Những ai đến tp hcm phải cách ly

Những ai đến tp hcm phải cách ly

F1 tại Hà Nội đi cách ly tập trung - Ảnh: NAM TRẦN

Trong ngày 16-11, Hà Nội nóng lên bởi 2 vấn đề: UBND TP Hà Nội quyết định cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày người về từ các tỉnh, thành có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... và thí điểm cách ly F1 tại nhà.

Quyết định của UBND TP Hà Nội khiến nhiều người từ TP.HCM và các tỉnh đang muốn ra Hà Nội không kịp trở tay. Giới chuyên gia cho rằng quy định của TP Hà Nội là chưa phù hợp.

Ảnh hưởng lớn đến công việc

Chị L.T.D.H. (30 tuổi), đang sống ở phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM - vùng vàng, có lịch ra Hà Nội công tác từ ngày 20 đến 25-11. 

Tuy nhiên, theo yêu cầu mới từ TP Hà Nội, khi ra thủ đô làm việc, chị H. phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét nghiệm một lần vào ngày đầu tiên đã khiến chị H. "không kịp trở tay", nên phải quyết định tạm hủy chuyến công tác.

"Tôi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính nhưng vẫn yêu cầu tôi tự theo dõi tại nơi lưu trú. Nếu tôi có thể giải quyết công việc tại nơi lưu trú thì tôi ở trong TP.HCM cũng có thể xử lý được, không cần phải bay ra thủ đô. 

Sau khi có quyết định trên từ Hà Nội, tôi đã quyết định bảo lưu vé máy bay tại hãng và hủy phòng khách sạn, ảnh hưởng rất lớn tới dự định, công việc của tôi", chị H. cho hay.

Anh Lê Mạnh Linh (24 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cho biết tuyến giao thông giữa TP.HCM và Hà Nội là 2 tuyến trọng yếu về công việc, nhu cầu đi lại rất cao, nên quy định trên của TP Hà Nội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc của rất nhiều người.

"Tôi là một người làm việc giữa cả 2 miền, nếu không có dịch thì tôi thường xuyên phải bay ra vào TP.HCM - Hà Nội để phục vụ công việc. Việc Hà Nội có quy định như vậy trước hết tôi thấy ảnh hưởng rất lớn. 

Về khía cạnh chống dịch, tôi thấy việc tiêm 2 mũi và có xét nghiệm âm tính thì nên mở cửa để cho mọi người được làm việc. Bởi quy định trên chỉ dành cho những người có nhu cầu hồi hương, còn những người có nhu cầu làm việc sẽ không ai có thể đi được", anh Linh cho hay.

"Không có giá trị nhiều về chống dịch"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 17-11 về quy định cách ly tại nhà đối với người từ một số tỉnh, thành theo công điện số 23 của chủ tịch UBND TP Hà Nội, bác sĩ Trương Hữu Khanh - cố vấn chuyên môn khoa nhiễm khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - cho biết quy định trên ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế, xã hội.

"Tôi thấy việc cách ly như thế không có giá trị nhiều về chống dịch. Việc cách ly thêm 7 ngày làm giảm nguy cơ lây nhiễm cũng không chắc, quan trọng là kiểm soát tốt 5K trong nội bộ. Bây giờ chúng ta phải thích ứng và sống chung với dịch, đặc biệt là trong bối cảnh đã chích ngừa vắc xin COVID-19", ông Khanh cho hay.

Bác sĩ Khanh nhận xét quy định trên của Hà Nội là rất gấp gáp. Ông nói: "Nếu Hà Nội quyết định cách ly người về từ 1 số tỉnh thì phải thông báo trước 1 tuần để người dân chuẩn bị, nay nhiều người trở tay không kịp, tôi cũng không thể hiểu nổi".

Một vị lãnh đạo Bệnh viện Phổi trung ương nói với Tuổi Trẻ Online: "Những quy định về chống dịch của Hà Nội không theo một nguyên lý khoa học nào cả. Những quy định về cách ly người về từ các tỉnh làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội. Tôi thấy sự tham mưu về chống dịch của Hà Nội không nhất quán, hôm nay như thế này, ngày mai thay đổi theo hướng khác".

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - trưởng khoa cấp cứu, hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho biết không nên cách ly người từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam ra.

"Theo tôi, ví dụ một người từ TP.HCM ra công tác, nên cho họ đăng ký điểm đến làm việc và nơi lưu trú và yêu cầu họ đảm bảo 5K khi tới những điểm đến kể trên, khi xong việc là trở về luôn, chứ không nên yêu cầu cách ly", ông Hải nói.

Phủ nhận việc F1 cách ly tại nhà phải được hàng xóm "đồng thuận"

Về việc cách ly F1 tại nhà, ông Khổng Minh Tuấn - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội - cho biết nếu F1 ở chung cư và muốn được cách ly tại nhà thì cần được sự đồng thuận của những gia đình bên cạnh.

"Khi sống ở chung cư, những hộ bên cạnh phải đồng thuận thì cơ quan chức năng mới cho phép cách ly ở nhà, tránh hiện tượng người dân xung quanh phản đối", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, trả lời VTV trưa 17-11 về vấn đề trên, bà Trần Thị Nhị Hà - giám đốc Sở Y tế Hà Nội - phủ nhận và cho biết TP không có chủ trương kể trên, và không có bất kỳ văn bản nào của TP quy định nội dung này. 

“Cách ly F1 tại nhà rất cần sự vào cuộc, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, tổ COVID cộng đồng, cán bộ y tế tuyến cơ sở, và rất cần sự chấp hành nghiêm túc về quy định chống dịch của người dân. 

Với Hà Nội, chúng tôi cũng đã tính toán phương án điều trị F0 ngay tại tuyến y tế cơ sở tại các trạm y tế lưu động để người dân được cung cấp dịch vụ từ sớm, từ xa. Trước mắt thí điểm tại 5 quận huyện gồm Sóc Sơn, Long Biên, Thanh Trì, Mỹ Đức và Hoài Đức và sẽ nhân rộng trên toàn TP”, bà Hà nói.

"Không có cơ sở khoa học"

PGS.TS Hoàng Bùi Hải nói: "Hàng xóm cũng rất quan trọng, sẽ giúp cho việc giám sát theo dõi cách ly, nếu không tuân thủ thì báo cơ quan chức năng. Nhưng nếu được sự đồng thuận của hàng xóm mới được cách ly tại nhà thì tôi nghĩ mang tính cảm tính. Về mặt khoa học thì nếu F1 không giao lưu với hàng xóm, cách nhau 1 bức tường, không thể lây lan COVID-19", ông Hải cho hay.

"Việc cách ly tại nhà không ảnh hưởng gì tới hàng xóm cả, sai hoàn toàn về mặt y khoa. Các điều kiện về cách ly F1 tại nhà Bộ Y tế đã quy định rất rõ, Hà Nội cứ dựa vào đó mà làm, việc được sự đồng thuận của hàng xóm ngoài việc sai quy định, còn gây bất hòa làng xóm, gây nhiều hệ quả", vị lãnh đạo Bệnh viện Phổi trung ương nói.

Có thể tạo ra những mâu thuẫn giữa các hộ dân

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS - luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp) cho hay, nhà chung cư có đặc điểm khác với nhà ở riêng lẻ là có các phần sử dụng chung, kể cả các phần thông khí, hành lang, rác thải.

Bởi vậy, quy định về cách ly y tế tại nhà chung cư cũng cần phải có quy định cụ thể. Hiện nay, không có quy định pháp luật nào có nội dung là cách ly y tế tại nhà phải xin phép hàng xóm.

Việc cách ly y tế tại nhà do Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia hoặc ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh từng địa phương tự đặt ra cho phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh.

“Việc quy định có thể cách ly y tế tại nhà đối với F1 nếu đảm bảo các điều kiện chung theo quy định. Ngoài ra có thêm một quy định nữa là phải được hàng xóm đồng ý là một quy định có hướng mở. Tuy nhiên sẽ có những trở ngại là có thể tạo ra những mâu thuẫn giữa các hộ dân nếu như họ không đồng ý”, luật sư Cường nói.

DANH TRỌNG

Những ai đến tp hcm phải cách ly
Tin sáng 17-11: Quyết định cách ly người từ TP.HCM của Hà Nội gây xôn xao

PHẠM TUẤN

Những ai đến tp hcm phải cách ly

Những người đã tiêm vắc xin hoặc khỏi COVID-19 từ TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai sẽ không phải cách ly tập trung

Theo công văn của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn nguy cơ diễn biến phức tạp, Chính phủ và các địa phương đều khuyến cáo người dân ở lại, nhưng từ ngày 1-10 đến nay, lượng người rời 4 tỉnh thành TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An rất đông.

Bộ Y tế hướng dẫn người đã tiêm vắc xin hoặc đã khỏi COVID-19 tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày đầu, thay vì cách ly tập trung như nhiều nơi đang áp dụng hiện nay.

Bộ Y tế cũng đề nghị TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố khác tổ chức đưa đón, thống nhất phương án xét nghiệm cho người dân đảm bảo chu đáo, an toàn và thực hiện yêu cầu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

UBND các tỉnh, thành phố tiếp nhận người về từ TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An thực hiện việc cách ly và xét nghiệm cho người dân, theo hướng:

- Tự theo dõi sức khỏe tại nhà với người đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp);

Hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19).

Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất.

Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Người chưa tiêm đủ liều (thẻ vàng trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

- Người chưa tiêm phòng COVID-19: thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.

Những người đã tiêm vắc xin COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài, việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Mỗi nơi một quy định, phải làm gì?

Trước đó, hôm 5-10, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng có công điện cho biết thời gian tới sẽ có nhiều người Thanh Hóa từ các tỉnh thành kể trên về quê. "Đây là nhu cầu chính đáng nhưng hiện độ phủ vắc xin của Thanh Hóa còn thấp, nên phải giám sát chặt người từ vùng dịch".

UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu người đã tiêm đủ liều vắc xin từ vùng dịch về cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu, giữa và cuối đợt và tự trả phí xét nghiệm.

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện, xét nghiệm 3 lần, phải tự trả phí cách ly và xét nghiệm. Trường hợp khó khăn sẽ được xem xét hỗ trợ phí.

Người già yếu, bệnh hiểm nghèo, phụ nữ có thai, trẻ dưới 10 tuổi được cách ly tại nhà, cũng phải xét nghiệm 3 lần.

Quy định mới của Thanh Hóa như vậy là khác với hướng dẫn của Bộ Y tế: xét nghiệm nhiều hơn ở một số trường hợp, cách ly dài hơn và phải tự trả phí.

Trưa nay 6-10, CDC Hà Nội cho biết đã ghi nhận thêm 6 ca COVID-19 từ chùm ca Bệnh viện Việt Đức, nâng tổng số ca ghi nhận tại Hà Nội từ chùm ca này lên 40 ca, ngoài ra có 7 ca đã về các địa phương.

Những ai đến tp hcm phải cách ly
Mua nhà hậu COVID, người mua cần chú ý điều gì?

LAN ANH