Nhược điểm của loại hình đào tạo nguồn nhân lực kèm cặp và chỉ bảo là gì


Hiện nay có rất nhiều phương pháp đào tạo và phát triển khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Do đó để cho các chương trình đào tạo đạt
hiệu quả kinh tế cao thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo nào, áp dụng cho đối tượng nào có ý nghĩa rất quan trọng. Có hai phương pháp đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực chính là đào tạo trong cơng việc và đào tạo ngồi cơng việc.

2.1. Đào tạo trong công việc O.J.T On the Job training


Đào tạo trong công việc là phương pháp đào tạo được tiến hành trong môi trường và điều kiện làm việc có thực, xun suốt trong q trình làm việc
thực tế, đồng thời lại được chỉ đạo bởi những người có kinh nghiệm phong phú nhằm giúp người học trực tiếp nắm bắt kỹ năng làm việc và nâng cao hiệu quả
năng lực cơng tác. Hơn nữa, chi phí đào tạo lại tương đối thấp do đó phương pháp này thích hợp với việc đào tạo đối với cơng việc mang tính kỹ thuật.
Đào tạo trong cơng việc bao gồm các hình thức phổ biến sau:

2.1.1. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc


Là phương pháp đào tạo giúp người học biết kỹ năng thực hiện một công việc cụ thể mà theo đó người học được một người thành thạo về cơng việc đó
chỉ dẫn, được giải thích về mục tiêu công việc, cách thức thực hiện công việc. Bằng cách quan sát người giảng dạy làm mẫu, người học viên có thể học được
các thao tác, cách thức làm cơng việc đó và làm theo. Phương pháp này thích hợp với những cơng việc mà doanh nghiệp không đủ điều kiện cho người lao
động đi đào tạo, chủ yếu áp dụng đối với công nhân sản xuất.

2.1.2. Kèm cặp và chỉ bảo


Doanh nghiệp gửi người lao động đến học một người lao động lành nghề hơn, người lao động sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của người thầy trong quá
trình làm việc người học viên quan sát, trao đổi, học hỏi, làm thử mọi kỹ năng công việc cho đến khi thành thạo.
16
Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý. Tuỳ từng loại công việc mà thời gian kèm cặp khác nhau, có thể từ 6
tháng đến 12 tháng. Đối với công nhân sản xuất, phương pháp này giúp họ học được một cơng việc, một nghề. Còn với nhân viên quản lý, họ học được một
công việc cụ thể. Phương pháp trên được áp dụng khá phổ biến ở nước ta, nó có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí. Người học viên trong q trình học tập có thể tạo ra
sản phẩm và doanh nghiệp khơng cần tốn kinh phí th phòng học, cán bộ giáo viên giảng dạy riêng.
Người học viên có thể học được các kỹ năng một cách nhanh chóng. Việc tổ chức đơn giản, có thể giảng dạy cùng lúc nhiều học viên.
Nhược điểm: Việc giảng dạy không có lý thuyết một cách hệ thống. Người giảng dạy ở
đây khơng có kỹ năng sư phạm, bài giảng khơng theo một trình tự, hệ thống dẫn đến truyền đạt khơng rõ ràng khiến học viên khó tiếp thu.
Học viên có thể học cả những tật xấu và cách làm lạc hậu của người hướng dẫn.
Do đó, để việc kèm cặp có hiệu quả thì tổ chức cần làm tốt những việc sau:
Chọn người thầy tốt, có đầy đủ trình độ văn hố, trình độ chun mơn lành nghề đặc biệt có phương pháp sư phạm tốt. Ngồi ra phải có hợp đồng kèm
cặp giữa người học và doanh nghiệp, giữa người thầy và doanh nghiệp trong đó qui định cụ thể về nội dung kèm cặp, trách nhiệm của học viên và người hướng
dẫn, thù lao của người hướng dẫn. Nội dung kèm cặp cụ thể: thời gian kèm cặp bao lâu, người thầy phải giúp học viên thành thạo những kỹ năng gì. Thù lao
cho người kèm cặp phải thoả đáng để bù đắp giảm năng suất lao động của
17
người hướng dẫn, bù đắp hỏng máyTuy nhiên, trên thực tế công tác trả thù lao và nội dung kèm cặp ở Việt Nam chưa được làm tốt dẫn đến chất lượng kèm
cặp chưa tốt.

2.1.3. Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: