Những phẩm chất cần có của một người làm công tác tư vấn học đường

Những phẩm chất cần có của một người làm công tác tư vấn học đường

Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp được những người có vấn đề về tâm lý như stress, rối loạn cảm xúc… Và không chính ai khác, những chuyên gia tâm lý học là người giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng trong cuộc sống. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc “Tâm lý học là gì?”, “Những tố chất nào nhất định phải có để làm việc trong ngành Tâm lý học?”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu để giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.

Tâm lý học là gì?

Những phẩm chất cần có của một người làm công tác tư vấn học đường

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể là cảm xúc, hành động và ý chí của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của trạng thái tâm lý, các yếu tố tác động lên hành vi và tinh thần của con người.

Triển vọng của nghề

Những phẩm chất cần có của một người làm công tác tư vấn học đường

Hiện nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực đến từ công việc, gia đình và những bộn bề lo toan của cuộc sống. Những điều này khiến họ suy nghĩ quá nhiều dẫn đến những vấn đề về tâm lý. Những lúc như thế này, họ cần tìm đến một chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm được sự đồng cảm và giúp họ cân bằng lại cuộc sống. 

Cho nên, chuyên gia tâm lý trong xã hội hiện nay rất cần thiết. Vì vậy, con đường trong ngành nghề này luôn luôn rộng mở đón chào bạn. Không chỉ dừng lại ở đó, mức lương của những người làm nghề tâm lý cũng được gọi là khá cao. Nếu như bạn có đủ năng lực cũng như sự thấu hiểu, đồng cảm với khách hàng thì mọi việc sẽ trở nên rất dễ dàng.

Những phẩm chất cần có của một người làm công tác tư vấn học đường

1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích số liệu:

Hầu hết các nhà tâm lý học đều cần phải thành thạo kỹ năng này. Bởi lẽ họ chính là những người làm việc nhiều nhất với số liệu. Vậy nên, họ phải biết cách phân tích cũng như nghiên cứu để tìm ra giải pháp hợp lý cho “căn bệnh” của khách hàng của họ. 

2. Kỹ năng giao tiếp

Bất cứ ngành nghề nào cũng cần kỹ năng giao tiếp. Vì thế, để làm việc trong ngành này thì các nhà tâm lý học phải có khả năng giao tiếp trôi chảy, logic nhằm tạo lòng tin và sự đồng cảm đối với khách hàng. Điều này cũng thiết lập các mối quan hệ lâu dài trong công việc giữa các nhà tâm lý học và khách hàng.

3. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Như đã nói ở trên, ngành nghề này phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc và hành vi. Vậy nên, khi gặp phải một vấn đề nào xảy ra trong quá trình điều trị cho khách hàng thì các nhà tâm lý học phải nhanh chóng tìm ra giải pháp hợp lý nhất. Không những thế, kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp những người theo ngành Tâm lý học được trau dồi các kỹ năng nhỏ như phương pháp xác định vấn đề, kỹ năng lên kế hoạch và phân tích cụ thể dữ liệu.

4. Kỹ năng khác:

  • Thấu hiểu: Nếu bạn trở thành một chuyên viên tâm lý, thì trước hết bạn phải cho khách hàng hiểu được rằng “Tôi đang lắng nghe bạn nói”, “Tôi cũng đã từng trải qua những vấn đề đó”. Thấu hiểu ở đây không chỉ là lắng nghe mà còn là sự từng trải với những cảm xúc của khách hàng nhằm tạo cho khách hàng sự tin tưởng tuyệt đối.
  • Cân bằng: Các nhà tâm lý thường phải cân bằng giữa lý trí và cảm xúc trong khi làm việc. Bên cạnh đó, họ cũng phải là một người biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Phải hiểu biết về tình huống mà khách hàng gặp phải và khai thác những nội dung cần thiết.
  • Kiên nhẫn: Những người mắc phải vấn đề về tâm lý đều cần một thời gian rất dài mới có thể trở lại bình thường. Vì vậy, những chuyên gia tâm lý cần phải là những người kiên nhẫn lắng nghe những cảm xúc bên trong của khách hàng và kiên nhẫn điều trị dứt điểm căn bệnh tâm lý cho chính khách hàng của mình.

Tạm kết

Hướng nghiệp GPO đã giúp bạn tìm ra những tố chất cần thiết để làm việc trong ngành Tâm lý học. Việc còn lại là bạn hãy cố gắng trau dồi những kỹ năng trên và luôn vững bước trên con đường mình đã chọn. Hướng nghiệp GPO chúc bạn thành công! 

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về ngành Tâm lý học qua bài viết:

>> Tâm lý học – Liệu có phù hợp với bạn?

>> Những cơ hội và thách thức khi học ngành Tâm lý học

Minh Hằng

Năng lực cần có để tạo phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên hiện đại

Ngày cập nhật : 17/08/2019

Theo PGS.TS Vũ Trọng Rỹ - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, đặc điểm quan trọng nhất của lao động sư phạm là luôn có sự tương tác giữa con người với con người (thầy - trò, trò - trò, thầy – thầy, nhà trường - cộng đồng xã hội). Đối tượng của lao động sư phạm là con người.

PGS.TS Vũ Trọng Rỹ nhấn mạnh, công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của người giáo viên. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh.

Những phẩm chất cần có của một người làm công tác tư vấn học đường

Ảnh minh họa/Sỹ Điền.

Sản phẩm của lao động sư phạm là những nhân cách theo mô hình mà xã hội đòi hỏi ở giáo dục nhà trường. Lao động của nhà giảo biến con người sinh học thành con người xã hội, tức là thành những nhân cách như là động lực có tính quyết định sự phát triển kinh tể xã hội.

Đáng chú ý là ngày nay, trong lao động của người giáo viên đang diễn ra những thay đổi rất cơ bản, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực vươn lên để thích ứng. Trong quỹ thời gian của giáo viên phải có một tỷ lệ thích đáng dành cho việc học tập, tự bồi dưỡng thì mới đáp ứng được những thay đổi về chức năng, nội dung, hình thức lao động.

Những phẩm chất cần có của một người làm công tác tư vấn học đường

 PGS.TS Vũ Trọng Rỹ.

Từ vị trí, vai trò và đặc điểm của giáo viên trong giáo dục thế hệ trẻ và mục tiêu, yêu cầu, nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông mới; PGS Vũ Trọng Rỹ cho rằng, theo các công đoạn hành nghề, giáo viên có 7 nhóm năng lực cần thiết.

Thứ nhất, giáo viên phải có năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp. Theo đó, giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân học sinh như: về thể chất, tâm lý, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập...

Ngoài ra, giáo viên phải tìm hiểu đặc điểm môi trường nhà trường, cộng đồng và sử dụng kết quả tìm hiểu vào dạy học và giáo dục học sinh.

Thứ hai, giáo viên phải có năng lực giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Cụ thể là: Biết thực hiện giáo dục qua giảng dạy môn học; biết tổ chức và phát triển tập thể lớp trở thành một tập thể lành mạnh, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;

Có phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm; giáo dục học sinh cá biệt; có phương pháp và kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh; có kỹ năng tư vấn và tham vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh về các vấn đề liên quan đến học tập và rèn luyện đạo đức của các em.

Thứ ba, giáo viên phải có năng lực dạy học môn học trong chương trình giáo dục. Cụ thể là: Nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học được phân công dạy; biết lập các loại kế hoạch dạy học;

Biết vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lý theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh thực hiện phân hóa, cá nhân hóa và rèn luyện kỹ năng học tập cho các em; sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; có kiến thức, kỷ năng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh...

Thứ tư, giáo viên phải có năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Cụ thể là: Biết giao tiếp với học sinh, phụ huynh, với đồng nghiệp và với cộng đồng: cởi mở, thân thiện, gây được niềm tin với đối tượng giao tiếp, biết lắng nghe kiềm chế bản thân, biết thuyết phục người khác…

Thứ năm, giáo viên phải có năng lực đánh giá trong giáo dục. Cụ thể là: Có kỹ năng thiết kế các công cụ đánh giá kết quả giáo dục thể hiện ở mức độ đạt được các năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh;

Bết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn bảo đảm khách quan, chính xác về học sinh; biết sử dụng hợp lý kết quả đánh giá định tính và định lượng vào quá trình dạy học, giáo dục học sinh; có kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá.

Thứ sáu, giáo viên phải có năng lực hoạt động xã hội. Biết cách tuyên truyền, vận động những người xung quanh tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, xây dựng môi trường văn hóa - xã hội bằng hiều hình thức, phương pháp khác nhau; biết chủ trì tổ chức hoạt động xã hội.

Thứ bảy, giáo viên phải có năng lực phát triển nghề nghiệp. Biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn và có phương pháp, kỹ năng tự học; biết phát hiện vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn giáo dục và thiết kế đề tài nghiên cứu giải pháp giải quyết.

7 nhóm năng lực trên cấu thành phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại.

Minh Phong (lược ghi)