Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Trẻ bị kiết lỵ là nỗi lo lắng của nhiều bố mẹ khi vẫn chưa hiểu rõ về bệnh và các phương pháp chữa bệnh. Cùng AVAKids tìm hiểu các phương pháp chữa, cách phòng kiết lỵ đúng trong bài viết này nhé!

1 Kiết lỵ là gì?

Tình trạng trẻ bị nhiễm trùng đường ruột do một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra được gọi là bệnh kiết lỵ. Khi mắc phải bệnh này, trẻ sẽ bị đi đại tiện liên tục kèm theo dịch nhầy, máu trong phân. Đây là bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh về nhiễm trùng đường ruột

2 Các loại bệnh kiết lỵ trẻ thường bị

Có 2 loại kiết lỵ chính mà trẻ em thường gặp:

  • Kiết lỵ amip: Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, trong phân sẽ có nhiều chất nhầy giống như đờm kèm máu mủ. Thông thường với kiết lỵ amip, trẻ bị sốt nhẹ hoặc không sốt, bụng đau quặn theo từng cơn và xuất hiện cảm giác cơ thể bị ớn lạnh.
  • Kiết lỵ trực trùng: Biểu hiện thường thấy đầu tiên ở những trẻ mắc kiết lỵ trực trùng là đi ngoài nhiều lần và trong phân có nhầy máu mủ. Ngoài ra, trẻ có thêm các dấu hiệu khác như sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước và đau rát hậu môn.

3Trẻ bị kiết lỵ có biển hiện gì?

Khi mắc bệnh kiết lỵ trẻ thường có các biểu hiện như sau:

  • Đi ngoài nhiều lần: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ mắc bệnh, số lượng đi ngoài của bé diễn ra nhiều lần trong ngày (ít nhất 5 lần/ngày). Trẻ luôn muốn đi ngoài sẽ có xu hướng không muốn rời bồn cầu hoặc có thể đòi ngồi bô liên tục giống cảm giác mót rặn ở người lớn.
  • Đau bụng: Rối loạn tiêu hoá xảy ra khi trẻ bị kiết lỵ do đó bụng sẽ đau quặn mỗi lần đi đại tiện. Đồng thời do phải đi ngoài nhiều lần và đôi khi còn đi ra nhầy máu, trẻ còn có biểu hiện đau rát hậu môn.
  • Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi, bọt hơi:  Các dấu hiệu ra xảy ra do khi mắc phải kiết lỵ ruột tiết ra nhiều nước và điện giải hơn lượng ruột hấp thụ. Niêm mạc ruột bị tổn thương có thể dẫn đến chất nhầy được tiết nhiều hơn bình thường, kèm theo máu theo phân ra ngoài.
  • Trẻ mệt mỏi và trẻ quấy khóc đêm: Biểu hiện quấy khóc thường diễn ra trước khi đại tiện, đại tiện xong thì trẻ mới giảm đau bụng và quấy khóc. Một vài trường hợp nặng hơn là hôn mê li bì do mất nước nặng, do đó ba mẹ cần chú ý những dấu hiệu của kiết lỵ để có giải pháp kịp thời.

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Trẻ bị kiết lỵ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày

4 Nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ?

Nguyên nhân kiết lỵ amip

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ amip ở trẻ hầu hết xảy ra khi trẻ ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm phân có chứa trứng Entamoeba. Bệnh kiết lỵ trầm trọng thường phổ biến ở các trẻ:

  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
  • Trẻ đang điều trị thuốc chứa corticosteroid
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ mắc bệnh ung thư

Nguyên nhân kiết lỵ trực trùng

Kiết lỵ trực trùng do vi khuẩn Shigella gây ra. Trẻ rất dễ mắc kiết lỵ bởi một trong những nguyên nhân sau:

  • Trẻ không rửa tay hoặc rửa tay không kỹ sau khi đi vệ sinh
  • Trẻ chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi khuẩn sau đó lại dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng
  • Trẻ ăn phải thức ăn đã bị nhiễm khuẩn
  • Trẻ uống phải nước hồ hoặc sông khi bơi dẫn đến nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn Shigella có thể vẫn tồn tại trong phân người từ 1 - 2 tuần kể cả khi đã hết triệu chứng bệnh. Theo đó, cha mẹ nên cho trẻ vệ sinh nghiêm ngặt để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác. Ngoài môi trường ở nhà, các đợt bùng phát Shigella có thể xảy ra tại cộng đồng nhỏ như trường học, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng.

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Vệ sinh cá nhân (rửa tay, tắm, ...) không sạch khiến trẻ bị kiết lỵ

5 Cách điều trị bé bị kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và gặp nhiều phiền phức. Với những trẻ có sức đề kháng tốt, việc điều trị bệnh khá đơn giản và sẽ không gặp phải các vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị bệnh ở mức độ nặng hoặc phụ huynh tự ý mua thuốc, thử nghiệm các phương pháp dân gian hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bố mẹ nghi ngờ hoặc chắn chắn các triệu chứng bệnh là do kiết lỵ thì nên ngay lập tức tìm tới các cơ sở y tế uy tín để xác định bệnh. Theo đó, các bác sẽ chỉ định làm các xét nghiệm máu và chất thải để đưa ra kết quả chính xác nhất. Đồng thời, bác cũng sẽ cho các loại thuốc chỉ định phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán chính xác trẻ bị kiết lỵ

Để cải thiện bệnh kiết lỵ không tiến triển nặng và mau chóng khỏi, mẹ nên năm một số lưu ý dưới đây:

  • Đồ ăn cho trẻ hoặc mẹ đang cho con bú phải được làm sạch sẽ và nấu chín chứ không dùng đồ ăn tái, sống
  • Không sử dụng đồ ăn tái, sống cho trẻ bị kiết lỵ
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại có nhiều chất xơ, dầu mỡ vì chúng có thể gây khó tiêu hoá hoặc đau rát cho trẻ khi bị đại tiện.
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ không ăn quá no
  • Không ăn muộn vào tối trước khi ngủ
  • Các loại thực phẩm như: Gạo nếp, gạo tẻ, đại mạch, mì, đậu cove, củ mài, đậu non, hạt sen (cháo hạt sen cho bé), đậu xanh,... có tác dụng giúp trẻ dễ tiêu hoá và giảm tình trạng phân lỏng.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng từ rau củ dưới dạng nước ép (Chuối, táo,...).
  • Sử dụng sữa chua, sữa hạt có chứa hàm lượng cao các chất lợi khuẩn Probiotic có tác dụng cải thiện sức khỏe ruột kết.
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên để tránh gây tình trạng mất cơ thể do đi ngoài quá nhiều lần. Tốt nhất nên sử dụng Oresol có tác dụng giúp bổ sung nước và hồi phục sức khỏe nhanh.

6 Đường lây lan làm trẻ bị kiết lỵ

Sử dụng thức ăn, đồ uống không sạch, không hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ. Trẻ có thể bị nhiễm từ các nguồn như thức ăn, đồ uống, rau quả,... bị ô thiu. Bên cạnh đó, các loài động vật như chó, mèo, ruồi,... cũng có thể mang mầm bệnh gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ.

Ngoài những con đường trên ra, trẻ dùng tay bẩn bốc thức ăn cũng là cơ hội cho các vi trùng gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý không để cho trẻ dùng tay bốc đồ ăn.

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Các loại thú cưng có thể mang mầm bệnh gây kiết lỵ

7 Biến chứng của bệnh kiết lỵ ở bé

Bệnh kiết lỵ trầm trọng là điều không ai muốn bởi chúng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ và thường phổ biến ở những trẻ có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Những biến chứng tiềm ẩn của bệnh kiết lỵ có thể kể đến như:

  • Mất nước: Nếu không chú ý bù đủ lượng nước do thường xuyên bị tiêu chảy và nôn mửa dẫn đến mất nước trầm trọng. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mất nước có thể nhanh chóng trở nên nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm khớp nhiễm trùng tích cực (PIA): Đây là bệnh về nhiễm trùng khớp do nhiễm trùng Shigella gây ra. Các triệu chứng bệnh với các biểu hiện như đau khớp, viêm và cứng khớp.
  • Hội chứng tan máu urê huyết: Đây là một tình trạng liên quan đến viêm và tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận. Biến chứng này khá hiếm gặp và cũng do nhiễm trùng Shigella gây ra.

Bố mẹ không nên chủ quan với những biến chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín trẻ sẽ được cải thiện bệnh sớm hơn.

8 Lưu ý khi trẻ bị kiết lỵ

Bé bị kiết lỵ không nên ăn gì?

Bé bị kiết lỵ nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng các thực phẩm nhiều bã như rau hẹ, rau cần hành tây, giá đậu,.... Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ hạn chế ăn thịt, thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng... Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: thức ăn nhanh, quẩy, nhân đào hạt, lạc.

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Trẻ bị kiết lỵ không nên sử dụng thức ăn nhanh

9Bé bị kiết lỵ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh

Do còn đang bú sữa mẹ hoàn toàn nên mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú và bú nhiều hơn, lâu hơn. Song song với đó mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn của mình vì chúng có tác động rất lớn đến quá trình tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng cho con. Thời gian này mẹ cần bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, chất đạm,...

Trẻ đang tập ăn

Mẹ nên ưu tiên món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như cháo, súp, canh,… Các thực phẩm như gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove,… cũng giúp dễ tiêu và hạn chế đi lỏng. Hãy cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa.

Bổ sung rau quả tươi là rất cần thiết trong chế độ ăn cho trẻ. Theo đó, mẹ nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống. Ngoài ra, hãy bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào chế độ ăn như tỏi, lá chè, ngó sen,… hoặc mẹ cũng có thể chế biến một vài món ăn dân gian có thể chữa trị kiết lỵ như lá mơ lông trứng gà, canh rau sam, cháo rau dền,…

10 Đôi lời từ AVAKids

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em rất hay gặp tuy nhiên với các phương pháp phòng tránh và điều trị ở trên, AVAKids tin rằng mẹ giúp bé khỏi bệnh kiết lỵ nhanh chóng và đúng cách.

Vân Anh tổng hợp

Nhật Quang đã kiểm duyệt

Xem thêm:

  • Trẻ hoàn toàn không thể mắc quai bị lần thứ hai. Xem ngay giải thích tại bài viết này!
  • Triệu chứng bị cúm của trẻ em không giống với người lớn. Phân biệt tại đây!
  • Cai sữa đêm cho bé hoàn toàn không cần thiết nếu mẹ không muốn. Click ngay