Nghị định 81 2013 xử lý vi phạm hành chính

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

Nghị định 81 2013 xử lý vi phạm hành chính

Ngày 23/12/2021 Chính phủ  ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017), Nghị định gồm 05 Chương, 43 Điều, cụ thể như sau:

Chương I quy định những vấn đề chung, bao gồm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính.

Chương II Nghị định quy định về yêu cầu của việc quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Theo đó, từ Điều 4 đến Điều 6 quy định các yêu cầu, nguyên tắc để làm căn cứ quy định về: Hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Chương III - quy định về việc áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm: Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính; nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; giao quyền xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành; lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính; đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính; thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính; hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành trong xử phạt vi phạm hành chính; giải trình; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản; hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt; chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính; chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành; xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu; xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành; xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên; biện pháp nhắc nhở; trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi thi hành công vụ; xử lý trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chương IV quy định về quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở kế thừa các quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP), được chia thành 02 mục:
(i) Nội dung quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; thống kê về xử lý vi phạm hành chính; báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(ii) Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính .

Chương V quy định về: Kinh phí tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính; hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022, đồng thời với ngày có hiệu lực thi hành của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC.

ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/10/2017.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 97/2017/NĐ-CP, ngày 23/10/2017 Bộ Tài chính có Công văn số 14175/BTC-PC triển khai thực hiện các nội dung quy định về công tác xử lý vi phạm hành chính tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị thực hiện công khai, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 97/2017/NĐ-CP đến các đối tượng áp dụng của Nghị định trong phạm vi quản lý theo quy định.

Đồng thời, nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện nội dụng Nghị định số 97/2017/NĐ-CP, trong đó, tập trung rà soát biểu mẫu dùng trong công tác xử lý vi phạm hành chính và nội dung quy định tại các văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý, có phương án sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản thay thế để phù hợp với nội dung quy định tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP. Để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp cần thiết, cần phải ban hành các mẫu biên bản, quyết định và các mẫu biểu cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước.

Theo đó, tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định mới nhằm khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, như: bổ sung quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, tại Nghị định này, Chính phủ đã bổ sung thêm các điều kiện để xác định đối tượng vi phạm hành chính là tổ chức. Cụ thể như sau:

a. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

b. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

c. Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nghị định cũng bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành vào Khoản 3 Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP. “Theo quy định, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Một điểm mới được bổ sung tại Điều 12a, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP bổ sung thêm quy định về thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm. Theo đó:

Về xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm, Nghị định cũng đã có thay đổi bổ sung như sau:

- Trường hợp các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

- Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm không thuộc trường hợp nêu trên thì không tiến hành xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định.

Về thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được xác định theo 2 nguyên tắc sau:

- Một là, nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.

- Hai là, nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc không phải là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước đó để ra quyết định xử phạt.

Về thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được sửa đổi, bổ sung như sau: “Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng được áp dụng đối với người đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng, người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế