Nhiệm vụ của kế toán trường mầm non năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Thông tư quy định rõ định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, nấu ăn) như sau:

Các cơ sở giáo dục mầm non bố trí tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ y tế học đường, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ phục vụ. Căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú thì được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho trẻ em. Căn cứ số lượng trẻ em, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn.

Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bố trí 02 người thực hiện các nhiệm vụ kế toán, văn thư

Về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chuyên môn dùng chung (kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện) Thông tư quy định:

Các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí 02 người để thực hiện các nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non có từ 5 điểm trường trở lên hoặc có từ 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên thì bố trí 03 người để thực hiện nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện.

Những vị trí việc làm không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm. Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế để xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với từng vị trí và nhiệm vụ kiêm nhiệm phù hợp.

Điều khoản chuyển tiếp

Đối với vị trí việc làm y tế học đường: Viên chức đã được tuyển dụng biên chế để bố trí vị trí nhân viên y tế trường học trước thời điểm Thông tư số 12/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực thi hành (trước ngày 15/02/2023) hiện đang hưởng lương theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.

Từ thời điểm Thông tư số 12/2022/TT-BNV có hiệu lực thi hành (từ ngày 15/02/2023), vị trí việc làm y tế học đường thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ nên định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm y tế học đường thực hiện theo quy định: Các cơ sở giáo dục mầm non bố trí tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ y tế học đường. Căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp.

Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung quy định tại Thông tư này tiếp tục thực hiện các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và được áp dụng các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp độc hại, các phụ cấp khác như quy định của các Bộ quản lý công chức, viên chức chuyên ngành, lĩnh vực.

Đây là câu hỏi lớn cho những bạn chưa biết gì về kế toán và các bạn sinh viên kế toán mới ra trường. Để giải đáp câu hỏi này, Kế Toán Việt Hưng xin hướng dẫn chi tiết những công việc của kế toán trường học để các bạn tham khảo.

Nhiệm vụ của kế toán trường mầm non năm 2024

1. Khái niệm:

Kế toán trường học là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động thu – chi ngân sách, nhận rút dự toán.

2. Nhiệm vụ chung của kế toán trường học:

– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

– Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán

– Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của trường học

– Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

– Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ sổ sách liên quan đến công tác tài chính theo quy định của pháp luật

– Tham gia các hội đồng: thi đua khen thưởng, xét học bổng,…và các hoạt động tổ chức đoàn thể trong nhà trường

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được nhà trường giao.

3. Kế toán chi tiết các phần hành trong kế toán trường học.

3.1. Kế toán tiền và vật tư:

Phản ánh tình hình giao nhận dự toán thu, chi ngân sách Nhà Nước. Tình hình tăng giảm vật tư và các cách xử lý nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.

3.2. Kế toán tài sản cố định:

Hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định:

– Mở sổ chi tiết theo dõi TSCĐ, mua sắm, được cấp trên cấp

– Tính hao mòn TSCĐ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ….

3.3. Kế toán các khoản thu:

Các khoản thu của hoạt động thường xuyên như: học phí của học sinh, kinh phí xây dựng

3.4. Kế toán các khoản chi:

Phải trả nhà cung cấp về thiết bị vật tư trường học, phải trả học sinh và các đối tượng khác, chi cho hoạt động thường xuyên

3.5. Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm:

Hàng tháng tính lương cho giáo viên, trích lương để đóng bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN… và chi lương

3.6. Kế toán các nguồn kinh phí:

Hạch toán nghiệp vụ nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp: Nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án…

3.7. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển các nghiệp vụ, lên sổ sách và báo cáo tài chính:

Thực hiện các bút toán để xử lý các loại dự toán, các nguồn kinh phí cũng như các khoản chi vào cuối niên độ kế toán

Kết luận:

Công việc của kế toán trong trường học là phải căn cứ vào tình hình thu, chi thường xuyên và các khoản phát sinh thực tế trong năm kế toán. Phải tổng hợp và khái quát được toàn bộ tình hình kinh tế tài chính trong năm. Để lập thuyết minh dự toán cho năm tài chính tiếp theo.

Khóa học kế toán hành chính có thu

Bài viết

Video

Kế toán Việt Hưng luôn tự hào vì là TRUNG TÂM ĐI ĐẦU VỀ ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KẾ TOÁN ONLINE – Chúng tôi sẽ đảm bảo về đầu ra cho bạn và hỗ trợ cho bạn 24/7 trong tương lai.