Những tài sản nào nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu vì sao phải đăng ký

Tài sản là một phần không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Để được công nhận là chủ sở hữu của tài sản, chúng ta phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy những tài sản nào bắt buộc phải đăng ký? Mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây để biết danh sách các loại tài sản bắt buộc phải đăng ký mới nhất.

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Ngoài ra, tài sản bao gồm bất động sản và động sản.

Đối với tài sản là bất động sản thì Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những tài sản phải đăng ký gồm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản.

Như vậy, đối với các tài sản là bất động sản, bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Những tài sản đó bao gồm:

STT

Tài sản phải đăng ký

Căn cứ pháp lý

(1)

Đất đai

Luật đất đai 2013

(2)

Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

Luật nhà ở 2014

(3)

Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

(4)

Tài sản khác (bất động sản) theo quy định của pháp luật.

(5)

Đăng ký tàu biển

Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển

(6)

Đăng ký phương tiện nội thủy địa

Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004

(7)

Đăng ký tàu cá

Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT

(8)

Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe

(9)

Đăng ký quyền sở hữu tàu bay

Nghị định 68/2015/NĐ-CP

(10)

Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Thông tư 21/2018/TT-BGTVT

(11)

Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Luật Di sản văn hóa 2001

(12)

Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Những tài sản nào nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu vì sao phải đăng ký

Nhãn hiệu là gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? (Ảnh minh họa)

1. Nhãn hiệu là gì?

- Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

- Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,...chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,... đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

2. Quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;

Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

- Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

4. Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

- Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.

- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhật Anh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Các tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu

>>> Hướng dẫn thủ tục điện tử với các tàu hoạt động nội địa tại cảng VN

>>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký sang tên xe

Tài sản là yếu tố không thể thiếu và gắn liền với cuộc sống của con người. Việc tạo lập tài sản được diễn ra thường xuyên, nhưng để được nhà nước công nhận quyền sở hữu thì một số tài sản cần phải thực hiện đăng ký. Trong đó, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản về nguyên tắc không phải đăng ký, trừ một số động sản mà pháp luật có quy định. Bài viết dưới dây sẽ liệt kê các động sản mà chủ sở hữu phải đăng ký.

Trong đó, đối với tài sản là bất động sản thì Điều 106, 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những tài sản phải đăng ký gồm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản.

Như vậy, đối với các tài sản là bất động sản, bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Những tài sản đó bao gồm:

- Đất đai

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật

Đối với tài sản là động sản các tài sản phải đăng ký gồm:

1. Đăng ký phương tiện đường thủy nội địa

Việc đăng ký phương tiện đường thủy nội địa thực hiện theo Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 sửa đổi 2014.

Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật này thì phương tiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký phải đáp ứng điều kiện:

+ Có nguồn gốc hợp pháp;

+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Trong đó, phương tiện thuỷ nội là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

2. Đăng ký các quyền đối với tàu bay

Căn cứ Điều 29 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 thì

“Tổ chức, cá nhân Việt Nam có các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này phải đăng ký các quyền đó theo quy định của Chính phủ.”

Trong đó, các quyền đối với tàu bay:

a) Quyền sở hữu tàu bay;

b) Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;

c) Thế chấp, cầm cố tàu bay;

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

Việc đăng ký tàu bay thực hiện theo quy định Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay.

3. Đăng ký tàu biển

Việc đăng ký tàu biển thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

Trong đó, tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.

4. Đăng ký tàu cá

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 71 Luật Thủy sản 2017 thì tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.

Việc đăng ký tàu cá thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.

5. Đăng ký phương tiện giao thông đường bộ: xe cơ giới

Căn cứ Điều 52 Luật giao thông đường bộ 2008 thì một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Việc đăng ký xe được thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe.

6. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017 thì một trong những điều kiện để phương tiện giao thông đường sắt tham gia giao thông là có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Phương tiện giao thông đường sắt được đăng ký theo quy định tại Luật Đường sắt 2017Thông tư 21/2018/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.

7. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Theo Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi 2009 thì:

+ Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch;

+ Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.

Việc đăng ký được thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/2004/TT-BVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

8. Đăng ký vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Theo Khoản 9 Điều 4 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 thì vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Việc đăng ký được thực hiện theo quy định tại Luật này.

Bên cạnh đó, việc đăng ký tài sản phải được công khai (Khoản 3 Bộ luật Dân sự 2015).