Nếu ý kiến của em về vấn đề lời an tiếng nói đẹp văn minh của học sinh hiện nay

Nếu ý kiến của em về vấn đề lời an tiếng nói đẹp văn minh của học sinh hiện nay

Suy nghĩ về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay

Người xưa rất xem trọng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ có câu: “Chim không kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Khi nói, phải biết nói lời tử tế. Lời tử tế không đáng bao nhiêu nhưng chúng có thể làm được rất nhiều.

Có thể nói lời ăn tiếng nói là biểu hiện sinh động của tâm hồn con người. Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển mạnh, con người ngày càng trở nên cẩu thả khi nói năng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Văn hóa giao tiếp trong lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay đang suy thoái trầm trọng, khiến cho xã hội hết sức lo ngại.

Lời ăn tiếng nói là gì?

Lời ăn tiếng nói là cách nói năng trong giao tiếp hằng ngày. Lời ăn tiếng nói bao gồm lời nói, thái độ, ngữ điệu và văn hóa giao tiếp của con người.

Biểu hiện chuẩn mực của lời ăn tiếng nói của học sinh:

+ Nói năng lịch sự, lễ phép, có đầu có đuôi. Không nói trống không với người lớn, nói đầy đủ nội dung cần nói, không úp mở, nửa vời,….

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Một lời nói cảm ơn, dù rất nhỏ nhưng có tác dụng gắn kết tình cảm bền chặt.

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái. Nhận lỗi và xin là hành động đáng khen ngợi, biểu hiện của lối sống cao thượng. Biết nói lời xin lỗi giúp tháo gỡ mâu thuẫn, ngăn chặn những xung dột có thể xảy ra.

+ Không nói tục, chửi thề và những lời lẽ xúc phạm, sỉ nhục người khác. Lời nói cần trong sáng, làn mạnh, có văn hóa.

⇒ Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

+ Nói tục, chửi thề tràn lan. Rất nhiều học sinh nói tục, chửi thề một cách thoải mái ở mọi lúc lúc, mọi nơi, gây ra hiện tượng hết sức phản cảm, khiến nhiều người bức xúc.

+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép. Hiện tượng học sinh ăn nói cộc lốc, ngữ điệu phản cảm, xấc xược vốn rất phổ biến.

+ Học ính không biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm và không biết nói lời cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ của người khác.

+ Nói nhưng không tôn trọng người nghe. Nhiều học sinh chỉ tranh phần nói, nói hết phần của người khác mà không chịu lắng nghe, tiếp nhận, chia sẻ và cảm thông.

Rèn luyện lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự như thế nào?

+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Biết xây dựng lời nói để có được một lối giao tiếp văn minh, thanh lịch và hiệu quả.

+ Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

Bài học:

– Lời nói là biểu hiện của nhân cách con người. mỗi học sinh cần biết nói lời dễ nghe, phù hợp với chuẩn mực văn hóa giao tiếp của dân tộc.

Một lời nói tốt đẹp có thể là người khác thấy ấm áp. Là học sinh, cần rèn luyện lời ăn tiếng nói tế nhị, lịch sự, tôn trọng là trách nhiệm của mỗi học sinh ngày nay.

  • Gắn kết với cộng đồng
  • Lời nói chân thật

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Nếu ý kiến của em về vấn đề lời an tiếng nói đẹp văn minh của học sinh hiện nay

Nói đến văn minh, thanh lịch không chỉ là riêng vấn đề của học sinh: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Vậy thì mỗi con người Việt Nam sinh ra và lớn lên, ngay từ trong gia đình, vấn đề đạo đức đã được quan tâm như : Chào hỏi, lễ nghĩa tôn ti trật tự .

Nhưng tiếc rằng, ngày nay nếp sống truyền thống đang bị băng hoại trong thời kỳ mở cửa. Thế hệ trẻ sinh hoạt tùy tiện, không biết chắt lọc những cái tốt, cái đẹp …từ internet đến các ấn phẩm, phim ảnh…đã khiến cho giới trẻ đang ngày một mất đi nét văn minh thanh lịch .

Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã có những định hướng về giáo dục trong gia đình đến trách nhiệm của Ông bà cha mẹ cũng như cộng đồng… các ban ngành đoàn thể …trong việc giáo dục con em về nét đẹp truyền thống trong giao tiếp ứng xử, đạo đức trong đối đãi …..

Cái quan trọng là các em phải ý thức được mình, nhất là khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc học tập tốt cũng chính là trau dồi những cái đẹp cái tốt, cái giá trị của con người. Hiểu và nắm được lịch sử, mình mới thấy tôn quý những giá trị mà cha ông đã để lại. Mới thấy hết được cái quý giá đến vô ngần của Độc lập tự do, mà để có được nó, bao thế hệ cha anh chúng ta đã hy sinh xương máu để giành lại được. Trong những trang văn học và lịch sử của nước ta cũng chứa đầy tính nhân văn, tình yêu thương và cả sức mạnh của dân tộc, chứa đựng những lối sống, lẽ sống, đạo đức…mà chúng ta cần hết sức trân trọng và học hỏi… những cái lỗi thời, lạc hậu chúng ta chắt lọc, học hỏi những cái vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Ví dụ như :

– Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy : Nhát tự vi sư – Bán tự vi sư ….

– Hoặc như những điều luôn cần phải ghi nhớ, phải rèn luyện để sống có : Nhân – Nghĩa – Trí – Tín …

– Kính già, yêu trẻ…

– Uống nước nhớ nguồn. Mỗi lời ăn tiếng nói phải cân nhắc. Sống ở đời phải có tấm lòng, phải biết yêu thương đồng loại, kính trọng cha mẹ, thầy cô, lễ độ trong giao tiếp….

– Ham học hỏi và có ý thức phấn đấu. Tiếp thu ý kiến để sửa chữa., giúp đỡ người khác….

Tất cả những cái đó làm nên cái cốt cách, đạo đức của mỗi con người, đó cũng chính là giá trị của văn minh, lịch sự. Nó toát lên từ trong mỗi hành vi sống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó được đánh giá qua lối sống và lẽ sống rất đời thường .

Bác Hồ có câu : "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình"

Là học sinh, em cần phải luôn học hỏi những điều đó để khi ra đường, hay ăn uống, giao tiếp…mọi người quý mến em…chỉ 1 lời khen thôi : Đúng là có giáo dục…đã nói lên cái giá trị của mình mà cũng chính là họ đang ngưỡng mộ nét gia phong của gia đình mình.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm”

Bình luận lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh thanh lịch – Bài làm 2

Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường , ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.

Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó.

Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề 

"Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày.

Bình luận lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh thanh lịch – Bài làm 3

Đề thi học sinh giỏi Văn quốc gia của Trung Quốc có câu: “Một câu nói cửa miệng của người dân Trung Quốc”. Tôi đã may mắn được lắng nghe trên đài một bài văn xuất sắc trong kì thi ấy. Và bạn có biết học sinh đó đã viết về câu nói gì không? Đó chính là câu hỏi: “Ăn cơm chưa đấy?”. Từ một lời chào hỏi xã giao bình thường mà học sinh đó đã khái quát được cả quá trình lịch sử, phát triển của xã hội Trung Quốc, giải thích được cội nguồn, ý nghĩa và sự tồn tại cùa câu nói “Ăn cơm chưa đấy?” trong văn hóa giao tiếp. Nó không chỉ là lời chào hỏi lịch sự, gần gũi mà còn thể hiện khát khao no đủ, hạnh phúc muôn đời cùa người dân Trung Quốc. Còn tôi, trước đề bài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch” tôi đã suy nghĩ rất nhiều về hai tiếng “Cảm ơn!”.

“Cảm ơn” là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Chứng ta thường nói “Cảm ơn!” trong những lúc như thế nào?

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện cổ tích Bà cháu. Hai đứa cháu đã sung sướng vô cùng khi được bà tiên giúp đỡ cứu sống lại bà nội cho mình. Chúng chấp nhận một cuộc đời khốn khổ, thiếu thốn, chỉ cần có bà nội kề bên. Bà tiên đã giúp chúng sống lại trong tình thương vô bờ bến cúa bà nội. Sự giàu có trong trái tim và tâm hồn khiến chúng cảm thấy hạnh phúc. Khi đó chúng đã thốt lên lời “Cảm ơn!” với bà tiên tốt bụng…

Một chiều tan trường, trời mưa to tầm tã. Bạn chẳng biết làm thế nào vì hôm nay mình chẳng mang ô, cũng chẳng mang áo mưa. Đứng nhìn những học sinh khác được bố mẹ đưa đón, bạn chỉ muốn òa lèn khóc vì tủi thân, vì sợ hãi. Rồi một cô bạn xỉnh xắn dã cầm ô đến cửa lớp nơi bạn đứng, chìa tay ra gọi bạn và mời bạn đi chung ô về nhà. Chiếc ô thật nhỏ, không thể tránh hết được những giọt nước nhưng tám hồn bạn thì ấm áp vô cùng. Vì bạn biết rằng tình bạn giữa hai người đã hòa vào những giọt nước mưa. Và khi ấy, bạn nói lời “Cảm ơn!”

Bài kiểm tra hóm nay đã đem lại cho bạn một nỗi buồn nặng trĩu. Chưa bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời lại tồi tệ như thế này. Điểm xấu ấy đã làm khuyết đi bảng điểm đẹp xưa nay cùa bạn. Bạn chỉ muốn úp mặt vào gơi, suy nghĩ vẩn vơ, cảm thấy nhục nhã, buồn tủi vô cùng. Và chuông điện thoại réo lên, bạn nhấc máy trong nặng nề. Bỗng nhiên, giai điệu êm ái của ca khúc “Try again” do nhóm nhạc Westlife thể hiện vang lên ở đầu dây bên kia. Kết thúc bài hát là lời nhắn nhủ của đứa bạn thân: “Hãy luôn giữ nụ cười cho dù cuộc sống có khó khăn. Hãy cố gắng hết mình và mọi điểu sẽ tốt đẹp. Đừng buồn và đừng khóc vì rất nhiều cơ hội đang chờ bạn ở phía trước…”. Bạn có thề diễn tả được hết xúc cảm của mình khi đó? Bài hát ấy là món quà ý nghĩa nhất mà bạn đã nhận được từ trước đến giờ .Lời nhắn ấy đã giúp bạn giải tỏa tinh thần, cảm thấy phấn chấn hơn để đương đầu với việc học hành đầy căng thẳng. Có từ nào nên được thốt ra lúc ấy hơn từ “cảm ơn!” ..

Các bạn ạ!

Trong cuộc sống có rất nhiều hoàn cảnh bạn cần phải biết nói từ “Cảm ơn!”. “Cảm ơn!” là lời đáp của một học sinh văn minh thanh lịch. Nó thể hiện sự có học thức, có giáo dục. “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tiếc gì một lời cảm ơn khi bạn nhận được sự giúp đỡ, lời động viên an ủi vào lúc bạn cần nó nhất. Lời “cảm ơn” chẳng những giúp bạn thể hiện lòng biết ơn chân thành của mình mà nó còn làm vừa lòng người khác, khiến họ không cảm thấy hụt hẫng thất vọng về sự giúp đỡ của mình. “Cảm ơn” không mang nghĩa vật chất mà nó là một chiếc cầu nối tinh thần gắn kết bến bờ cảm xúc lại với nhau. “Cảm ơn” còn giúp mọi người có ấn tượng tốt đẹp về bạn – một học sinh văn minh, thanh lịch, biết điều. Có thể bạn chưa làm ngay được điều gì để đền đáp sự giúp đỡ của người khác nhưng lời nói “Cảm ơn” như một câu hứa về hành động hiển nhiên tốt đẹp sẽ được bạn thực hiện. Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Lẽ nào bạn chẳng cảm nhận gì khi lắng nghe những lời ủi an, khích lệ vào lúc bạn đang rất cần nó? Bạn không phải là người vô cảm, thiếu lịch sự nhưng có thể bạn chưa biết làm cách nào để chứng tỏ điều đó. Vậy thì “cảm ơn” là bài học đầu tiên tôi khuyên bạn nên ứng dụng vào cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn dần hình thành được một nét văn minh giao tiếp. “Cảm ơn” hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ “Cảm ơn!”.

Bạn hãy cảm ơn bố mẹ vì đã sinh ra bạn, hãy cảm ơn thầy cô vì đã dạy dỗ bạn, hãy cảm ơn bạn bè vì đã luôn bên cạnh san sẻ vui buồn cùng bạn, hãy cảm ơn cuộc đời vì đã ban cho bạn một trái tim. Hãy để trái tim biết nói ấy nói lên lời “cảm ơn”. Còn tôi, tôi cũng sẽ nói: Cảm ơn vì bạn đã lắng nghe những tâm sự này!

Bình luận lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh thanh lịch – Gợi ý

Người ta thường nói "lời nói không mất tiền mua nhưng từ lời nói ta có thể mua được những thứ khác" (1).

Vì vậy con người cần phải có những nói văn minh , thanh lịch đặc biệt là thành phần có học thức như học sinh (2).

Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch là gì ? là những lời nói lịch thiệp , tế nhị , có văn hóa , không văng tục, chửi thề (3).

Học sinh văn minh thanh lịch thường uyển chuyễn rất tốt trong việc giao tiếp hằng ngày bởi vì lời nói là cơ sở để nhìn nhận nhân cách của một con người (4).

Tuy nhiên xã hội phát triển , con người tiếp xúc mới nhiều môi trường hơn nên sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những cái xấu (5).

Vì thế lời nói cũng bị ảnh hưởng , thường thì những từ ngữ không có văn hóa sẽ "đệm" của mỗi câu nói (6).

Những lời nói tục tễu được hình thành do nhiều nguyên nhân : môi trường sống , bạn bè , thói quen và đặc biệt là do chúng ta không ý thức được sai lầm của việc nói tục, chửi thề (7).

Một đứa bé 3 tuổi khi bập bẹ tập nói đã văng tục , đáng lẽ gia đình phải răn đe nó nhưng không , ai cũng khen nó vì thấy nó thông minh , đây là việc làm thiếu nhận thức của mọi người (8).

Việc nói tục , chửi thề gây ra tác hại rất lớn , nhân cách chúng ta sẽ bị xói mòn, bị mọi người xa lánh (9).

Nếu đặt trường hợp vào các vị trí cao hơn như ngoại giao , hai nước sẽ như thế nào nếu hai nguyên thủ quốc gia giao tiếp nhau bằng cách văn tục , chửi thề (10).

Vì thế những người có những lời nói văn minh, thanh lịch thường được kính trọng , được bạn bè và thầy cô tin yêu (11).

Vì vậy những ai đã từng nói tục chửi thề, hãy khắc phục bằng cách bỏ ngay thói quen xấu này , tập đánh lưỡi bảy lần trước khi nói để các mối quan hệ được tốt đẹp hơn (12).

Vì vậy lời nói văn minh ,thanh lịch có tầm quan trọng rất lớn , giúp ta hoàn thiện nhân cách của mình , hình thành con người có được thói quen tốt trong cuộ sống (13).

"Lời nói không mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" – câu nói này của ông cha ta để lại từ rất xa xưa nhưng không lạc hậu (14).

Chúng ta cần phải cố gắng hoàn thiện lời nói của mình từ ngay khi còn trên ghế nhà trường để hoàn thiện về trí lẫn đức, trở thành người có ích cho xã hội (15).