Nguoi trung quoc đoạt giải nobel hoà bình năm 2024

Cuối năm 2009, ông Lưu Hiểu Ba đã bị Trung Quốc kết án 11 năm tù vì tội lật đổ chính quyền, do tham gia soạn thảo Hiến chương 08.

Vài giờ trước khi công bố giải năm nay, Chủ tịch Ủy ban Nobel Hòa bình, ông Thorbjoern Jagland, cho biết người được chọn trao giải sẽ gây tranh cãi.

Trước đó, hôm 28/9, Thư ký Ủy ban Nobel Na Uy Geir Lundestad từng cho biết, Trung Quốc đã cảnh báo ủy ban này không nên trao giải cho Lưu Hiểu Ba. Theo ông Geir Lundestad, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã đưa ra cảnh báo trên, khi cho rằng đây là cử chỉ không thân thiện, có thể làm phương hại quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Na Uy.

2010 là năm có số đề cử cho giải Nobel Hòa bình cao kỷ lục. Ông Geir Lundestad cho biết, 199 cá nhân và 38 tổ chức có tên trong danh sách đề cử.

Tuy nhiên, tính bất ngờ luôn thường trực trong mùa vận động hành lang và trao giải Nobel Hoà bình hàng năm. Nhiều cá nhân, tổ chức trước khi nhận giải rất ít được biết và nhắc đến, như luật sư Iran Shirin Ebadi, người giành giải Nobel Hoà bình năm 2003, hay nhà hoạt động môi trường Kenya Wangari Maathai, người nhận giải thưởng danh giá này năm sau đó.

Năm ngoái, giải thưởng Nobel Hòa bình cũng gây xôn xao, khi được trao cho đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama, bởi ông được nhận giải khi mới cầm quyền chưa đầy một năm.

Tuy nhiên, Ủy ban Nobel Na Uy cho rằng, việc Tổng thống Obama đoạt giải Nobel Hoà bình 2009 không phải vì những thành tựu ông đã đạt được trong việc đấu tranh, mang lại hoà bình cho thế giới, mà bởi ông đã tạo ra “những khát vọng” cho tương lai và vì tương lai.

Nobel Hòa bình được công bố sau các giải Y học, Vật lý, Hóa học và Văn chương. Các giải Nobel khác được trao tặng bởi Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, riêng Nobel Hòa bình do một ủy ban 5 người của Na Uy lựa chọn.

Thông tin trên được báo New York Times dẫn nguồn tin riêng cho biết hôm 22-10. Theo đó, nhà tổ chức của giải thưởng ra đời năm 2010 được Trung Quốc kỳ vọng là sẽ cạnh tranh được với giải Nobel hoà bình này đã chính thức chọn nhà lãnh đạo Zimbabwe.

![ Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe. Ảnh: Reuters ](https://https://i0.wp.com/nld.mediacdn.vn/k:thumb_w/540/2015/1-robert-mugabe-3457194b-1445569706200/tong-thong-zimbabwe-doat-giai-nobel-hoa-binh-cua-trung-quoc.jpg)

Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe. Ảnh: Reuters

Vị tổng thống 91 tuổi bị phương Tây cáo buộc là người kéo đất nước vào nghèo khó trong suốt hơn 3 thập kỉ điều hành này đã vượt qua những ứng viên khác của giải thưởng bao gồm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye và Tỉ phú Mỹ Bill Gates.

Thông báo từ ban tổ chức nêu rõ: “Ông Mugabe đã vượt qua nhiều gian nan và kiên định trong việc xây dựng nền chính trị và trật tự kinh tế quốc gia. Trong khi đó, ông cũng trợ giúp hết mình với chủ nghĩ Liên Phi và sự độc lập của châu Phi”.

Tổng thống Mugabe đã điều hành đất nước Zimbabwe 35 năm qua và lái nền kinh tế nước này sa lầy trong đói nghèo và lạm phát khó tin (lạm phát năm 2007 của nước này là 66.000%, 2008 là 231.000.000% (231 triệu %).

Ngày hôm qua 8/10, thông tin này đã được đăng tải trên các trang báo quốc tế và được xác nhận bởi Thorbjoern Jagland, chủ tịch Hội đồng bầu chọn giải Nobel năm nay trên trang web chính thức của Nobel Prize.

Chủ tịch Hội đồng bầu chọn giải Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland cầm bức ảnh Lưu Hiểu Ba trong Lễ công bố giải Nobel hòa bình 2010. Cũng theo trang web của Nobel Prize thì giải Nobel hòa bình năm nay được trao cho ông Lưu Hiểu Ba để tri ân “quá trình đầu tranh dài lâu và phi bạo lực cho nhân quyền ở Trung Hoa”.

Ông Lưu Hiểu Ba sinh ngày 28/12/1955 tại Trường Xuân, Cát Lâm, Trung Quốc. Ông tốt nghiệp cử nhân văn học tại Đại học Cát Lâm năm 1982, nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh vào các năm 1984, 1988.

Bức ảnh chụp Lưu Hiểu Ba và vợ được gia đình ông công bố vào ngày 3/10/2010. “Trong 2 thập kỷ, Lưu Hiểu Ba là một người phát ngôn mạnh mẽ kêu gọi tuân thủ các quyền cơ bản của con người ở Trung Hoa. Năm 2008, ông tham gia Hiến chương 08, bản tuyên ngôn về nhân quyền được phát hành nhân kỷ niệm 60 năm ra đời Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Năm sau đó, ông bị bắt giữ, nhận án 11 năm tù giam và 2 năm quản thúc vì “kích động đấu tranh chính trị nhằm lật đổ chính quyền”…” - trang web chính thức của Nobel Prize viết.

Trong khi đó, chủ tịch Hội đồng bầu chọn giải Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland đánh giá: “Ông Lưu là biểu tượng cao nhất trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở Trung Hoa”.

Trung Quốc gọi giải Nobel Hòa bình năm nay, trao cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba là ‘trò hề chính trị.’

Ông Lưu hiện đang ngồi tù vì ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói quyết định của Ủy ban trao giải tại Oslo, Na Uy “không phản ánh ý nguyện của đại đa số dân trên thế giới.”

Trong khi đó tại lễ trao giải cử tọa đã vỗ tay tán thưởng khi tên ông Lưu Hiểu Ba được đọc lớn. Chỉ có chiếc ghế không người ngồi đại diện cho ông.

Chủ tịch Ủy ban Nobel kêu giới chức thả ông Lưu ngay lập tức.

Ông Thorbjorn Jagland nói Trung Quốc đã giúp đưa nhiều trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo, đó là một “thành tựu to lớn”.

Cạnh đó ông nói với tư thế của cường quốc mới nổi, Trung Quốc “nên coi chỉ trích là nét tích cực của cuộc sống.”

Đáp lại Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh ra tuyên bố có đoạn viết như sau: “Chúng tôi cực lực chống lại bất cứ nước nào hoặc người nào dùng giải Nobel Hòa bình can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, chà đạp chủ quyền của Trung Quốc.”

Trung Quốc coi ông Lưu là phạm nhân, Bắc Kinh nói thêm trao giải cho ông chẳng khác gì coi khinh hệ thống tư pháp của Trung Quốc.

Thời gian gần đây Bắc Kinh tiến hành một số chiến dịch truyền thông nhằm hạ uy tín của giải Nobel.

‘Lạc quan'

Tại buổi lễ trao giải ở thủ đô Oslo của Na Uy, diễn viên điện ảnh Liv Ullmann đọc lại tuyên bố mà ông Lưu đọc trước tòa tháng 12 năm 2009.

“Lòng tôi đầy lạc quan, tôi trông chờ vào tương lai tự do tươi sáng hơn của Trung Quốc.”

“Không ai có thể dập tắt ngọn lửa tranh đấu cho tự do. Với nỗ lực của mọi người, hy vọng cuối cùng Trung quốc sẽ trở thành quốc gia pháp trị, nơi nhân quyền được tôn trọng.”

Để tỏ lòng kính trọng người đoạt giải nhân quyền, ông Jagland đặt giấy chứng nhận của Ủy ban Nobel lên chiếc ghế không người ngồi.

Ông so sánh sự bực bội của Trung Quốc với các giải Nobel Hòa bình khác, từng trao cho cho các nhà hoạt động, nhân vật đối kháng trong nhiều năm qua. Trong đó có giám mục Nam Phi Desmond Tutu. Và lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi.

Ông Jagland nói ông Lưu giành giải thưởng này cho “linh hồn vô danh của ngày 4/6”. Họ là những người chết trong cuộc phản đối vì dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Ai là người từ chối giải Nobel Hòa bình?

Vinh danh. Lê Đức Thọ được trao tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam.

Việt Nam có ai nhận giải Nobel?

Ở Việt Nam chỉ có duy nhất một người được trao giải Nobel. Người Việt Nam được giải Nobel là ai? Trong lịch sử Giải Nobel, người Việt Nam duy nhất được trao giải Nobel Hòa bình chính là Lê Đức Thọ. Ông là nhà ngoại giao và nhà cách mạng tài năng, lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Tại sao lại có giải Nobel Hòa bình?

Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa bình (tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy: Nobels fredspris) hằng năm dành cho "người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình".

Trung Quốc có bao nhiêu người đạt giải Nobel?

Cho đến nay, đã có 70 người châu Á đạt giải Nobel, bao gồm 27 người Nhật Bản, 1 người Việt Nam, 12 người Israel và 12 người Trung Hoa bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và người Mỹ gốc Hoa.