Tại sao phải nghiên cứu virus

Tại sao phải nghiên cứu virus

Bên trong Viện virus học Vũ Hán, Trung Quốc - Ảnh tư liệu: AFP

Câu hỏi đặt ra là tại sao vào thời điểm này, tình hình có gì khác so với trước? Washington nói nghi vấn nằm ở thái độ của Bắc Kinh.

Họ đã bỏ qua điều gì trước đây? Chúng ta có thể thu thập được gì bây giờ? Quyết tâm của chúng ta đến đâu? Chúng ta sẽ làm gì với nó?

Ông Mick Mulroy (cựu quan chức cao cấp thuộc CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ, đặt nhiều câu hỏi khó)

Bước ngoặt

Theo Đài NBC, nguồn cơn dẫn đến chỉ đạo mới nhất của Tổng thống Biden bắt đầu từ cách đây vài tuần, sau khi ông nhận được thông tin tình báo do chính ông yêu cầu hồi tháng 3. Thông tin này nằm trong bản báo cáo tình báo mỗi ngày dành cho tổng thống Mỹ - một loại tài liệu tuyệt mật.

Ông Biden đã hỏi liệu ông có thể giải mật một phần báo cáo mà không làm lộ nguồn tin và phương pháp thu thập thông tin của tình báo Mỹ không, vì Nhà Trắng muốn công bố cho dư luận được biết.

Trong khi nỗ lực giải mật đang diễn ra, ngày 25-5 Trung Quốc bỗng tuyên bố sẽ không tham gia giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dẫn đầu. Đây chính là bước ngoặt khiến chính quyền ông Biden thay đổi cách tiếp cận.

"Quyết định không hợp tác của Trung Quốc khiến chúng tôi càng muốn làm minh bạch mọi thứ. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc nắm giữ thông tin quan trọng về nguồn gốc đại dịch nhưng không chia sẻ với cộng đồng quốc tế" - nguồn tin của NBC cho hay.

Một số cơ quan truyền thông Mỹ - gồm báo Wall Street Journal và Đài NBC - cũng đã xác nhận một trong số báo cáo tình báo phát hiện ba nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc ở Viện virus học Vũ Hán ngã bệnh và nhập viện hồi tháng 11-2019 (phía Trung Quốc phản bác thông tin này). Sau chỉ đạo của ông Biden, Bắc Kinh ngày 27-5 lập tức phản ứng gay gắt. 

"Có vài người ở Mỹ hoàn toàn phớt lờ sự thật và khoa học" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trước báo giới quốc tế.

Mỹ điều tra ra sao?

Theo Đài Fox News, nghị sĩ Whip Steve Scalise cùng hơn 200 thành viên Đảng Cộng hòa thuộc Hạ viện kêu gọi chủ tịch Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ) chỉ đạo các ủy ban trực thuộc điều tra nguồn gốc COVID-19, dùng các nguồn lực của Quốc hội để làm rõ thông tin SARS-CoV-2 rò rỉ từ Viện virus học Vũ Hán và Bắc Kinh cố tình che giấu.

Trong lá thư gửi cho bà Pelosi, ông Scalise - thành viên Cộng hòa chủ chốt thuộc tiểu ban xử lý khủng hoảng COVID-19 (Hạ viện) - than phiền rằng phe Dân chủ chưa chịu tổ chức buổi điều trần nào về chủ đề nguồn gốc COVID-19 mặc dù Đảng Cộng hòa đã nhiều lần yêu cầu.

"Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đại dịch bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc, và Bắc Kinh che giấu điều đó... Mỗi gia đình Mỹ đã mất người thân xứng đáng nhận được câu trả lời về nguồn gốc của con virus kinh khủng này" - lá thư viết.

Câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ điều tra bằng cách nào? Khi Tổng thống Biden ra hạn 90 ngày cho cộng đồng tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc COVID-19, điều này không có nghĩa điệp viên Mỹ sẽ tìm cách xâm nhập phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Theo Đài ABC, các quan chức trong Chính phủ Mỹ cho biết họ nhận ra có một lượng lớn dữ liệu tình báo thô chưa được xử lý từ thời tổng thống Donald Trump, trong đó có thể chứa đựng manh mối về SARS-CoV-2.

Nhìn chung, nội bộ chính quyền Biden tin có 2 giả thuyết chính: virus corona lây sang người từ động vật hoặc lọt ra từ một tai nạn phòng thí nghiệm. Các chuyên gia Mỹ cũng cho rằng 2 giả thuyết đó đều khả thi.

Tuy nhiên quan điểm trên khác với kết luận của WHO vừa qua là khả năng phòng thí nghiệm "vô cùng khó xảy ra". 

"Chúng ta có rất nhiều thông tin trong tay cần phải nghiên cứu. Nếu Trung Quốc ngăn cuộc điều tra (giai đoạn 2) của WHO, thế giới không có cách nào ngoài đi tìm con đường khác" - ông Jamie Metzl, cựu quan chức an ninh quốc gia Mỹ thời tổng thống Clinton, hiện là cố vấn của WHO, nêu quan điểm.

Hai nhà khoa học Anh, Na Uy công bố phát hiện mới

Hôm 29-5, nhiều báo quốc tế dẫn nghiên cứu của giáo sư người Anh Angus Dalgleish và nhà khoa học người Na Uy Birger Sørensen cho biết họ đã phát hiện "dấu vết đặc biệt" cho thấy virus này không có nguồn gốc tự nhiên.

Manh mối này là một hàng 4 axit amin, tạo ra điện tích dương và liên kết với các tế bào âm tính của con người. "Quy luật tự nhiên là bạn không thể có 4 axit amin dương trên một hàng. Cách duy nhất để có điều này là bạn phải tự tạo ra nó" - ông Dalgleish nói.

Cả hai nhà khoa học trên đều là những chuyên gia có uy tín. Ông Dalgleish là một giáo sư ung thư học ở London, được biết đến với công trình đột phá về vắc xin phòng chống HIV.

Còn Sørensen là một nhà virus học và là chủ tịch của Công ty dược phẩm Immunor, hãng phát triển ứng cử viên vắc xin COVID-19 có tên Biovacc-19.

NGUYÊN HẠNH

PHÚC LONG

Tại sao khó tìm ra thuốc chữa trị virus corona?

Tại sao phải nghiên cứu virus
Tại sao phải nghiên cứu virus

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây đã tuyên bố thành lập một lực lượng đặc nhiệm kháng virus để tiếp sức cho sự phát triển các loại thuốc kháng virus mới.

Tại buổi họp báo ở Phố Downing, ông nói: "Đa phần các ý kiến khoa học ở đất nước này vẫn kiên quyết giữ quan điểm rằng sẽ có một làn sóng Covid khác xảy ra vào lúc nào đó trong năm nay."

Ông hy vọng thuốc kháng virus sẽ có trước mùa thu để giúp dập tắt làn sóng thứ ba.

Vi khuẩn ăn thịt người lan tràn Melbourne, Úc

Lý do khiến một số người không bao giờ mắc Covid-19

Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?

Mặc dù đã có những loại thuốc chống viêm giúp giảm nguy cơ tử vong do Covid-19, chẳng hạn như dexamethasone và tocilizumab, nhưng chúng chỉ được dùng cho những bệnh nhân Covid-19 nặng phải nhập viện.

Nhưng ông Johnson muốn có các loại thuốc có thể sử dụng tại nhà, ở dạng thuốc viên, để ngăn chặn việc các bệnh nhân cần phải dùng đến máy thở trong bệnh viện.

Virus đa dạng

Thường phải mất nhiều năm để phát triển và phê chuẩn các loại thuốc kháng virus mới, vì đây là một quy trình nghiên cứu rất vất vả nhằm xác định các hợp chất hóa học tấn công virus, rồi sau đó kiểm nghiệm độ hiệu quả và tính an toàn của chúng.

Do đó, các nhà khoa học cũng đang xem xét tới việc sử dụng các loại thuốc đã có, vốn đã được phê duyệt để đối phó các virus khác hoặc bệnh khác.

Tại sao phải nghiên cứu virus
Tại sao phải nghiên cứu virus

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thuốc kháng virus Tamiflu 'khóa' protein lên bề mặt các tế bào bị nhiễm bệnh để không cho các hạt cúm thoát ra

Nếu như thuốc kháng sinh có phạm vi sử dụng rộng, có thể được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thì các loại thuốc có hiệu quả trước loại virus này lại hiếm khi công hiệu trong điều trị các loại virus khác.

Nipah, virus chết người mới lại đe dọa Châu Á

Covid-19: Các biến thể mới có 'qua mặt' được vaccine?

Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?

Chẳng hạn thuốc remdesivir vốn lúc đầu được phát triển để chữa viêm gan C và đã có lúc được đề xuất như một phương pháp điều trị Covid-19, nhưng các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng nó chỉ có tác dụng khiêm tốn trước virus corona.

Lý do có rất ít loại thuốc kháng virus đã được phép sử dụng rộng có công hiệu là bởi virus đa dạng hơn vi khuẩn nhiều, bao gồm cách chúng lưu trữ thông tin di truyền (một số ở dạng DNA, trong lúc một số ở dạng RNA).

Không giống như vi khuẩn, virus có ít khối tạo lập protein riêng mà thuốc có thể nhắm vào được.

Để công hiệu, thuốc cần phải tiến đến 'giáp lá cà' được mục tiêu. Điều này đặc biệt khó khăn đối với viru, bởi virus nhân bản bên trong tế bào người bằng cách chiếm đoạt bộ máy tế bào của chúng ta.

Thuốc cần phải vào bên trong các tế bào bị nhiễm và phát huy tác dụng trên các quá trình cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể con người.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi việc này thường gây hại cho các tế bào người, thể hiện dưới các hình thức tác dụng phụ.

Nhắm vào các virus bên ngoài tế bào - để ngăn chúng chiếm được chỗ trước khi có thể nhân bản - là điều tuy khả dĩ nhưng khá khó khăn, do tính năng của vỏ virus.

Trong quá trình virus 'công thành', tiến chiếm vật chủ, lớp vỏ hết sức chắc chắn, mạnh mẽ của nó kháng cự được các tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài. Chỉ khi virus tới được mục tiêu, vỏ của nó mới phân rã hoặc đẩy phần bên trong - vốn chứa thông tin di truyền của virus - ra khỏi lớp vỏ.

Giai đoạn 'xuất binh' này là một điểm yếu trong vòng đời của virus, nhưng các điều kiện để dẫn tới việc việc virus thoát ra khỏi vỏ là rất cụ thể. Và tuy các loại thuốc nhắm vào vỏ virus nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng một số loại thuốc vẫn có thể độc hại đối với con người.

Bất chấp những khó khăn này, các loại thuốc điều trị virus như cúm và HIV đã được phát triển.

Một số loại thuốc này nhắm vào các quá trình nhân lên và ráp vỏ của virus. Các mục tiêu đầy hứa hẹn trên virus corona, được cho là đích ngắm để thuốc tấn công, cũng đã được xác định.

Nhưng để làm ra loại thuốc mới sẽ phải mất nhiều thời gian trong khi virus biến đổi nhanh chóng.

Vì vậy, ngay cả khi một loại thuốc được phát triển, thì với việc không ngừng tiến hóa, chẳng bao lâu virus sẽ đạt được khả năng kháng thuốc.

Virus ngủ

Tại sao phải nghiên cứu virus
Tại sao phải nghiên cứu virus

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một số biến thể HIV đã tiến hóa để trở nên nhờn thuốc đối với một số loại thuốc kháng virus (ARV) vốn được phát triển từ cuối thập niên 1980

Một vấn đề nữa trong việc đối phó virus là một số loại virus - chẳng hạn như HIV, virus papilloma và virus mụn rộp - có thể chuyển sang chế độ ngủ.

Ở trạng thái này, virus đã khu trú trong các tế bào bị nhiễm sẽ không sản sinh ra bất kỳ virus mới nào. Thông tin di truyền của virus là nội dung duy nhất của virus hiện diện trong các tế bào.

Thuốc khi đó sẽ không tìm được dấu hiệu gì làm cơ sở để can thiệp vào quá trình nhân bản của virus hoặc để tấn công vào vỏ virus, do vậy, virus sẽ vẫn 'bình an vô sự' mà không bị thuốc công phá.

Và bởi không để lộ ra manh mối gì khiến các loại thuốc có thể can thiệp, công phá vào quá trình nhân lên hoặc nhắm vào vỏ virus, virus vẫn tồn tại.

Khi virus ngủ hoạt động trở lại, các triệu chứng nhiều khả năng sẽ tái phát và khi đó, việc dùng thuốc để điều trị bổ sung sẽ là cần thiết.

Điều này làm tăng cơ hội hình thành khả năng kháng thuốc, vì virus đã có được một thời gian dài hơn để hình thành ra các biến thể kháng thuốc.

Mặc dù chúng ta vẫn chỉ mới bắt đầu hiểu vòng đời của virus corona, nhưng có những dấu hiệu cho thấy chúng có thể tồn tại trong thời gian dài, đặc biệt ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến một vấn đề nữa là sẽ xuất hiện các chủng virus kháng thuốc hơn.

Nghiên cứu về cách thức hoạt động của virus corona đã đi được một chặng đường dài trong thời gian ngắn, nhưng khi nói về phát triển thuốc kháng virus vẫn còn nhiều câu hỏi cần trả lời.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.