Những câu hỏi về hóa học trong đề thi thpt năm 2024

Hóa vô cơ lớp 12 cũng là một trong những nội dung quan trọng ôn thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh rèn luyện để ghi nhớ và thành thạo thông qua tài liệu dưới đây.

Những câu hỏi về hóa học trong đề thi thpt năm 2024

Ma trận đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT môn Hóa học

Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể so với đề thi chính thức năm trước. Nội dung được chia 4 mức độ rõ rệt: 20 câu hỏi đầu (từ câu 41 đến câu 60) ở mức độ nhận biết. 10 câu hỏi tiếp theo (từ câu 61 đến câu 70) ở mức độ thông hiểu. Trong 10 câu cuối có các câu 76, 77, 78 và 80 ở mức độ vận dụng cao, các câu còn lại thuộc mức độ vận dụng.

Đề có 29 câu lí thuyết (17 câu vô cơ, 12 câu hữu cơ) chiếm 72,5%; 11 câu bài tập tính toán (5 câu vô cơ, 6 câu hữu cơ) chiếm 27,5%. Cấu trúc đề không có thay đổi nhiều so với đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đề có 35 câu thuộc về kiến thức lớp 12 và 5 câu thuộc phần kiến thức lớp 11. Trong đề tham khảo có nhiều câu tính toán liên quan đến bài toán thực tế: Câu 73 (phân bón hóa học), câu 75 (khí “ga” sử dụng trong gia đình). Đây là những câu hỏi không đòi hỏi những bước tính toán quá phức tạp, học sinh chỉ cần hiểu rõ bản chất hóa học của vấn đề.

Đề thi minh họa môn Hóa học do Bộ GD-ĐT vừa công bố gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh làm bài trong 50 phút, không tính thời gian phát đề.

Ảnh minh họa.

Đề minh họa được Bộ công bố nhằm tạo thêm cơ sở giúp học sinh cuối cấp ôn tập hiệu quả trong giai đoạn "nước rút". Nhận xét về đề thi này, cô Nguyễn Thị Quỳnh Hương (Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình) cho rằng, đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã đáp ứng được mong mỏi của học sinh trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Với thời gian nghỉ dịch kéo dài, lượng kiến thức học kì II lớp 12 thời gian qua chủ yếu được học sinh học qua truyền hình, internet... Đề thi tham khảo đã rất chú ý đến điều đó, các câu hỏi liên quan đến kiến thức học kì II lớp 12 đã được giảm đáng kể, cả về số lượng và độ khó của câu hỏi. Những kiến thức trong nội dung chương học kì II lớp 12 đã được tinh giản, hoàn toàn không xuất hiện trong đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học.

Ngoài ra, đề tham khảo môn Hóa học đã chú trọng nhiều hơn việc kiểm tra học sinh bản chất hóa học. Đề thi có những câu hỏi đánh giá được năng lực học sinh trong quá trình học tập, nhất là những kĩ năng thực hành thí nghiệm (câu số 57, câu số 77).

Thầy Lê Anh Dũng (trường THPT Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) cũng cho rằng, đề có khoảng 80% là kiến thức cơ bản, mức độ thông hiểu, nhận biết. Với đề thi này, học sinh và giáo viên ở những vùng sâu vùng xa như huyện Bá Thước, Thanh Hóa có thể yên tâm hơn.

"Bên cạnh đó, đề tham khảo cũng những câu hỏi phân loại khá tốt, có thể phân loại được các học sinh khá - giỏi. Các thầy cô giáo và học sinh của tôi đều nhất trí với nội dung đề thi tham khảo thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020. Chúng tôi, đồng thời mong muốn đề tham khảo sẽ là cơ sở đề xây dựng đề thi chính thức của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020”, thầy Dũng nói./.

Ngày 29/12/2023, cùng với thông tin về định dạng đề thi, Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa cho cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025, trong đó có đề minh họa môn Hóa học.

Cô Nguyễn Thị Thủy cho biết, đề minh họa môn Hóa học gồm 40 lệnh hỏi (28 câu hỏi), thời gian làm bài 50 phút. Trong đó có 18 câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án; 4 câu đúng/sai với 16 ý hỏi tương đương với 16 lệnh hỏi; 6 câu dạng trả lời ngắn.

Các câu hỏi thuộc 3 cấp độ tư duy biết - hiểu - vận dụng theo tỷ lệ 40% - 30% - 30%; tập trung đánh giá 3 thành phần của năng lực Hóa học: nhận thức hóa học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học theo tỉ lệ 47,5% - 10,0% - 42,5%.

Đề bao gồm 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm cụ thể như sau:

Dạng thức 1: trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 lựa chọn, 1 phương án đúng), là dạng câu hỏi phổ biến được áp dụng nhiều năm nay. Đề thi gồm 18 câu hỏi (chiếm 45% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng với tỷ lệ 32,5% - 2,5% - 10%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Dạng thức 2: câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng mẹo hoặc chọn may rủi.

Đề thi gồm 4 câu hỏi dạng thức 2, mỗi câu hỏi gồm 4 lệnh hỏi, tổng đề thi có 16 lệnh (chiếm 40% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng với tỷ lệ 7,5% - 17,5% - 15%. Cách tính điểm các câu hỏi thuộc dạng thức này như sau:

Điểm tối đa của 1 câu hỏi là 1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 1 ý trong 1 câu được 0,1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 2 ý trong 1 câu được 0,25 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 3 ý trong 1 câu được 0,5 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu được 1 điểm.

Dạng thức 3: câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời.

Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng chắc chắn, việc dùng mẹo và chọn may rủi là gần như không thể dùng.

Đề thi gồm 6 câu hỏi dạng trả lời ngắn (chiếm 15% số lệnh hỏi trong đề thi. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Cô Nguyễn Thị Thủy nhận định: các dạng thức trắc nghiệm mới phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.

Dạng câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn trong đề minh họa cho cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025.

Áp dụng đề minh họa thế nào trong dạy học, ôn tập?

Chia sẻ về việc triển khai áp dụng đề minh họa trong dạy học, ôn tập bộ môn Hóa học, cô Nguyễn Thị Thủy cho rằng, trong dạy học, giáo viên cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học theo định hướng phát triển năng lực với 3 thành phần của năng lực Hóa học: nhận thức hóa học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

Đồng thời, thường xuyên ôn tập các phần đã học để học sinh có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn.

Giáo viên cũng cần xây dựng các câu hỏi theo cả ba dạng thức trên, đặc biệt là hai dạng thức mới (câu hỏi dạng đúng/sai và câu hỏi dạng trả lời ngắn).

Việc sử dụng cần thường xuyên trong quá trình dạy - học, ở các hoạt động: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng - mở rộng; cũng như trong quá trình kiểm tra đánh giá (thường xuyên và các bài kiểm tra định kỳ), bắt đầu từ học kỳ 2 của năm học 2023 - 2024 với học sinh khối 10, 11.