   30,0 mg
  • Magie stearat ……………………. 3, 0 mg
  • Talc ………………………………       7, 0 mg
  • Dung dịch PVP K30 4% ……   vừa đủ

Khi tiến hành nghiên cứu bào chế bất kỳ công thức bào chế nào cũng cần tìm hiểu và lựa chọn dược chất cũng như tá dược một cách kĩ càng để tránh các tương tác không mong muốn.

Tính chất, tác dụng dược lí, đặc tính của dược chất liên quan đến bào chế viên nén và sinh khả dụng:

  • Tính chất: bột kết tinh màu trắng, không mùi, hơi tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether, DMC, dễ tan trong kiềm, ethanol 96%.
  • Tác dụng dược lí: hạ sốt, giảm đau
  • Đặc tính: paracetamol là chất khô, tơi xốp nên trơn chảy kém, chịu nén kém, liên kết kém nên không tạo được hạt khô và cũng không dập thẳng được, vì vậy chọn phương pháp xát hạt ướt.

Đặc điểm của mỗi thành phần tá dược:

Tinh bột mì:

Tinh bột mì đóng vai trò vừa là tá dược độn vừa là tá dược rã trong công thức viên nén.

Avicel PH 101:

Avicel PH 101 thuộc nhóm celulose biến tính, đóng vai trò là tá dược độn, ngoài ra avicel  không tan trong nước nhưng có thể hút nước gây trương nở có tác dụng rã viên nén.

=>> Lựa chọn 2 tá dược trên do chúng có khả năng chịu nén , liên kết tốt hơn dược chất nên cải thiện được đặc tính của khối bột. trong công thức trên, lượng dược chất para chiếm tỉ lệ lớn nên vai trò độn của 2 tá dược kia cũng không phải là chính, ngoài ra nó còn tác dụng rã.

Disocel:

Disocel là tá dược siêu rã, hay còn gọi là Natri croscarmelose, với tốc độ rã gấp hàng trăm lần các tá dược rã bình thường, với cơ chế hút nước trương nở làm viên rã nhanh chóng.

Magie stearat:

Magie stearat đóng vai trò tá dược trơn trong công thức, chủ yếu làm giảm ma sát với chày cối, và tạo độ bóng cho viên.

Talc:

Nếu phương pháp định tính paracetamol trong viên nén
Hình ảnh: Bột Talc

Talc hay còn gọi là hoạt thạch, là tá dược trơn, có tác dụng chính là chống dính chày cối trong quá trình dập viên, theo cơ chế bám vào bề mặt hạt, giảm ma sát khi bột chảy xuống.

Dung dịch PVP:

Dung dịch PVP tá dược dính trong công thức viên nén, có khả năng cải thiện tính chịu nén và độ bền cơ học, giúp tạo hạt dễ dàng hơn, giúp liên kết các tiểu phân dược chất với nhau. Nhưng cần lưu ý dung dịch PVP có khả năng hút ẩm mạnh, chứa tạp peroxyd có thể oxi hoá dược chất.

Sản phẩm này được bào chế với phương pháp xát hạt ướt. Phương pháp này có ưu nhược điểm là:

Ưu điểm:

  • Đảm bảo độ bền cơ học cho viên
  • Tăng độ trơn chảy và khả năng chịu nén của khối bột
  • Dễ phân phối đều dược chất trong viên nên đảm bảo độ đồng đều khối lượng và hàm lượng
  • Tăng khả năng thấm ướt của hạt
  • Giảm độ xốp của khối bột và giảm bụi trong quá trình dập viên.

Nhược điểm:

  • Chỉ áp dụng với dược chất bền với nhiệt và ẩm do làm ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất.
  • Qui trình tạo hạt ướt trải qua nhiều công đoạn, tốn thời gian, thiết bị khó vệ sinh.
  • Đặc điểm thành phần
  • Chế phẩm sau khi bào chế sẽ có màu trắng, đạt tiêu chuẩn ghi trong Dược điển Việt Nam V.
Nếu phương pháp định tính paracetamol trong viên nén
Qui trình bào chế viên nén paracetamol
  • Chuẩn bị dụng cụ bào chế qui mô phòng thí nghiệm, bao gồm: cốc có mỏ, chày, cối, rây, tủ sấy, máy dập viên tâm sai,  nhãn dán,…
  • Pha dung dịch tá dược dính lỏng PVP K30 trong nước 4%.
  • Nghiền paracetamol, tinh bột mì rồi rây qua rây 250 mcm.
  • Rây avicel pH 101, disocel qua rây 250.
  • Nghiền mịn sau đó rây magie stearat và talc qua rây 180.
  • Trộn bột kép tinh bột mì, paracetamol, disocel và avicel.
  • Cho tá dược dính vào bột kép và nhào ẩm rồi xát hạt qua rây 1000.
  • Sấy sơ bộ hạt ở nhiệt độ 65- 70oC trong 15 phút rồi sửa hạt qua rây 800.
  • Sấy hạt ở nhiệt độ 65- 70oC để hàm ẩm đạt từ 2-3%.
  • Trộn đều hạt với tá dược trơn là magie stearat và talc. ( chú ý khi trộn tá dược trơn không trộn quá lâu, thường nhỏ hơn 10 phút, nếu trộn quá lâu  sẽ bị phân lớp).
  • Dập viên trên máy dập viên tâm sai, sử dụng bộ chày cối caplet( kiểm tra khối lượng trung bình viên, lực gây vỡ viên là 9-12kP).

Lưu ý:

  • Khi thực hiện bước nghiền nhằm 2 mục đích: phân tán đều dược chất và làm cho kích thước tiểu phân phù hợp với yêu cầu.
  • Khi nhào  ẩm cần chú ý điều chỉnh không cho quá ẩm không sẽ ảnh hưởng đến độ ổn định dược chất, không quá khô thì sẽ không tạo được sự kết dính giữa các tiểu phân.
  • Viên nén paracetamol dùng để giảm đau, hạ sốt.
  • Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ dưới 30 độ C

Sách thực tập bào chế (Trường Đại học Dược Hà Nội, bộ môn Bào chế)

Slide bài giảng Viên nén- GV Nguyễn Trần Linh- BM Bào chế – Trường ĐH Dược Hà Nội.

Xem thêm: Nhũ tương Clobetasol Propionat: Công thức và kỹ thuật bào chế

Nếu phương pháp định tính paracetamol trong viên nén