Người xưa gọi con hổ là gì

* Tôi có biết một số cách gọi khác chỉ loài cọp, như hùm, hổ... nhưng vẫn thắc mắc tại sao lại còn gọi là “Ông Ba Mươi”. (Trần Văn Hùng, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

- Có nhiều thuyết giải thích vì sao gọi hổ là Ông Ba Mươi.

Theo tác giả Đặng Tiến trong bài “Vì sao hổ lại được gọi là Ông Ba Mươi?” đăng trên http://nguoihieuco.blogspot.com, cách gọi hổ là Ông Ba Mươi là do tục lệ tế thần Xương Cuồng vào ngày 30 tháng Chạp hằng năm, có từ thời Văn Lang nước ta. Theo truyện Mộc tinh trong sách Lĩnh Nam chích quái (Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam), người Văn Lang gọi Mộc tinh, thần Cây cối, là Xương Cuồng, tức thần cây chiên đàn - một loài cây “trải qua hằng mấy ngàn năm khô héo mà biến thành yêu tinh, thường thay đổi dạng, rất dũng mãnh, có thể giết người, hại vật, (…) biến hóa khôn lường, thường ăn thịt người”.

Lĩnh Nam chích quái chép: “Dân phải lập đền thờ, hằng năm đến ngày 30 tháng Chạp, theo lệ phải mang người sống tới nộp, mới được yên ổn. Dân thường gọi là thần Xương Cuồng”. Người dịch sách chú thích: Xương Cuồng có nghĩa là hành động một cách bạo ngược, tàn ác, không thể trấn áp được. Mộc tinh, thần Cây cối, hay Xương Cuồng là thần Hổ. Mộc tinh trong hình ảnh cọp là tai họa của rừng núi, cũng như Ngư tinh là tai họa của sông biển và Hồ tinh (chồn cáo) là tai họa của đồng bằng.

Một thuyết khác được biết theo bài “Vì sao gọi hổ là Ông Ba Mươi?” đăng trên http://giacngo.vn. Rằng xưa trên trời có một người tên là Phạm Nhĩ khỏe mạnh lạ thường. Với tài thần thông biến hóa, Nhĩ thường hay gây sự đánh nhau, không một ai chịu nổi một cú đấm thôi sơn của ông. Từ đó, ông ngày một kiêu căng tự phụ, lại lấy làm bực tức vì mình danh tiếng nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng trao cho một tước vị xứng đáng.

Ngày nọ, Nhĩ nghĩ rằng mình lên làm vua nhà Trời mới phải, bèn tụ tập quanh mình một số bộ hạ gây náo loạn Thiên đình, rắp tâm hạ bệ Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sai các tướng nhà Trời ra ngăn chặn, nhưng không vị nào đối địch với Nhĩ được lâu. Cuối cùng, Ngọc Hoàng phải cầu cứu đến Đức Phật.  

Đức Phật hiện ra giữa thinh không, Nhĩ xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sa ngay vào túi thần của Đức Phật và bị bắt. Đức Phật giao Nhĩ cho Ngọc Hoàng xử trí, căn dặn Ngọc Hoàng phải làm cho Nhĩ hối lỗi chứ đừng giết hại. Ngọc Hoàng bèn đày Nhĩ xuống cõi trần làm kiếp vật. Trước hết, để tước bớt sức mạnh của Nhĩ, Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánh của ông để ông không thể bay về làm loạn Thiên đình, đồng thời làm phép bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kín lại để không thể nghe hết mọi chuyện dù cách xa hàng ngàn dặm.

Tuy nhiên, thể theo lời dặn của Đức Phật, Ngọc Hoàng phong cho Phạm Nhĩ làm Chúa tể sơn lâm nơi trần thế. Tuy ông đã giảm sút tài phép rất nhiều nhưng vẫn giữ được một sức khỏe vô địch khiến mọi thú vật khiếp sợ. Cho đến bây giờ, dòng dõi nhà ông vẫn nối nhau làm Chúa tể sơn lâm. Ngay loài người cũng phải kiềng mặt, không dám gọi thẳng tên “hổ” mà gọi tránh là “Ông Ba Mươi”. Tên gọi này xuất phát từ tích hễ có ai săn được hổ thì vua thưởng cho 30 quan tiền, nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu 30 roi để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa.

Cũng có thuyết cho rằng, lúc Nguyễn Ánh bị nhà Tây Sơn truy bức, hết cả lương thực, may nhờ có thịt thú rừng do hổ tha tới tiếp tế hằng ngày mà thoát chết. Về sau, khi lên ngôi, vua Gia Long ban lệnh lập miếu thờ tại vùng Mô Xoài thuộc tỉnh Bà Rịa để tạ ơn, dân gian thường gọi là miếu Ông Hổ. Tục truyền, vua ban lệnh cấm giết hổ, nếu kẻ nào lỡ tay giết chết thì bị phạt 30 trượng, còn nếu bắt sống thì được thưởng 30 quan tiền. Cũng vì lệ này mà hổ còn được gọi là Ông Ba Mươi.

ĐNCT

Con Hổ là loài vật gắn liền với danh hiệu Chúa sơn lâm. Đây là con vật có những đặc tính nổi bật, kiêu hùng, dũng mãnh khiến muôn vật phải khiếp sợ. Đây cũng là một con vật nằm trong 12 con giáp. Vậy con vật này có đặc điểm gì và ý nghĩa của nó trong phong thủy như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hình tượng con Hổ trong văn hóa dân gian

  • 1. Hình tượng con Hổ trong văn hóa dân gian
  • 2. Ý nghĩa của tượng con Hổ trong phong thủy
  • 3. Cách bày trí tượng Hổ đúng chuẩn trong phong thủy rước tài lộc vào nhà

Hình tượng con Hổ gắn liền với danh hiệu Chúa sơn lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử loài người. Hổ là loài động vật có vú lớn nhất của chi Panthera, thuộc họ Mèo. Chúng còn được gọi với tên khác là hùm, cọp, ông hổ, ông ba mươi. 

Dù là con vật hoang, rất ít khi được thuần phục nhưng hổ đã có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân Việt, trong đời sống thường nhật và tôn giáo. Nó không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn mang quyền uy chi phối hung dữ của kẻ anh hùng. Trên những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm tuổi, trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ. Điều này cho thấy con hổ đã gắn bó hàng nghìn đời nay với người dân Việt Nam với sự trân trọng.

Người xưa gọi con hổ là gì
Hình ảnh con Hổ oai hùng, dũng mãnh, được mệnh danh là Chúa sơn lâm

Trong văn hóa châu Á, hổ là một linh vật trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh và trở thành một biểu tượng trong nền văn hóa cổ phương Đông, có rất huyền thoại, sự huyền bí về hổ. Trong tâm thức người dân phương Đông thì hổ vẫn là một ác thú, nó hung hãn nhất trong 12 con giáp dù rằng về sự khôn ngoan, nó không thể sánh với khỉ và chuột, sự kiên trì, có thể không sánh với trâu, nhanh không bằng ngựa, uy vũ không so sánh bằng Rồng, luồn lách và hiển độc không thể bằng rắn nhưng, trong 12 con thú, hổ hội đủ các đặc chất như dũng mãnh, can trường, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn nó. Nhờ những đặc chất ấy mà hổ là một trong những loài trở thành biểu tượng của sự hùng cường và sức mạnh vô song, vì thế nó được con người thần thánh hóa bởi nhiều nước đưa hổ vào đời sống xã hội, văn hóa, và nghệ thuật.

Trong dân gian, hổ được biết đến với hình tượng Chúa sơn lâm oai hùng của rừng già. Hình ảnh hổ được nhắc đến trong nhiều nền văn hóa khác nhau, gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, oai linh, sự uyển chuyển linh hoạt với những vằn vện trên lưng thể hiện bản chất hung hãn. Hổ được xem là biểu hiện đẳng cấp của chiến binh. Trong chiến đấu và săn mồi, Hổ là loài hung hãm, liều lĩnh, dám đối đầu với nhiều thú to khỏe hơn, trong săn mồi hổ đa mưu nên dễ dàng bắt được con mồi. Do đó mà các tướng sĩ giỏi thời xưa thường được gọi là Hổ tướng.

Người xưa gọi con hổ là gì
on Hổ nằm im cũng toát lên sự mạnh mẽ, sức mạnh chúa tể muôn loài của nó

Trong các triều đại phong kiến Phương Đông, Hổ và Rồng biểu tượng đặc trưng cho vương quyền, quân sự và cho những người đỗ đạt trong thi cử nên thường xuất hiện trong các cung điện, doanh trại và trường thi. Dân gian xưa cũng thần thánh hóa Hổ, cho hổ một sức mạnh thiêng liêng có khả năng diệt trừ được ma quỷ. Hình tượng hổ thường được thấy trong các kiến trúc đình miếu … với quan niệm rằng Hổ trấn giữ cửa vào thì tà ma không dám xâm nhập. Theo phong thủy tượng hổ có khả năng trấn hạch rất tốt và khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Tượng Hổ cùng với tượng Rồng là 2 tượng linh vật mạnh mẽ được thờ cúng rất nhiều trong văn hóa tâm linh. 

Với những ý nghĩa của loài hổ trong dân gian, hình tượng con hổ cũng mang những ý nghĩa quan trọng về phong thủy. 

– Tượng hổ có khả năng trấn trạch, bảo vệ cho gia chủ tránh được những điều không may, những điều xấu ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc. Hổ là con vật không chỉ có sức mạnh mà nó còn rất hung hãn, liều lĩnh và dám đứng lên đối đầu với tất cả các loại kẻ thù, do đó không một thế lực nào có thể vượt qua được sức mạnh của hổ. Tượng hổ với móng vuốt sắc nhọn, nhe răng nanh, giúp diệt trừ ma quái, giúp trấn giữ nhà nên tà ma sẽ không dám xâm nhập vào trong nhà của bạn, đó cũng là lý do mà ta thường thấy tượng hổ xuất hiện nhiều trong kiến trúc ở đình, chùa, miếu…

Người xưa gọi con hổ là gì
Tượng Hổ với răng nanh hung bạo, móng vuốt sắc nhọn có nhiều ý nghĩa về phong thủy

– Mang lại sức khỏe dồi dào cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Hổ là biểu tượng của sức mạnh uy mãnh, không bao giờ mệt mỏi, vì vậy khi thờ cúng trong nhà sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho con người, tránh được ốm đau bệnh tật, sống lâu trăm tuổi, trẻ con trong nhà thì phát triển khỏe mạnh.

– Là biểu tượng cho sự thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Hổ không ngần ngại bất cứ một cuộc chiến nào và không bao giờ thất bại, do đó linh khí từ tượng sẽ có sức mạnh phù trợ cho gia chủ làm ăn, buôn bán phát đạt, đánh đâu thắng đó. Hơn nữa, hổ dù mạnh nhưng lại rất kiên nhẫn và khôn khéo, nó biết khi nào nên tiến, biết vồ lấy cơ hội để tóm gọn con mồi. Vì vậy mà nó giúp người kinh doanh biết nắm được các thời cơ, cơ hội làm ăn tốt, từ đó thu được nhiều lợi nhuận, tiền vào như nước, nhiều của cải và rất bền vững.

– Ngoài ra với những người có địa vị trong xã hội, người có chức quyền hay lãnh đạo mà đặt tượng hổ trong nhà sẽ như tăng thêm được sức mạnh, sự uy quyền cho bản thân, biết dẫn dắt mọi người đi đúng hướng và đạt được kết quả cao, được nhiều người nể phục và kính trọng, khiến các thế lực xấu phải sợ hãi, không dám đối đầu.

3. Cách bày trí tượng Hổ đúng chuẩn trong phong thủy rước tài lộc vào nhà

Đặt tượng hổ trong nhà theo đúng vị trí phong thuỷ sẽ giúp gia đình luôn được bảo vệ và gặp được nhiều may mắn. Tuy nhiên, nếu đặt tượng không đúng phong thuỷ dễ mang đến tai hoạ và ảnh hưởng đến thế hệ sau

– Vị trí thích hợp nhất để đặt tượng hổ đó là đặt tượng ở trên bàn làm việc, đặt sao cho đầu của hổ hướng ra ngoài, như vậy thì công việc làm ăn của bạn sẽ ngày càng phát đạt và đi lên hơn, tạo dựng được uy tín với mọi người.

– Tuyệt đối không nên đặt tượng hổ ở trong phòng ngủ bởi phòng ngủ là chốn riêng tư, là nơi sinh hoạt cá nhân của vợ chồng, con cái nên nếu như đặt tượng hổ tại đây sẽ không thể hiện được sự tôn kính với một vị thần oai linh, không phát huy được giá trị phong thủy, thậm chí là khiến vợ chồng cảm thấy bất an.

Người xưa gọi con hổ là gì
Cần đặt tượng Hổ đúng phong thủy mới mang lại nhiều may mắn và bảo vệ được gia đình

– Nên đặt tượng hổ chéo với hướng cửa chính, không nên đặt tượng hổ đối diện trực tiếp đến cửa chính bởi tượng hổ với hình ảnh mắt dữ tợn, thần thái hung tợn, giơ móng vuốt sẽ khiến hàng xóm hoặc là khách tới thăm nhà bị sợ hãi, khiến họ có cảm giác bất an khi vào trong nhà, họ không thấy thoải mái và thân thiện.

– Khi đặt tượng hổ cũng không nên đặt đầu của hổ hướng vào trong nhà mà phải đặt hướng ra bên ngoài để phát huy sức mạnh, mang về nhiều vận may và tài lộc hơn cho gia chủ. Còn nếu như đặt quay vào trong nhà thì có nghĩa là hổ đang đi xuống núi, không phát huy giá trị phong thủy hoặc mang tới những điều không may.

– Ngoài ra những người tuổi Tuất hoặc là tuổi Ngọ, Dần nếu muốn đặt tượng hổ trong nhà thì phải tham khảo ý kiến của thầy phong thủy để đặt sao cho đúng cách nhất.

>>> Xem thêm: Giỏ quà Tết đẹp, ý nghĩa và độc đáo cho năm 2020