Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Không chỉ là vùng đất giàu trầm tích văn hóa, non nước hữu tình, Hà Tĩnh còn có nhiều địa danh gắn liền với phong trào đấu tranh cách mạng trong lịch sử dân tộc. Du lịch đến địa chỉ đỏ sẽ giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền thống quê hương.

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Bến đò Thượng Trụ, Làng đỏ Phù Việt, Nhà lao Hà Tĩnh, Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú và Ngã ba Đồng Lộc... là những địa chỉ đỏ nổi bật ở Hà Tĩnh.

1. Bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc)

Bến đò Thượng Trụ là nơi đã diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tháng 3/1930. Nơi đây từng là một vùng hoang vắng, với những rặng bần, cỏ lau rậm rạp, ít người qua lại. Để qua mắt địch, những người cộng sản chọn nơi đây làm nơi hội họp bí mật.

Tháng 3/1930, gần 2 tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3/2/1930), Xứ ủy Trung Kỳ đã cử đồng chí Trần Hữu Thiều về Hà Tĩnh liên lạc kết nối với các tổ chức Đảng để tiến hành hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh. Kể từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân trong toàn tỉnh đứng lên đấu tranh làm nên cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh lừng lẫy 1930-1931.

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Bến đò Thượng Trụ ngày nay, thuộc địa phận thôn Đoàn Kết, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc.

Từ cuộc tập dượt đầu tiên ấy, tháng 8/1945, cùng với cả nước, Hà Tĩnh trở thành một trong những địa phương khởi nghĩa giành chính quyền thành công. Cùng với Bến đò Thượng Trụ, tại thị trấn Nghèn còn có các di tích gắn liền với phong trào cách mạng giai đoạn lịch sử này, như: nền huyện đường, Tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh…

Bến đò Thượng Trụ ngày nay nằm sát bên tỉnh lộ 548 nhộn nhịp, giữa lòng khu dân cư NTM kiểu mẫu thôn Đoàn Kết (xã Thiên Lộc), cách quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Nghèn (Can Lộc) khoảng 1,5 km về hướng Đông.

2. “Làng đỏ” Phù Việt và nhà cụ Mai Kính (xã Việt Tiến, Thạch Hà)

Nằm trong chuỗi những di tích lịch sử gắn liền với phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1945, “Làng đỏ” Phù Việt (nay là xã Việt Tiến) là nơi ghi dấu phong trào cách mạng sôi nổi nhất của huyện Thạch Hà thời bấy giờ. Nơi đây từng diễn ra Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ nhất vào tháng 9/1930 tại nhà cụ Mai Kính. Phát hiện Phù Việt là trung tâm đầu não của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, thực dân Pháp đã tìm mọi cách đàn áp, tiêu diệt, trong đó có sự việc chúng đốt cháy 270 ngôi nhà của người dân trong làng.

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Một góc làng đỏ Phù Việt (thôn Bùi Xá, xã Việt Tiến, Thạch Hà).

Năm 1990, nhà cụ Mai Kính được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Nằm gần quốc lộ 1, cách TP Hà Tĩnh khoảng 10 km về hướng Bắc, “Làng đỏ” Phù Việt ngày nay thuộc thôn Bùi Xá (xã Việt Tiến) là một vùng quê NTM khang trang. Nhà cụ Mai Kính cũng được các cấp chính quyền bảo tồn, gìn giữ, trở thành địa chỉ đỏ để du khách đến tham quan và tìm hiểu lịch sử cách mạng.

3. Nhà lao Hà Tĩnh (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh)

Nhà lao Hà Tĩnh được xây dựng năm 1831 thuộc xã Trung Tiết xưa, nay thuộc tổ dân phố 6 (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh). Khu vực nhà lao rộng 5.852 m2. Những bức tường bao quanh cao 4m, ở góc Đông Bắc và Tây Nam là 2 bốt gác kiên cố. Nhà lao Hà Tĩnh chia làm 3 khu vực: khu hành chính, khu giam cầm tù nhân, khu hậu cần.

Những năm từ 1925-1930, để đàn áp những người yêu nước, đặc biệt là các chiến sĩ cộng sản trong phong trào Xô viết, thực dân Pháp từng bước hoàn chỉnh hệ thống nhà lao với tường bao, bốt gác, buồng giam, xà lim và các bộ phận của chế độ lao dịch.

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Chứng tích Nhà lao Hà Tĩnh (thuộc địa phận tổ dân phố 6, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh).

Đây là nơi giam cầm, tra tấn dã man hàng vạn chiến sĩ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, như các đồng chí: Trần Hữu Thiều (Nguyễn Trung Thiên) - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Nguyễn Đình Liễn - Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên; Lê Bá Cảnh, Nguyễn Huy Lung - Bí thư Chi bộ TX Hà Tĩnh… và nhiều đảng viên nòng cốt kiên trung của phong trào như: Phan Gần, Nguyễn Khiên Sức, Nguyễn Đình Tuy, Học Mai, Hồ Thị Lan, Nguyễn Thị Phúc, Đặng Thị Cẩm, Trần Thị Kim, Trần Thị Hường, Phạm Thị Dung… đều bị bắt giam ở đây và bị xử bắn hoặc hy sinh trong nhà lao hoặc chuyển đi nhà ngục khác.

Ngày nay, Nhà lao Hà Tĩnh chỉ còn là chứng tích với bức tường và bia đá ghi lại thông tin lịch sử một thời. Đến thăm chứng tích Nhà lao Hà Tĩnh, du khách không chỉ hiểu được sự tàn độc của chế độ cai trị thực dân, phong kiến trước tháng 8/1945 mà còn tự hào về ý chí đấu tranh cách mạng son sắt của những người cộng sản quả cảm.

4. Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ)

Cố Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931) sinh ra tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán ở xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 10/1930, tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc), đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Sau khi về nước hoạt động, đồng chí Trần Phú bị địch bắt giam, tra tấn dã man. Trước lúc hy sinh dưới đòn roi kẻ thù vào sáng 6/9/1931, tại nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn), đồng chí Trần Phú nhắn nhủ lại các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ). Ảnh: Đình Nhất.

Đầu năm 1999, sau khi tìm thấy hài cốt đồng chí Trần Phú ở TP Hồ Chí Minh, cùng với Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức lễ truy điệu và rước hài cốt đồng chí về an táng tại quê nhà, trên núi Quần Hội, thuộc thôn Châu Linh (xã Tùng Ảnh).

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Nhà trưng bày hiện vật và tư liệu về cuộc đời của đồng chí Trần Phú trong khu di tích. Ảnh tư liệu

Quần thể Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh được chia làm 2 phần: khu mộ và khu lưu niệm. Khu mộ đồng chí Trần Phú đặt trên đồi Quần Hội, hướng nhìn ra bến Tam Soa. Khu mộ khởi công xây dựng vào tháng 1/2000 và hoàn thành vào tháng 4/2004, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Cách khu mộ gần 1 km là khu nhà thờ và nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú. Nhà lưu niệm trưng bày hơn 100 tài liệu, hiện vật về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú.

5. Ngã ba Đồng Lộc (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc)

Nằm trên quốc lộ 15A, cách thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc) khoảng 11 km về hướng Tây, Ngã ba Đồng Lộc là địa chỉ đỏ nổi tiếng trong cả nước về thời kỳ chống Mỹ. Nơi đây từng là huyết mạch giao thông nối hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Tính chất là “yết hầu” của mạch máu giao thông khiến kẻ địch điên cuồng bắn phá.

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Toàn cảnh Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Đình Nhất

Tại đây, từ tháng 4/1965 đến tháng 10/1968, không quân Mỹ đã tập trung đánh vào Đồng Lộc 1.863 lần, với gần 50.000 quả bom các loại dội xuống, bình quân trên 1 m2 đất hứng chịu ít nhất 3 quả bom. Dù vậy, với ý chí kiên cường, hàng vạn người, đủ các lực lượng vẫn ngày đêm bám trụ nơi “chảo lửa”, quyết tâm làm nhiệm vụ phá bom, thông đường cho những đoàn xe nối nhau ra tiền tuyến.

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Đoàn đại biểu Liên hiệp phụ nữ tỉnh Khăm Muộn (Lào) cùng Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh dâng hương tại khu mộ 10 nữ liệt sỹ TNXP Ngã ba Đồng Lộc (chiều 26/8/2022).

Ngã ba Đồng Lộc anh hùng và linh thiêng còn bởi sự hy sinh cao cả của 495 liệt sỹ là bộ đội, TNXP, các lực lượng chiến đấu khác. Đặc biệt là sự hy sinh của 10 nữ liệt sỹ TNXP Tiểu đội 4, Đại đội 552 (Tổng đội TNXP Hà Tĩnh) vào chiều 24/7/1968.

Sự hy sinh của 10 cô gái tuổi đời còn rất trẻ đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn cao cả và khát vọng hòa bình.

Thiên Vỹ

Thiên Vỹ

(Baonghean.vn) - Ở Nghệ An hiện có hàng chục di tích lịch sử gắn với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Mỗi di tích là một “địa chỉ đỏ” soi đường cho hậu thế tìm về phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi của người dân quê hương ngay từ khi mới thành lập Đảng.

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ
 

Ngã ba Bến Thủy là nơi ghi dấu sự kiện cuộc biểu tình lịch sử ngày 01 tháng 5 năm 1930, hơn 1.200 quần chúng công - nông đã kéo về Nhà máy Trường Thi biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, chia ruộng đất, giảm sưu thuế. Lần đầu tiên Cờ đỏ búa liềm tung bay trên đỉnh cột đèn Ngã ba Bến Thủy. Bọn địch đã đàn áp đẫm máu, làm chết 7 người, bị thương 18 người và hàng trăm người khác bị bắt. Ngã ba Bến Thủy trở thành địa danh lịch sử đặc biệt đánh dấu sự mở đầu cho Phong trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh. Ảnh: Công Kiên 

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ
 Đình Trung thuộc phường Hưng Dũng (thành phố Vinh) cũng là nơi diễn ra các hoạt động đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Ngày 27/4/1930, Chi bộ Đảng đã vận động hơn 1.200 người dân làng Yên tập trung tại đây để tham gia biểu tình ngày 1/5/1930 nhằm chống sưu cao thuế nặng. Ảnh: Đức Anh
Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ
 

 Tháng 9/1930, mái đình rêu phong đã chứng kiến nhân dân trong vùng nổi dậy đấu tranh, buộc lý trưởng, hào mục nạp con dấu, sổ sách cho làng. Những người tổ chức mít tinh tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, thành lập chính quyền Xô - viết Công Nông, trụ sở chính quyền Xô-Viết được đặt tại đình Trung. Ảnh: Đức Anh 

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ
 

Nằm ở làng Châu Sơn, xã Châu Nhân (Hưng Nguyên), di tích Nhà cụ Hoàng Viện là nơi làm việc của Xứ ủy Trung Kỳ trong thời kỳ 1930 – 1931. Vào tháng 7/1930, tại đây, Chi bộ Phúc Mỹ được thành lập, phong trào cách mạng ngày càng lan tỏa, Xứ ủy Trung Kỳ chọn nơi đây làm cơ sở hoạt động, và chọn nhà cụ Hoàng Viện để làm nơi hội họp, làm việc và nuôi giấu cán bộ. Ảnh: Đức Anh 

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Hiện tại, di tích Nhà cụ Hoàng Viện vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, trong đó có những bài báo của Xứ ủy Trung Kỳ với nội dung cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Ảnh: Đức Anh 

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ
 Nói đến di tích gắn với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh phải kể đến Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh ở thị trấn Hưng Nguyên (huyện Hưng Nguyên). Đây là nơi ghi dấu cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Hưng Nguyên và các vùng phụ cận trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Đồng thời, cũng là nơi chứng kiến tội ác của thực dân và phong kiến. Vào sáng 12/9/1930, khoảng 8.000 nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với vũ khí thô sơ, giương cao cờ đỏ búa liềm kéo về phủ lỵ Hưng Nguyên. Khi đoàn biểu tình vừa đến Thái Lão, thực dân Pháp cho máy bay ném bom vào giữa đám đông làm 217 người chết, 125 người bị thương và nhiều người bị bắt giam. Ảnh: Công Kiên
Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Mộ các liệt sỹ hy sinh trong ngày 12/9 nằm rải rác giữa các gò đất, đến năm 1956 được cất bốc và xây thành ngôi mộ chung. Vào các ngày lễ, tết hàng năm, cán bộ và nhân dân Hưng Nguyên thường tổ chức dâng hoa, dâng hương, bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các liệt sỹ đã hy sinh trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Ảnh: Công Kiên 

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Ngược lên Nam Đàn có di tích đền Tán Sơn ở xã Xuân Hòa, đền được xây dựng trên đỉnh núi Tán, là nơi thờ vị thủy tổ họ Lê gốc Mạc - Phó Quốc Vương Mạc Đăng Lượng. Đền Tán Sơn đã gắn bó tuổi thơ và những hoạt động yêu nước của Lê Hồng Sơn tại quê nhà. Với vị trí kín đáo, linh thiêng, nên đền đã được chọn làm điểm hội họp, in ấn tài liệu của Đảng. Cũng là nơi thành lập Ban Chấp hành liên chi bộ tổng Xuân Liễu, là địa điểm tập trung quần chúng đi biểu tình, nơi làm việc của chính quyền Xô Viết trong những năm 1930 - 1931. Ngày nay, đền Tán Sơn và khu mộ đồng chí Lê Hồng Sơn trở thành nơi tưởng niệm của Đảng và nhân dân trong dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn. Ảnh: Thành Cường

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

Ở thôn Diên Tràng, xã Thanh Phong (Thanh Chương) có di tích Nhà thờ họ Nguyễn Duy được Tỉnh ủy Nghệ An chọn làm cơ sở hoạt động trong thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh. Cạnh nhà thờ họ Nguyễn Duy, nhà thờ họ Nguyễn Ích cũng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy mượn làm nơi ấn loát tài liệu. Ảnh: Huy Thư

Vì sao chùa hội linh là địa chỉ đỏ

 Và gần nhà thờ họ Nguyễn Duy, Nguyễn Ích có một cây sui cổ thụ cao lớn đứng trên đỉnh đồi. Lúc bấy giờ, vị trí xung quanh cây sui còn khá rậm rạp, thân cây có nhiều hốc nên các đồng chí cán bộ cách mạng thường chọn làm nơi cất giấu tài liệu. Hễ có động tĩnh gì, dù đang làm việc, hội họp hay nghỉ ngơi, các đồng chí lập tức cầm tài liệu quan trọng ra lối sau, tìm đến gốc cây sui để cất giấu. Ảnh: Huy Thư