Tác giả - Tác phẩm

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những áng thơ của ông đều hướng về tình yêu quê hương, đất nước. Để hiểu thêm và cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mời bạn cùng theo dõi bài viết này!

  • Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
  • Màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình
  • Đất nước - Dáng hình của nhân dân
Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

1. Tiểu sử

Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng). Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân.

Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ,... cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ.

Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1975. Sau 1975, ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Ông có mặt trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Năm 1995, ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và từ tháng 11 năm 1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin. Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001 2006).

Hiện nay, ông đã nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

2. Phong cách sáng tác

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vì ông là người trực tiếp tham gia trong trận chiến với đế quốc Mỹ thế nên thơ của ông rất chân thật và giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt là cảm xúc vô cùng sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình. Là một người có ý thức và trách nhiệm với đất nước, thế nên những câu thơ ông sáng tác thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người công dân, người lính với đất nước.

Tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm có bài thơ Đất nước, với một giọng điệu thơ mang đậm màu sắc dân tộc, sâu lắng cùng với những giải bày về tâm tư của tác giả. Ông đã vẽ lên một Đất nước vô cùng vĩ đại nhưng không kém phần giản dị và thân thương. Đó là đất nước của tất cả chúng ta, bài thơ khẳng định vai trò to lớn của Đất nước đối với mỗi con người. Những áng thơ vô cùng trong trẻo ấy thể hiện được tinh thần yêu quê hương đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đây là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông, nó mang đến cho nhiều độc giả niềm tự hào dân tộc.

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

3. Tác phẩm tiêu biểu

Người con gái chằm nón bài thơ, Nơi Bác từng qua, Nỗi nhớ, Tháng chạp ở Hồng Trường, Thưa mẹ con đi, Tiễn bạn cuối mùa đông, Tình Ca, Tôi lại đi đường này, Trên núi sông, Tuổi trẻ không yên, Xanh xanh bóng núi, Gửi anh Tường, Hình dung về Chê Ghêvara,

4. Vinh danh

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ "Cõi lặng" - năm 2010.

Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

5. Những nhận định về Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm của ông

Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn. Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam.

Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ. Trần Đình Sử

Những sợi nganh dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian- đó là một lực hút nữa củ đoạn thơ Đất Nước để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm!


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm
Sách cùng danh mục
Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng

Quang Dũng là một trong những gương mặt nhà thơ trẻ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp....

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng

Nguyên Hồng là một nhà văn viết cho những tầng lớp thấp bé trong xã hội lúc bấy giờ, qua những trang...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Rừng Xà Nu

Rừng xà nu là tác phẩm mang đậm chất sử thi, âm vang trong tác phẩm là giọng điệu anh hùng ca, tráng...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Thạch Lam - Nốt trầm văn chương nhẹ nhàng mà tinh tế

Tôi phải gọi Thạch Lam là người kể chuyện tài ba. Cách kể chuyện của ông lúc nào cũng mang một giọng...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Bính - Nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm

Thơ Nguyễn Bính gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân. Từ người già đến người trẻ, từ thành thị...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan

Dù thân phận nữ nhi song, Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tài năng của mình không thua kém bất cứ bậc nam...

Sách đọc nhiều nhất
Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Đôi nét về chủ nghĩa văn học lãng mạn Việt Nam

Văn học lãng mạn, nhìn ở góc độ tích cực đã đem đến cho nền văn học Việt Nam sự cách tân mới...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Chí Phèo một tác phẩm xuất sắc nhất, truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao được đánh giá là...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Thơ của ông luôn nhẹ nhàng,...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...

Nhận định về phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...