Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Trưởng phòng Đào tạo Nguyễn Thị Thìn tự hào cho biết,Nguyễn Phạm Ngọc Trinhlà thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc đầu tiên của Học viện Ngoại giao (tính từ năm 1993 khi còn là Trường Ngoại giao, tiền thân của Học viện Ngoại giao). Em có điểm học tập toàn khoá là 3,81/4, điểm rèn luyện xuất sắc, đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi diễn án luật trong nước, quốc tế

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Thủ khoa xuất sắc đầu tiên của Học viện Ngoại giao Nguyễn Phạm Ngọc Trinh.

Sinh ra trong gia đình bố mẹ là cán bộ, Ngọc Trinh mạnh dạn rời quê An Giang ra Hà Nội học tập. Em thi vào Học viện Ngoại giao, khoa Luật quốc tế với mơ ước “trở thành đại diện của Việt Nam ở trường quốc tế”.

Với khả năng tự học từ bé, Trinh không gặp khó khăn khi bước vào môi trường đại học đòi hỏi tính tự giác trong nghiên cứu cao. Luôn tập trung cao độ để nhớ hết kiến thức trên lớp, thời gian còn lại của ngày, em đọc thêm các tài liệu trong nước, quốc tế. Với Trinh việc đọc, học không phải là bắt buộc, vì mục tiêu đạt điểm cao mà chỉ đơn giản là yêu thích.

Khi là sinh viên năm 2, Ngọc Trinh tham gia cuộc thi quốc gia Diễn án Luật Nhân đạo Quốc tế do Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế tổ chức và giành giải Ba. Năm 2014, em là trưởng đoàn của Học viện Ngoại giao, cũng là đoàn duy nhất của Việt Nam được chọn vào top 10 đội thi xuất sắc nhất, sang Tokyo tham dự cuộc thi quốc tế Diễn án Luật Quốc tế Cúp châu Á do Bộ Ngoại giao Nhật Bản tổ chức. Ở cuộc thi Diễn án Luật Môi trường Quốc tế tại Philippines (năm 2015), đội 2 người của Trinh lọt vào tứ kết sau nhiều trận “tranh tụng” gay cấn.

Nữ sinh quê miền sông nước cho biết, mỗi lần tham gia kỳ thi như thế, em phải nghiên cứu cả thùng tài liệu, chưa kể khối lượng phán quyết quốc tế xem ngay trên Internet chứ không in ra. “Lần sang Nhật Bản, chúng em vấp phải đề tài liên quan đến luật đầu tư, luật môi trường mà cả đội chưa được học. Vì thế, nhiều đêm em phải thức trắng để đọc tài liệu, tìm ra nội dung quan trọng để sau đó phân công công việc cho các thành viên còn lại nghiên cứu kỹ hơn và trao đổi với nhau để hoàn thành bài viết cuối”, Trinh kể.

Mỗi cuộc thi, các em phải vừa vào vai luật sư của bên nguyên và bên bị để tranh tụng trước toà với một đội khác. Do đó khi vắt óc nghĩ ra được luận điểm, có luận cứ hay nào thì đồng thời các em cũng phải tìm ra luận điểm tốt để chống lại.

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Nguyễn Phạm Ngọc Trinh tại cuộc thi Diễn án Luật môi trường quốc tế tại Philippines.

Ở cuộc thi diễn án Luật môi trường quốc tế tại Philippines, nữ thủ khoa kể, không khí thi đấu căng thẳng đến nghẹt thở. Thay vì đấu 2-3 trận như ở Nhật, mỗi đội phải tranh tụng liên tục 5-6 trận, giữa có vài phút nghỉ ngơi. Đối thủ của đội Ngọc Trinh là các đoàn đến từ hai đại học đào tạo về luật hàng đầu của Phillippines. Toà cũng đưa ra nhiều câu hỏi hóc búa làm khó đội thi.

“Căng thẳng, áp lực nhưng em lại được toà khen là để lại ấn tượng tốt bởi cách lập luận sáng tạo. Đội em được vào vòng tứ kết cùng 3 đội còn lại đều của nước chủ nhà Philippines, các nước khác bị loại”, nữ sinh Học viện Ngoại giao kể lại.

Dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu để tham gia các cuộc thi nhưng kết quả học tập trên lớp của Ngọc Trinh vẫn thuộc hàng top của khoa, trường. 6/7 kỳ học tại Học viện, em đều đạt được học bổng cho sinh viên giỏi – xuất sắc của trường và nhận nhiều giấy khen. Kết thúc kỳ học đầu năm thứ 4, nữ sinh An Giang đã bảo vệ xong khoá luận tốt nghiệp, hoàn thành việc học ở trường. Em sau đó được Học viện Ngoại giao chọn là một trong 4 sinh viên tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại Đại học New South Wales, Australia. Trở về Việt Nam, Trinh được vinh danh thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc đầu tiên của trường.

“Ngọc Trinh được các giảng viên khoa Luật quốc tế ví như cỗ xe tăng Đức bởi sự mạnh mẽ và ý chí quyết tâm vượt mọi khó khăn để lao thẳng đến đích. Trinh đam mê học tập, sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết để học hỏi những vấn đề yêu thích. Ở em ấy có sự tập trung học tập một cách rất tự nhiên, cuốn hút được các bạn khác theo và làm giảng viên yêu thích”, Trưởng khoa Luật quốc tế Phạm Lan Dung nhận xét.

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Nguyễn Phạm Ngọc Trinh nhận bằng khen trong lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm 2015 của Hà Nội.

Từng giảng dạy thủ khoa Ngọc Trinh nhiều năm, TS Dung rất ấn tượng nhất với tính cách thẳng thắn, chân thành, làm việc nghiêm túc của nữ sinh. Cô cười nhớ vẻ “đáng yêu” của học trò nhận ra bản thân đã nói quá to, không kìm chế được khi say sưa tranh luận vấn đề nào đó. Sự nhiệt tình trao đổi ý kiến, sẵn sàng nêu quan điểm mà không sợ sai, luôn nghiêm túc đọc trước tài liệu về nội dung học… của Trinh cũng là đức tính khiến TS Dung và nhiều giảng viên yêu quý.

Không lựa chọn con đường vào làm việc ở các công ty luật nước ngoài như nhiều bạn bè, Ngọc Trinh xin ở lại trường để “truyền lửa” cho sinh viên khoá dưới. Hiện em làm trợ giảng tại khoa Luật quốc tế, trực tiếp hướng dẫn các đội thi diễn án luật. Tương lai không xa, thủ khoa Ngọc Trinh muốn đi nước ngoài học cao hơn và trở thành đại diện của Việt Nam ở trường quốc tế.

Quỳnh Trang

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Rạng rỡ sinh viên Học viện Ngoại giao

Giai thoại về “những cái chết không báo trước”

Đây là những trải nghiệm hoàn toàn chân thực của mọi sinh viên Ngoại giao trước mỗi kỳ thi. Việc học tập và thi cử, đặc biệt vào những mùa cao điểm dường như đã trở thành nỗi “ác mộng” với hầu hết sinh viên các khóa. Đến nỗi các bạn đã phải “hài hước” gọi đó là những cái chết không báo trước, lập cả group và fanpage trên Mạng xã hội để chia sẻ cho nhau cách sống sót qua mùa thi.

Đạt được điểm 7 ở Học viện Ngoại giao cũng đã là một niềm tự hào không nhỏ, đặc biệt dưới thời cô Nguyễn Thị Thìn còn đang là Trưởng phòng Đào tạo, kỳ thi tại DAV đúng là kỳ thi không một tiếng động, không thể gian lận vì hình phạt dành cho những “thiên tài bất hảo” là rất cao.

Với việc học tập nghiêm túc, cường độ cao, mỗi khi sinh viên Ngoại giao nghe thấy tên các Thầy Ngô Duy Ngọ, Nguyễn Văn Lịch, Đỗ Sơn Hải, cô Phạm Lan Dung, Lý Vân Anh, Nguyễn Thị Tuyết Nhung hay thầy Lý Văn Bình, Nguyễn Đồng Anh thì đã phải dè chừng để học tập cho nghiêm túc.

Thay vì làm bài kiểm tra truyền thống trên giấy, các bạn phải thi vấn đáp 80 câu chỉ ôn trong 2 tuần, làm bài thuyết trình, lấy phiếu khảo sát đưa vào các đề tài tiểu luận hoặc vào vai các chính khách cấp cao trong các hội nghị, phiên toà quốc tế giả định, ngồi trên bàn đàm phán ngoại giao song phương và đa phương.

Hay kể cả khi sinh viên được thi đề mở, cũng vô cùng hoang mang vì thầy cô ra đề quá “hiểm hóc”, đòi hỏi các bạn phải vận dụng toàn bộ kiến thức nghe được trên lớp và tư duy lý luận của mình qua những tài liệu nghiên cứu thêm mới may mắn lấy được điểm 7, điểm 8.

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Sinh viên Ngoại giao tại các Phiên họp giả định mô hình Liên hợp quốc

Thay vì học Ngôn ngữ theo phương pháp giao tiếp và trau dồi ngữ pháp, sinh viên thường xuyên phải nghe và dịch các tin tức thời sự chính luận trên CNN, BBC và tóm tắt trong vòng “5 nốt nhạc”.

Đó là lý do mà 100% sinh viên khi ra trường đều có trong tay chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên, cộng thêm một môn ngoại ngữ tự chọn. Tuy tỷ lệ sinh viên đạt loại xuất sắc ở Ngoại giao cực kỳ hiếm nhưng ai cũng khẳng định việc học ở môi trường này là thực chất, là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ.

Ai cũng có thể khẳng định chưa bao giờ có 2 chữ tiêu cực trong việc dạy và học tại Học viện vì những “Nhà giáo Ngoại giao”, họ xuất thân là những cán bộ đối ngoại, có khối kiến thức và trải nghiệm sâu sắc, khả năng ngoại ngữ đáng nể.

Bên cạnh công việc tại Bộ Ngoại giao, các thầy cô dành phần lớn thời gian cho công tác giảng dạy và phát triển hoạt động của Học viện dựa vào tâm huyết và kỳ vọng cho những thế hệ tương lai.

Phải luôn tự vấn - mình sống vì điều gì?

Ngoài việc học hành nghiêm túc thì việc "xây dựng hình ảnh sinh viên Ngoại giao trong lòng công chúng" luôn được nhà trường chú trọng và coi đây là việc rèn luyện kỹ năng bắt buộc để trở thành nhà ngoại giao.

Ngay từ khi bước chân vào trường, sinh viên đã phải thấm nhuần tư tưởng đó là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh việc học tập. Các thế hệ sinh viên, đặc biệt từ khoá 25 trở lại đây luôn ý thức được việc rèn luyện bản thân theo 3 phương châm: "1. Phải giỏi ngoại ngữ; 2. Phải am hiểu tình hình chính trị trong nước và quốc tế; 3. Phải tự tin trong diễn thuyết và có tư cách tác phong chuẩn mực".

Khẩu hiệu này làm các thế hệ sinh viên luôn nhớ đến cô Trần Thị Thu Hà – Nguyên Trưởng phòng CTCT&QLSV và cô Đỗ Tư Hiền – Nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện như những người thắp lửa, truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên.

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Cô Trần Thị Thu Hà và cô Đỗ Tư Hiền, cô Nguyễn Thị Thìn

Những lời nhắc đã trở thành kim chỉ nam cho các bạn như "Sinh viên bây giờ ít người phải vượt khó mà nhiều người phải vượt sướng" hay "Lý tưởng của bất cứ ai, không chỉ của một nhà ngoại giao là mỗi buổi sáng thức dậy, phải luôn tự vấn - mình sống vì điều gì?".

Thay vì hô hào các khẩu hiệu, cô Tư Hiền thường dành thời gian cùng sinh viên thực hiện các chương trình có ý nghĩa thiết thực hơn trong các CLB như CLB Tình nguyện, Nhóm bút DAV, CLB Khiêu vũ DDC, CLB Lễ tân Ngoại giao, cùng sinh viên dấn thân trong các công tác mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi.

Thay vì chạy theo phong trào đơn thuần, cô Hà mạnh dạn thay đổi các nội dung của các cuộc thi định hướng trang bị kỹ năng cho các nhà ngoại giao chuyên nghiệp như: Cuộc thi Tìm kiếm Thủ lĩnh Sinh viên Ngoại giao – DAV’s Leaders, nay đã trở thành chất riêng của Học viện, được nhân rộng mô hình tại nhiều nơi.

Mỗi sinh viên đều có cơ hội thể hiện khả năng tổ chức, quản lý và khả năng tranh biện, đàm phán, tập hợp lực lượng thông qua các phần thi rất kịch tính như "vận động hành lang" và "xây dựng hình ảnh người lãnh đạo trong khoá" theo cơ chế bầu cử Tổng Thống Mỹ. Thay vì chỉ tổ chức cuộc thi Nét đẹp sinh viên, các cô tổ chức thêm các nội dung thi với các phần câu hỏi ứng xử liên quan đến tình hình an ninh, kinh tế, chính trị quốc tế hoặc thuyết trình, hùng biện bằng ngoại ngữ, thể hiện tài năng thông qua thực hành tổ chức các hoạt động lễ tân ngoại giao. Còn các chương trình dã ngoại được biến hành các buổi thực hành về kỹ năng làm việc nhóm và có báo cáo, thuyết trình về cảm nhận của mỗi sinh viên sau chuyến đi.

Ngoài việc được rèn luyện sức khoẻ, sinh viên còn được vừa học võ, vừa học đạo miễn phí thông qua CLB Vovinam DAV dưới sự dẫn dắt của Thầy Lê Hải Bình - nguyên là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hiện là Phó Giám đốc Học viện.

Mỗi khi nhớ tới Thầy, mỗi môn sinh đều nhớ tới hình ảnh người thầy bận rộn với trọng trách làm công tác đối ngoại nhưng luôn dành thời gian về Học viện mỗi buổi chiều cùng luyện võ và chia sẻ chuyện nghề làm báo chí, chuyện đối thoại về ngành ngoại giao, trở thành một giai thoại thần tượng trong lòng sinh viên nhiều thế hệ.

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Hình ảnh cô Hà và thầy Bình luôn gắn liền với sinh viên Học viện Ngoại giao

Có lẽ chỉ sinh viên Ngoại giao mới có những đặc quyền thường xuyên được giao lưu, đối thoại với các chính khách, chính trị gia nổi tiếng như Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Nguyên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton...

Với sự rèn luyện nghiêm khắc từ các thầy cô đã tạo cho sinh viên một tác phong chuẩn mực, bản lĩnh chính trị vững vàng, tự tin hoàn thành tốt trách nhiệm khi phục vụ các Hội nghị quốc tế quan trọng như APEC, IPU123, ARF,…

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Sinh viên Ngoại Giao thể hiện bản lĩnh trong các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng

Hạnh phúc được làm việc với sinh viên

Đã qua 40 thế hệ sinh viên Ngoại giao trưởng thành, đặc biệt nhiều thế hệ trẻ gần đây đã đạt được những thành công nhất định. Mỗi lần nhắc đến hình ảnh những người thầy cô thân thương, các anh chị lại ánh lên niềm tự hào.

Anh Hoàng Minh Hiếu, đang công tác tại Thành Đoàn Hải Phòng, cựu sinh viên K36 vẫn nhớ khi mùa thi gần kề, cô Hà lúc đó lại lên tận từng phòng KTX hối thúc sinh viên ôn tập, sắp xếp trật tự ngăn nắp để tạo dựng lối sống lành mạnh cho các bạn.

Các thầy cô trong phòng Quản lý sinh viên thì lúc nào cũng quan tâm và hỗ trợ học bổng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Anh Trần An Huy – cựu sinh viên K37 hiện là BTV nổi tiếng của VTV lại kể về cô Hiền như một người chị cả, luôn xông xáo cùng làm cùng ăn với các bạn trong các sự kiện và những mùa tình nguyện.

Và nhiều cựu sinh viên phải công nhận rằng chỉ ở Học viện Ngoại giao, mới có triệu tập họp phụ huynh, mới có nhiều hoạt động định hướng, tạo cơ hội công bằng cho mọi sinh viên.

Hiện nay, nhiều thầy cô đã không còn công tác tại Học viện, như thầy Đỗ Sơn Hải, được bổ nhiệm vị trí Tham tán công sứ ĐSQ Việt Nam tại Nauy, cô Trần Thị Thu Hà đã chuyển công tác về giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thông tin và Công nghệ Quốc gia, cô Nguyễn Thị Thìn đã được bổ nhiệm làm Tham tán công sứ ĐSQ Việt Nam tại Đức, cô Đỗ Tư Hiền nhận nhiệm vụ làm cán bộ lãnh sự ĐSQ Việt Nam tại HongKong và nhiều các thầy cô giáo cũ tuy không còn giảng dạy, nhưng luôn dõi theo và chỉ dạy sinh viên qua các hoạt động học tập và phong trào rèn luyện.

Nguyễn Thị Thìn Học viện Ngoại giao

Thầy và trò Học viện Ngoại giao trong lễ khai giảng năm học 2017-2018

Trên các diễn đàn của cựu sinh viên hiện nay vẫn ghi nhận sự đồng hành không ngắt quãng của các thầy cô. Theo chia sẻ của các thầy cô thì hạnh phúc của họ chính là việc được sống và làm viêc với một cuộc đời thật ý nghĩa bên cạnh các bạn sinh viên thân yêu.

Nhân ngày của những người thầy cao quý, hãy để cho các thế hệ cựu sinh viên Ngoại giao được tri ân và nhớ về các thầy cô như những nhà giáo Ngoại giao đầy tâm huyết và tài hoa.

An Hưng