Nhân dân Việt Nam có truyền thống thờ cúng Hùng Vương là gì

Nhân dân Việt Nam có truyền thống thờ cúng Hùng Vương là gì
Nghi thức rước kiệu của nhân dân các xã, thị trấn thuộc vùng ven Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm 2017. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Đây là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng và cũng là lần đầu tiên UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Tổ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã khẳng định là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, là điểm hội tụ tâm linh của người Việt. Những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được cộng đồng người Việt gìn giữ, bảo vệ, trao truyền và phát huy trong đời sống đương đại.

Nhân lên giá trị đạo đức truyền thống

Hàng nghìn đời nay, truyền thống thờ Tổ tiên bắt nguồn từ việc biết ơn đối với cha mẹ, ông bà nên trong mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên, đến thờ Tổ của dòng họ, thờ thành hoàng làng ở từng làng xã, đến cấp độ cao hơn là thờ chung một ông Tổ - Vua Hùng.

Theo ông Nguyễn Tiến Khôi, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước đã tạo lập ra một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, tất cả người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng là vị vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Bằng chứng sinh động để khẳng định Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là hơn 90 triệu con Lạc cháu Hồng sinh sống trên dải đất hình chữ S đã lập tới hơn 1.400 di tích thờ Hùng Vương và vợ con, tướng lĩnh thuộc thời đại Hùng Vương. Riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 345 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, trong đó có 249 di tích đang thờ tự (gồm cả Khu di tích lịch sử đền Hùng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 37 di tích cấp quốc gia, 135 di tích xếp hạng cấp tỉnh…) và 93 di tích chỉ còn là phế tích.

Từ thực tế cho thấy, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tồn tại và phát triển trong cuộc sống cộng đồng người Việt hàng ngàn năm nay. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ thể hiện trong đời sống văn hóa tâm linh và đức tin của người Việt vào các vị thánh thần bảo hộ mà còn trở thành đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" biết ơn những bậc tiền nhân có công dựng nước.

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Phú Thọ Nguyễn Tiến Khôi cho hay, ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một loại sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt. Xuất phát từ thực tế đó, từ triều đại phong kiến độc lập tự chủ trước đây và thời hiện tại, Nhà nước rất quan tâm đến việc tôn thờ, tôn vinh các Vua Hùng. Bằng chứng là đền Hùng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng là nơi thờ tự Tổ chung của cả dân tộc.

Ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 cho biết, đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương từ bao đời nay đã ăn sâu vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt. Đây là điểm hội tụ tâm linh, hội tụ bản sắc văn hóa độc đáo và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Cũng chính vì thế, hằng năm, vào dịp Giỗ Tổ Vùng Vương, hàng triệu đông bào cả nước lại nối theo nhau về đền Hùng, một trong những điểm trung tâm của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thực hiện nghi lễ tín ngưỡng đó là được thắp một nén hương thơm tưởng nhớ Vua Hùng,cầu cho người người được bình an, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc…

Bên cạnh đó, về với Đền Hùng, mỗi người Việt Nam còn hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của hai chữ “đồng bào”. Từ đó có sức mạnh của ý chí cộng đồng, của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Suy rộng ra, sự gắn kết cộng đồng xuất phát từ nguồn cội, do đó, là người Việt Nam dù ở đâu, trong Nam, ngoài Bắc, miền ngược hay miền xuôi, người kinh hay người dân tộc thiểu số đều là con một nhà trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Như vậy, có thể thấy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sức mạnh của tinh thần cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc.

Gắn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với phát triển kinh tế

Từ thực tiễn cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch trong nước và quốc tế thời gian qua, có thể khẳng định: Phát triển du lịch chính là tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Mặt khác, để du lịch phát triển bền vững, hiệu quả, phải dựa trên nền tảng văn hóa, phải vì mục tiêu văn hóa và phát triển văn hóa vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương.

Theo ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, trong sự nghiệp phát triển của xã hội thời hiện đại, các giá trị văn hóa càng có ý nghĩa và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương mà dạng thức cụ thể, sinh động nhất là lễ hội đền Hùng đang là sản phẩm độc đáo, đặc biệt của kinh tế du lịch, vừa là tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và có giá trị.

Ông Nguyễn Đắc Thủy cho biết thêm, bản chất của du lịch là văn hóa (nhất là văn hóa tâm linh), nhu cầu du lịch là do văn hóa quyết định. Bản thân lễ hội đền Hùng đã mang một ý nghĩa to lớn, một giá trị văn hóa sâu sắc, độc đáo, vì vậy, có sức lôi cuốn và mời gọi mãnh liệt tới cộng đồng dân cư.

Hằng năm, Khu di tích Lịch sử đền Hùng đón 6 - 8 triệu du khách tham dự lễ hội Hùng Vương và tham quan Khu di tích. Đây là yếu tố thuận lợi cho ngành du lịch khai thác tiềm năng và phát triển. Xét ở góc độ này, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và hấp dẫn, là sản phẩm du lịch văn hóa đặc biệt của ngành du lịch.

Ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu Di tích lịch sử đền Hùng cho biết, Ban quản lý Khu di tích đang đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, độc đáo của khu di tích; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, thu hút du khách về đền Hùng; chủ động trong việc kết nối đền Hùng với các tuyến, điểm di tích trong tỉnh. Cùng với đó là xây dựng và tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm, các sản phẩm du lịch học đường, giáo dục truyền thống lịch sử cội nguồn; tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đa dạng mặt hàng lưu niệm, xây dựng môi trường du lịch sinh thái, đảm bảo văn hóa, văn minh trong khu vực di tích nhằm kích cầu du lịch.

Phát huy giá trị du lịch của di sản nói chung cũng như di sản văn hóa Hùng Vương nói riêng là phương cách hữu hiệu cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để củng cố bản sắc văn hóa, tạo ra thu nhập và việc làm, giúp cộng đồng gìn giữ kinh nghiệm, tri thức dân gian, tập tục truyền thống... Tỉnh Phú Thọ đang có trong mình di sản văn hóa Hùng Vương quý báu của dân tộc, đó là nền tảng tinh thần, cũng là động lực cho sự phát triển đi lên của vùng đất Tổ. Việc phát triển kinh tế du lịch của địa phương thông qua hoạt động khai thác giá trị du lịch của di sản là rất cần thiết, là nhu cầu, xu thế không chỉ cho phát triển lợi ích kinh tế mà còn cho việc bảo tồn di sản dân tộc./.

Theo TTXVN

Nhân dân Việt Nam có truyền thống thờ cúng Hùng Vương là gì

Con Lạc cháu Hồng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2019.

(baophutho.vn) - Nhiều năm qua, Phú Thọ đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa bền vững, tạo nên một vị thế mới, một tầm nhìn chiến lược trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO vinh danh là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ” tiếp tục được lan tỏa,  khẳng định sự đoàn kết cùng những nỗ lực, cố gắng của tỉnh Phú Thọ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên quê hương Đất Tổ. 

Trong di sản văn hóa dân tộc, Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính, tri ân.  Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung một cội nguồn. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của cả dân tộc. Đây chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, trường tồn và không ngừng phát triển. Từ ngàn đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng các Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, còn có rất nhiều đình, đền, miếu… thờ cúng Hùng Vương, vợ con và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trong tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, Đền Hùng luôn được các triều đại và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ Quốc Tổ. Từ khi nước nhà được độc lập, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đặc biệt quan tâm tới việc thờ tự các Vua Hùng, đầu tư tu bổ, tôn tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng khang trang hơn, xứng tầm là nơi thờ tự tổ tiên chung của dân tộc.  Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành biểu tượng tôn kính, thiêng liêng, quy tụ và gắn bó người dân đất Việt. Niềm tự hào, tôn kính ấy càng được nhân lên khi UNESCO chính thức thông qua quyết định công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 6/2/2012), trở thành di sản đầu tiên ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Đền Hùng gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cao nhất của người Việt. Hàng năm, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng lại đón hàng triệu lượt đồng bào về viếng Mộ Tổ, tri ân công đức tổ tiên. Cùng với đồng bào trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài vẫn luôn thành tâm hướng về nguồn cội. Đó là lý do vì sao ý tưởng tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu (từ năm 2015) đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của xã hội với mong muốn trở thành ngày đại đoàn kết dân tộc và tôn vinh giá trị Việt, để người Việt ở khắp 5 châu cùng hướng về nguồn cội. 

Nhân dân Việt Nam có truyền thống thờ cúng Hùng Vương là gì


Những đào Xoan nhí của thành phố Việt Trì biểu diễn hát Xoan, góp phần gìn giữ và lan tỏa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong cộng đồng. 

Từ năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Phú Thọ chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Ban Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam cũng quyết định không tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu trên môi trường thực tế - tức Lễ Giỗ Tổ tập trung để chuyển sang tổ chức trên không gian mạng internet với tên gọi “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu online”. Năm nay cũng vậy, do dịch bệnh COVID-19 nên UBND tỉnh tiếp tục điều chỉnh nhiều nội dung song vẫn đảm bảo tổ chức phần lễ trang nghiêm, thành kính, an toàn, tiết kiệm, mang tính cộng đồng sâu sắc. Các địa phương trong tỉnh nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương tổ chức dâng hương theo nghi lễ truyền thống cùng thời gian tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ dâng hương tại Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh.  Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021 chỉ tổ chức một số hoạt động lễ chính gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ được tổ chức vào ngày 17/4/2021 (tức mùng 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” bắt đầu 8 giờ ngày 21/4/2021 (tức mùng 10/3 âm lịch); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn các huyện, thành, thị. Tùy từng điều kiện, các cá nhân, đơn vị có thể tổ chức các đoàn dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, song phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch.  Ban Tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu - 2021, cũng khuyến khích nhân dân trong tỉnh và đồng bào cả nước tiếp tục thực hiện “mâm cơm tri ân” do gia đình tự chuẩn bị, đảm bảo trang nghiêm, đầm ấm để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên vào ngày 10/3 âm lịch. Bên cạnh tổ chức phần lễ, tại thành phố Việt Trì sẽ diễn ra các nội dung như thi bơi chải mở rộng tại hồ Công viên Văn Lang (ngoài các đội chải tại TP Việt Trì có mời thêm các đội chải ở các huyện trong tỉnh tham dự) và bơi chải truyền thống trên sông Lô; tổ chức các hoạt động Hát Xoan, gói bánh chưng, giã bánh giầy cùng một số hoạt động văn hóa phù hợp khác trên địa bàn thành phố và Khu Di tích lịch sử Đền Hùng để phục vụ nhân dân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Phú Thọ cũng phối hợp, hỗ trợ một số nghi thức, hiện vật để UBND thành phố Cần Thơ khánh thành và đưa vào hành lễ Đền thờ Vua Hùng tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ vào dịp Giỗ Tổ năm nay.  Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu là sự tiếp nối truyền thống, tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước, nhất là năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.  

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết, để mỗi người dân Phú Thọ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung tự hào về nền văn hóa mà ông cha để lại, đồng thời có trách nhiệm gìn giữ những tài sản vô giá đó, để Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan Phú Thọ cũng như sắc màu văn hoá vùng Đất Tổ mãi trường tồn cùng đất nước.