Người tạm trú làm cccd ở đâu

Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh thành đã cấp căn cước công dân cho người tạm trú (gồm người lao động, sinh viên...) học tập và làm việc đủ 14 tuổi trở lên.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, cùng với việc tiết kiệm thời gian, người dân có thể đăng ký các thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip online trên điện thoại, máy tính cá nhân, qua mạng xã hội Zalo.

Công dân có thể tìm hiểu địa phương nơi mình tạm trú việc cơ quan công an đã cấp căn cước công dân gắn chip cho người tạm trú hay chưa để đăng ký.

Quan trọng là địa phương đó đã tiếp nhận làm thủ tục cấp căn cước công dân online cho người tạm trú hay không.

Dưới đây là 5 bước để người dân có thể đăng ký thủ tục làm căn cước công dân gắn chip.

Bước 1. Người dân cần cập nhật ứng dụng Zalo lên phiên bản mới nhất.

Bước 2. Mở ô "Tìm kiếm", bạn search với cụm từ "Công an tại khu vực tạm trú". Nhấn "Quan tâm".

Ví dụ: Bạn đang tạm trú tại quận Hà Đông, TP.Hà Nội thì hãy tìm kiếm Zalo Công an quận Hà Đông.

Bước 3. Tại giao diện chat, chọn "Cấp căn cước công dân tạm trú". Sau đó sẽ hiện lên các thông tin cần thiết cho người dân muốn đăng ký căn cước công dân tạm trú, bạn bấm vào để xem.

Bước 4. Điều kiện để được cấp căn cước công dân tạm trú là bạn phải là người thường trú tại tỉnh, thành khác.

Tức là có sổ hộ khẩu (Bắt buộc bản gốc). Thông tin thời gian, địa điểm chi tiết cũng sẽ được hiện rõ tại đây.

Bước 5. Bạn nhấn Hỏi đáp căn cước công dân để biết rõ các thủ tục cần thực hiện khi làm căn cước công dân.

Tại Thủ đô Hà Nội, từ ngày 1 đến 31-10, Công an TP Hà Nội tiếp tục triển khai các tổ lưu động để thu nhận hồ sơ CCCD điện tử trên toàn TP Hà Nội. Tại trụ sở công an các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì và tăng thời gian tiếp nhận hồ sơ, làm việc tất cả các ngày trong tuần (từ 7 giờ đến 22 giờ).

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an – C06) cho biết, theo quy định của Thông tư 59/2021/TT-BCA ngày 15-5-2021 quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29-3-2021, công dân có thể đến đơn vị cấp CCCD Công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú để làm thủ tục cấp CCCD.

Người tạm trú làm cccd ở đâu
Cán bộ PC64 Công an TPHCM tiếp nhận hồ sơ làm CCCD cho học sinh

Việc quy định làm thủ tục cấp CCCD tại nơi đăng ký tạm trú giúp phục vụ công dân được tốt hơn, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại cho công dân so với việc phải về nơi đăng ký thường trú để làm thủ tục cấp CCCD như trước.

Để thuận lợi trong quá trình thu nhận hồ sơ CCCD tại nơi tạm trú, đề nghị công dân mang theo 1 trong các loại giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD cũ) để chứng minh thông tin nhân thân.

Các bước thực hiện: Công dân đến cơ quan công an làm thủ tục cấp CCCD, cơ quan công an nơi thu nhận hồ sơ sẽ tiến hành xác minh thông tin công dân qua công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú. Sau khi có kết quả xác minh sẽ hoàn thiện hồ sơ và truyền lên Trung ương để tiến hành cấp CCCD.

Lãnh đạo C06 cũng cho rằng, pháp luật hiện nay quy định việc công dân có thể đến đơn vị cấp CCCD công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú để làm thủ tục cấp CCCD.

Trường hợp công dân chưa đăng ký tạm trú, đề nghị công dân trực tiếp đến công an xã, phường, thị trấn nơi công dân tạm trú hoặc thông qua dịch vụ công cư trú để làm thủ tục đăng ký tạm trú.

Sau khi có kết quả giải quyết đăng ký tạm trú thì công dân có thể đến đơn vị cấp CCCD công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục cấp CCCD.

Với những thông tin của công dân đã được thu thập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được tự động tích hợp trong CCCD gắn chíp điện tử, công dân không cần phải khai báo. Trường hợp thông tin chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đề nghị công dân đến cơ quan chức năng để bổ sung, cập nhật thông tin.

Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp với các bộ, ngành trong việc thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo đúng quy định của pháp luật sẽ cung cấp các dịch vụ công phục vụ người dân một cách tốt nhất.

Trước đó, như Báo SGGP đã thông tin, thẻ CCCD gắn chip điện tử có thể tích hợp rất nhiều loại thông tin của công dân phục vụ nhu cầu của công dân. Tuy nhiên, trước mắt Bộ Công an đã tích hợp các thông tin sau lên thẻ CCCD gắn chip điện tử, gồm: Xác thực thông tin mũi tiêm chủng; Thông tin thuộc diện chính sách theo Nghị quyết 68; Thông tin giấy phép đi đường của các Shipper; Thông tin xe luồng xanh của các vận tải.

Trong thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục tích hợp các thông tin gồm: Bằng lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội… và tiếp tục nghiên cứu, triển khai thí điểm việc tích hợp các thông tin trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử trong chip điện tử, sử dụng thẻ CCCD để rút tiền tại một số ngân hàng.

Theo thống kê của C06, đến nay, công an cả nước đã tiến hành thu nhận được gần 60 triệu hồ sơ cấp CCCD, hoàn thành in và trả gần 50 triệu thẻ CCCD đến tay người dân.

ĐỖ TRUNG

Để được làm Căn cước công dân tại nơi tạm trú, người dân có thể đến các điểm tiếp nhận hồ sơ tại Công an quận, huyện hoặc các điểm cấp CCCD lưu động tại nơi tạm trú để được làm thủ tục cấp thẻ.
 

Người tạm trú cần mang theo giấy tờ gì khi làm CCCD?

Căn cứ: Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA

Khi đi làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú, người dân cần mang theo những giấy tờ sau:

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ (nếu có);

+ Sổ hộ khẩu (bản chính);

+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên Tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Sổ tạm trú (theo quy định của pháp luật, người tạm trú không bắt buộc mang theo giấy tờ chứng minh về nơi tạm trú của mình. Tuy nhiên, để thuận tiện và tránh những phát sinh khi dữ liệu thông tin về người tạm trú không có đầy đủ trong dữ liệu, các điểm tiếp nhận hồ sơ vẫn yêu cầu người tạm trú phải mang theo Sổ tạm trú bản chính và còn thời hạn sử dụng khi đi làm CCCD.).

Lưu ý: Người tạm trú được tiếp nhận hồ sơ làm CCCD phải là người có nơi thường trú tại các tỉnh, thành khác, nghĩa là dù được cấp theo diện tạm trú nhưng bắt buộc phải có hộ khẩu mới được tiếp nhận làm CCCD.

Xem thêm: Không có nơi thường trú có làm được Căn cước công dân?

Người tạm trú làm cccd ở đâu

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú mới nhất (Ảnh minh họa)
 

Thủ tục làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú

Căn cứ: Luật Căn cước công dân 2014, Thông tư 07/2016/TT-BCA , Thông tư 40/2019/TT-BCA.Bước 1: Điền tờ khai

Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
 

Bước 2: Đối chiếu thông tin

Công dân xuất trình Sổ hộ khẩu (nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia thu thập đầy đủ thông tin và đi vào hoạt động thì không cần xuất trình Sổ hộ khẩu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc đối chiếu với Sổ hộ khẩu để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân;

Trường hợp thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
 

Bước 3: Chụp ảnh, lấy vân tay

Cán bộ chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt;

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.
 

Bước 4: Công dân đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định.

Xem thêm:

Lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip

Ai được miễn phí làm Căn cước công dân gắn chíp?


Bước 5: Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và Sổ hộ khẩu (nếu có) cho người đến làm thủ tục

Đồng thời:

- Trả lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ (chưa cắt góc) cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân nếu thẻ còn rõ nét (ảnh, số và chữ) (trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì cắt góc thẻ Chứng minh nhân dân và thu hồi Căn cước công dân ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ).

- Thu, hủy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nếu Chứng minh nhân đã được cấp trước đó bị hỏng, bong tróc, không rõ nét.

Cơ quan nơi tiếp nhận hồ trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.

Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân.

Nếu có băn khoăn về Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.

>> Quét mã QR trên Căn cước công dân gắn chíp thấy gì?

>> Ai bắt buộc phải đổi Căn cước công dân mã vạch sang gắn chip?

>> Xem các Video về Căn cước công dân gắn chip tại đây