Nhân viên kiểm soát nội bộ tiếng anh là gì năm 2024

Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến khả năng đạt được các mục tiêu của nhà quản lý. Đối với các nhà quản lý, việc xây dựng và áp dụng kiểm soát nội bộ có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, đạt được các mục tiêu hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh. Kiểm soát nội bộ là một trong những chức năng kinh doanh chính của mọi công ty giúp giảm thiểu sự gian lận trong kế toán. Bài viết bên dưới là nội dung về Kiểm soát nội bộ tiếng anh là gì? [Chi tiết 2023], mời các bạn cùng tham khảo.

1. Kiểm soát nội bộ là gì?

Kiểm soát nội bộ (tiếng anh là Internal Controls) là toàn bộ các quy tắc, quy trình và hồ sơ nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của thông tin tài chính, kế toán nhằm hạn chế gian lận, biển thủ công quỹ trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, kiểm soát nội bộ còn giúp cải thiện hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp thông qua việc cải thiện về tính chính xác và kịp thời của báo cáo tài chính. Điều này thể hiện tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ trong quản trị doanh nghiệp.

2. Hệ thống kiểm soát nội bộ (Internal control system)

Hệ thống kiểm soát nội bộ trong tiếng Anh là Internal control system.

Hệ thống kiểm soát nội bộ được định nghĩa như sau: "Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lí; nhằm bảo vệ, quản lí và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát."

Kiểm toán viên trong kiểm soát nội bộ

Có thể tưởng tượng như sau : Các kiểm toán viên thông qua các báo cáo tài chính này sẽ đánh giá và đưa ra ý kiến của họ dựa trên một số thủ tục và hồ sơ sử dụng để tạo ra chúng. Kiểm toán viên kiểm tra các quy trình kế toán và kiểm soát nội bộ của công ty và đưa ra đánh giá về hiệu quả của chúng.

Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp là một bộ các quy tắc, chính sách cùng thủ tục đảm bảo các quy tắc.

Nhân viên kiểm soát nội bộ tiếng anh là gì năm 2024

kiểm soát nội bộ tiếng anh là gì

3. Các nguyên tắc kiểm soát

Ba nguyên tắc chỉ đạo chung trong việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả là phân công, phân nhiệm; Bất kiêm nhiệm và Phê chuẩn, ủy quyền.

Nguyên tắc phân công, phân nhiệm

Trong một tổ chức có nhiều người tham gia thì các công việc cần phải được phân công cho tất cả mọi người, không để trình trạng một số người làm quá nhiều việc trong khi một số khác lại không có người làm. Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công việc cần được phân loại cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận. Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hóa trong công việc, sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện.

Mục đích của nguyên tắc này là không để cho cá nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát được mọi mặt của nghiệp vụ. Khi đó, công việc của người này được kiểm soát tự động bởi công việc của một nhân viên khác. Phân công công việc làm giảm rủi ro xảy ra gian lận và sai sót, đồng thời tạo điều kiện nâng cao chuyên môn của nhân viên.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp giao toàn bộ công tác bán hàng cho một nhân viên từ khâu nhận phiếu đặt hàng, quyết định bán chịu, lập phiếu xuất kho và giao hàng, đến lập hóa đơn, ghi chép sổ sách kế toán, lập phiếu thu và nhận tiền… Nếu trong trường hợp nhân viên tính nhầm giá bán hay giao hàng với số lượng nhiều hơn… thì sự bất cẩn này sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Mặt khác, có khả năng tạo cơ hội cho nhân viên đó thực hiện hành vi gian lận.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm (nhất là sai phạm cố ý) và hành vi lạm dụng quyền hạn.

Ví dụ: Trong tổ chức nhân sự không thể bố trí kiêm nhiệm các nhiệm vụ phê chuẩn và thực hiện, thực hiện và kiểm soát, ghi sổ và bảo quản tài sản....

Đặc biệt, trong những trường hợp sau, nguyên tắc bất kiêm nghiệm phải được tôn trọng:

- Bất kiêm nhiệm trong việc bảo vệ tài sản với kế toán.

- Bất kiêm nhiệm trong việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế với việc thực hiện các nghiệp vụ đó.

- Bất kiêm nhiệm giữa việc điều hành với trách nhiệm ghi sổ.

Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn

Để thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn. Trong một tổ chức, nếu ai cũng làm mọi việc thì sẽ xảy ra hỗn loạn, phức tạp. Phê chuẩn là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết một công việc trong phạm vi nhất định. Sự phê chuẩn được thực hiện qua 2 loại:

- Phê chuẩn chung: Được thực hiện thông qua việc xây dựng các chính sách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ.

Ví dụ: Xây dựng và phê chuẩn bảng giá sản phẩm cố định, hạn mức tín dụng cho khách hàng.

- Phê chuẩn cụ thể: Được thực hiện cho từng nghiệp vụ kinh tế riêng biệt. Phê chuẩn cụ thể được áp dụng đối với những nghiệp vụ có số tiền lớn hoặc quan trọng, những nghiệp vụ không thường xuyên xảy ra.

Nhân viên kiểm soát nội bộ tiếng anh là gì năm 2024

kiểm soát nội bộ tiếng anh là gì

4. Mục đích của các nhà quản lí với hệ thống kiểm soát nội bộ

Các nhà quản lí khi thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ thông thường có những mục đích sau:

- Tăng cường hiệu lực trong điều hành và hiệu quả về việc sử dụng nguồn lực trong đơn vị.

- Thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật của đơn vị.

- Bảo vệ thông tin, sổ sách, tài sản của đơn vị.

- Cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập được báo cáo tài chính trung thực và hợp lí.

5. Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ

- Hệ thống kiểm soát nội bộ không được thiết lập tối ưu do giới hạn về chi phí.

- Các thủ tục kiểm soát nội bộ được tiết kế cho các nghiệp vụ thường xuyên, nhưng những sai sót và gian lận xảy ra thường thuộc về các nghiệp vụ không thường xuyên.

- Hệ thống kiểm soát không phát huy tác dụng do có sự thông đồng của các nhân viên, các nhà quản lí trong công ty cũng như thông đồng với bên thứ ba.

- Người thực hiện kiểm soát có thể lạm quyền.

- Các thủ tục kiểm soát không được cập nhật đầy đủ, lạc hậu, các thủ tục kiểm soát được thiết kế không phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.

- Người thực hiện kiểm soát không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình do sơ suất hoặc thiếu chú ý, do không nắm vững nhiệm vụ của mình.

6. Làm gì để có thể kiểm soát nội bộ tốt?

Để hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành tốt bạn có thể thục hiện các công việc sau: Thường xuyên trao đổi thông tin cập nhật và nhắc nhở về các chính sách và thủ tục cho nhân viên thông qua email, các cuộc họp và nhiều phương thức giao tiếp khác.Định kỳ đánh giá rủi ro và mức độ kiểm soát nội bộ cần thiết để bảo vệ tài sản và hồ sơ liên quan đến những rủi ro đó.