Những việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì?

  • Sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì?

    Mỗi năm sẽ có hàng hàng doanh nghiệp được thành lập khắp lãnh thổ Việt Nam. Và không phải doanh nghiệp nào cũng nắm chắc các việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố. Vậy chính xác sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì? Hãy cùng Nam Việt Luật tham khảo bài tư vấn sau để biết những công việc cần phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp bạn nhé.

    Những việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì?

    Sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì?

    Kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Mặc dù Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan cấp phép cấp theo thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, nhưng cũng không thể nào tránh khỏi thiếu sót, nhầm lẫn. Vì vậy, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là kiểm tra xem các thông tin trên giấy phép kinh doanh có chính xác với thông tin mà doanh nghiệp đã đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố chưa. Nếu thông tin chưa chính xác, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền gửi yêu cầu để cơ quan Đăng ký kinh doanh điều chỉnh cho phù hợp và trùng khớp với hồ sơ đã nộp ngay khi nhận giấy. Thủ tục này cần phải được thực hiện ngay khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép, nếu không doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ mất lệ phí nhà nước.

    Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

    Đây là việc đầu tiên bạn cần làm ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này, chủ doanh nghiệp tiến hành bố cáo thành lập doanh nghiệp. Trên Cổng thông tin quốc gia, chủ doanh nghiệp thông báo công khai về việc đã đăng ký doanh nghiệp theo đúng trình tự và thủ tục theo đúng quy định.

    Nội dung bố cáo thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với các thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập doanh nghiệp.

    Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần phải hoàn thành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như trên. Sau 30 ngày, nếu không đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp thì sẽ chịu phạt theo quy định.

    Thực hiện khắc con dấu tròn và đăng ký mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

    Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành liên hệ với các đơn vị khắc dấu bên ngoài để làm con dấu tròn sau đó nộp thông báo mẫu dấu với Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc Việc nộp thông báo mẫu dấu tròn hiện nay được thực hiện qua mạng điện tử. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Đây là việc làm bắt buộc sau khi thành lập công ty và để nhằm đảm bảo pháp lý cho doanh nghiệp trong các giao dịch với các đối tác.

    Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ

    Bước tiếp theo sau thành lập doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp cần tiến hành đó là nộp mẫu 06/GTGT. Mẫu này nhằm mục đích đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT – giá trị gia tăng khấu trừ tới cơ quan thuế quản lý để doanh nghiệp được xuất hoá đơn đỏ.

    Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nộp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Khi đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên mà không nộp mẫu 06/GTGT, doanh nghiệp sẽ được liệt vào trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.

    Những việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì?

    Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ

    Kê khai, nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý

    Theo quy định của luật doanh nghiệp, thủ tục sau khi thành lập công ty không thể thiếu việc kê khai và nộp thuế. Doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn nộp tờ khai thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy đăng ký doanh nghiệp.

    Mức thuế môn bài được áp dụng trong năm 2017 là 2.000.000 đồng/năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp hơn 10 tỷ và 3.000.000 đồng/năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ.

    Treo biển tại trụ sở công ty, doanh nghiệp

    Thông tin trên biển hiệu công ty phải có thông tin về tên công ty, địa chỉ công ty, mã số thuế. Đây là thông tin bắt buộc của doanh nghiệp. Trong trường hợp khi cơ quan thuế đến kiểm tra trụ sở doanh nghiệp sau khi công ty đăng ký kinh doanh mà không có biển hiệu sẽ thông báo công ty không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký và sẽ không cho doanh nghiệp được sử dụng hoá đơn. Ngoài ra, trong trường hợp này, doanh nghiệp còn bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

    Mở tài khoản ngân hàng

    Khi bất cứ một doanh nghiệp nào đi vào hoạt động thì cũng cần có tài khoản ngân hàng để tiến hành thực hiện giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản, nộp thuế điện tử.

    Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

    • Giấy đề nghị mở tài khoản có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp và con dấu của doanh nghiệp
    • Bản sao công chứng chứng minh thư của người đại diện công ty
    • Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh
    • Thông báo đã đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

    Khi mở tài khoản ngân hàng, một số ngân hàng còn yêu cầu thêm: Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc điều lệ thành lập doanh nghiệp, và bắt buộc phải có bản sao công chứng CMND của kế toán trưởng.

    Mua và đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp tờ khai và nộp thuế điện tử

    Hiện nay, các doanh nghiệp đều bắt buộc phải kê khai thuế qua mạng. Vì vậy, sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký chữ ký số điện tử và thực hiện nộp thuế điện tử theo đúng quy định.

    >> Tham khảo thêm: Chữ ký số

    Đặt hóa đơn điện tử và tiến hành thông báo phát hành hóa đơn

    Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn đặt in cần tiến hành phát hành thông báo sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng trước khi sử dụng . Sau đó doanh nghiệp sẽ đặt in hóa đơn để sử dụng hoặc sử dụng hóa đơn điện tử.

    Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bài viết sau khi thành lập công ty cần làm gì? Hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc nếu có nhu cầu hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệCông ty Nam Việt Luật để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ nhanh chóng nhất!