Người bình thường ngủ bao nhiêu tiếng

Thời gian ngủ trong một đời người thay đổi theo độ tuổi, trẻ sinh ra phải ngủ 20 giờ một ngày đến khi về già chỉ cần 6 giờ.

Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Phụ trách Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, một giấc ngủ ngon phải đảm bảo đầy đủ về mặt thời gian và chất lượng của giấc ngủ. Trong đó, thời gian ngủ thay đổi theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh ngủ từ 16 đến 20 tiếng một ngày, trẻ em dưới 14 tuổi ngủ trung bình khoảng 10 tiếng. Người trưởng thành 18-40 tuổi ngủ 8 tiếng và người già khoảng 6 tiếng một ngày.

Giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn là ngủ nông và ngủ sâu. Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng lâu thì chất lượng giấc ngủ càng tốt. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một giấc ngủ ngon.

Người bình thường ngủ bao nhiêu tiếng

Thiếu ngủ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng và không thể tập trung làm việc vào ngày hôm sau. Ảnh: CD

Bác sĩ Hạnh cho biết, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng trong cơ thể con người, giúp cơ thể tái tạo, loại bỏ và bài tiết các chất có hại trong cơ thể. Hiện nay có khoảng 60% người dân bị bệnh rối loạn giấc ngủ ở độ tuổi trưởng thành vì không đảm bảo được thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ.

Nhiều người do đặc thù công việc nên phải thường xuyên thức khuya làm việc khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tình trạng khó ngủ vào ban đêm. Thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc làm người bệnh nhanh già, dễ cáu giận, căng thẳng, không thể tập trung làm việc vào hôm sau và phát sinh một số bệnh khác.

Theo bác sĩ, não bộ có cách ngủ riêng, giấc ngủ của não bộ không tính theo giờ giống mà tính theo chu kỳ. Nếu ngủ đủ chu kỳ của não bộ, mọi người sẽ có một cơ thể khỏe khoắn, tràn đầy sinh lực khi thức dậy. Vì vậy, giấc ngủ có chất lượng tốt sẽ làm cho não bộ có thể nghỉ ngơi đầy đủ. Khi ngủ 5 tiếng nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, không bị mệt mỏi và mất tập trung vào hôm sau.

"Thông thường, người lớn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng vào ban đêm. Tuy nhiên nếu công việc bắt buộc phải thức khuya để hoàn thành thì cần ngủ ít nhất là 5 tiếng", bác sĩ Hạnh khuyên.

Mất ngủ là loại rối loạn chiếm đa số trong các loại rối loạn giấc ngủ. Trong cuộc sống hiện đại, con người đang phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống sinh hoạt nên số người bị bệnh mất ngủ từ đó cũng tăng lên. Vì thế mất ngủ được xem như một "căn bệnh thời đại".

Một số "cú đêm" khẳng định họ không thiếu ngủ, nhưng cũng có người ngủ nhiều hơn mức được khuyến nghị nhưng vẫn thức dậy trong tình trạng mệt mỏi.

Vậy thời lượng ngủ lý tưởng cho người trưởng thành là bao nhiêu?

Chuyên gia về giấc ngủ Jacqueline Geer, giảng viên y khoa tại Trường Y - Đại học Yale (Mỹ) về khoa phổi, chăm sóc đặc biệt và thuốc ngủ, đã chia sẻ về câu hỏi này.

Người bình thường ngủ bao nhiêu tiếng

Ảnh minh họa: Cottonbro Studio

Người trưởng thành trung bình cần ngủ bao nhiêu?

Tiến sĩ Geer cho biết, các khuyến nghị về giấc ngủ có xu hướng thay đổi theo độ tuổi và nhu cầu của từng cá nhân. Ví dụ, thời gian ngủ lý tưởng cho người trung niên và cao tuổi sẽ không giống thanh thiếu niên. Sự thay đổi này là do hormone melatonin trong não, được tiết ra muộn hơn vào ban đêm đối với người trẻ. Do đó, người trưởng thành trung bình cần ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm, nhưng người trên 65 tuổi có xu hướng ngủ ít hơn một chút, trung bình từ 7-8 tiếng.

Thời lượng giấc ngủ bạn cần thay đổi như thế nào khi bạn già đi?

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), thời gian bạn cần ngủ sẽ thay đổi khi già đi. Dưới đây là các đề xuất được chia nhỏ theo nhóm tuổi:

Sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ Trẻ nhỏ (4-12 tháng): 12-16 giờ Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ Mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ Tuổi đi học (6-12 tuổi): 9-12 giờ Thanh thiếu niên (13-18 tuổi): 8-10 giờ Người lớn (18-60 tuổi): 7 giờ Người lớn (61-64 tuổi): 7-9 giờ Người lớn (65 tuổi trở lên): 7-8 giờ

Làm thế nào bạn biết mình ngủ đủ giấc hay không?

Không dễ để biết liệu bạn có ngủ đủ giấc hay không, đặc biệt nếu bạn có hấp thụ caffein hoặc uống nước tăng lực. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình thường xuyên muốn gà gật ngoài giờ ngủ thông thường, rất có thể bạn đã không ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Ngoài thời gian của giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn.

Làm thế nào bạn có thể ưu tiên giấc ngủ?

Theo tiến sĩ Geer, giấc ngủ nên được ưu tiên dù đó là một khó khăn trong cuộc sống hiện đại. Công nghệ đã thực sự làm mờ đi ranh giới giữa công việc và gia đình, hầu hết chúng ta sử dụng email hoặc tin nhắn bất cứ lúc nào.

Tiến sĩ Geer gợi ý: "Tôi khuyên bạn nên đặt thời gian cố định cho việc lướt điện thoại và sau đó dừng sử dụng thiết bị khoảng một giờ trước khi đi ngủ, tạo thành thói quen hàng ngày trước khi chìm vào giấc ngủ. Đây là cách để rèn luyện cơ thể bạn biết rằng đã đến giờ đi ngủ".