Nguyên lý dương xỉ xử lý chì

Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng Pb, As của cây Dương xỉ và cây Đơn buốt trong các môi trường đất bị ô nhiễm khác nhau. Từ đó, tạo cơ sở ứng dụng trong cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cây Dương xỉ hút Pb rất tốt và chúng có thể sinh trưởng bình thường trong môi trường đất có nồng độ Pb là 2.500 ppm. Đồng thời, cây Dương xỉ cũng có khả năng hút As tốt, tuy nhiên cây bị sinh trưởng kém khi đất bị ô nhiễm As ở mức trên 500 ppm. Cây Đơn buốt hút Pb kém hơn cây Dương xỉ, chúng sinh trưởng tốt trong môi trường đất bị ô nhiễm đến 1000 ppm Pb và 500 ppm As. Khi nồng độ cao hơn thì bắt đầu ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, năng suất giảm và thậm chí cây còn bị chết.

Gần đây vấn đề xử lý kim loại nặng (KLN) trong đất được nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xử lý KLN trong đất như kết tủa, sa lắng, hấp phụ, trao đổi ion, chiết, sử dụng thực vật.Trong các phương pháp trên, sử dụng thực vật bản địa để xử lý KLN trong đất được quan tâm đánh giá tốt và khả năng ứng dụng cao bởi sự thân thiện với môi trường bị ô nhiễm, chi phí thấp và thuận lợi khi thực hiện lâu dài. Nghiên cứu này báo cáo các kết quả khảo sát việc sử dụng cỏ Vetiver, cây dương xỉ và cỏ mần trầu để xử lý Pb trong đất tại khu vực xung quanh chân bãi thải Mỏ kẽm chì làng Hích, Thái Nguyên. Các kết quả đánh giá hàm lượng Pb trong đất sau 120 ngày trồng cỏ Vetiver, cây dương xỉ và cỏ mần trầu trên đất ô nhiễm Pb chỉ ra sự hiệu quả của việc xử lý dùng cách thức này. Kết quả cho thấy cả ba loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt trong môi trường có nồng độ Pb tương đối cao khoảng 1.670 mg/kg;Pb tích lũy trong rễ cao hơn trong thân lá.