Nhượng bán là gì

1. Định khoản

1. Ghi giảm TSCĐ được thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 214 Giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811 Giá trị còn lại
     Có TK 211 Nguyên giá
2. Ghi nhận khoản thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ các TK 111, 112, 131… Tổng giá thanh toán
     Có TK 711
     Có TK 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
3. Và ghi nhận chi phí chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 811
Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
     Có các TK 111, 112,… Tổng giá thanh toán 

2. Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  1. Các bộ phận khi có nhu cầu thanh lý tài sản, lập tờ trình về việc thanh lý tài sản chuyển cho Ban giám đốc phê duyệt.
  2. Ban giám đốc phê duyệt và ra quyết định thanh lý tài sản, thành lập hội đồng thanh lý tài sản. Hội đồng thanh lý TSCĐ gồm đại diện bộ phận sử dụng, Kế toán TSCĐ, Giám đốc hoặc Kế toán trưởng.
  3. Hội đồng thanh lý TSCĐ ký hợp đồng thanh lý và thực hiện thanh lý tài sản cố định. Sau khi thực hiện thanh lý, lập biên bản họp thanh lý và chuyển các chứng từ thanh lý TSCĐ cho bộ phận kế toán.
  4. Kế toán bán hàng căn cứ vào hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ tiến hành xuất hóa đơn bán hàng và ghi nhận thu nhập từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
  5. Kế toán TSCĐ căn cứ vào hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ thực hiện việc ghi giảm TSCĐ vào sổ, hủy thẻ tài sản cố định và phản ánh các chi phí có liên quan tới việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

3. Ví dụ

Ngày 01/05/2017 đơn vị tiến hành nhượng bán cho công ty TNHH Minh Anh một máy photocopy Ricoh 4900 đang sử dụng tại bộ phận kinh doanh

    • Nguyên giá : 40.000.000đ, giá trị hao mòn lũy kế: 6.666.668đ. 

Thu nhập từ nhượng bán: 35.000.000đ, VAT: 10%, đơn vị chưa thu được tiền.

4. Xem phim hướng dẫn

 

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

5. Hướng dẫn trên phần mềm

Nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được thực hiện trên phần mềm theo các bước sau:

Bước 1: Ghi giảm TSCĐ mang đi thanh lý
1. Vào phân hệ Tài sản cố định, chọn Ghi giảm (hoặc vào tab Ghi giảm, nhấn Thêm).
Nhượng bán là gì

2. Khai báo TSCĐ bị ghi giảm.
  • Chọn lý do ghi giảm là Nhượng bán, thanh lý.
  • Tab Tài sản: khai báo thông tin tài sản bị ghi giảm, đồng thời chọn lại thông tin TK xử lý giá trị còn lại là TK 811.

Nhượng bán là gì

  • Tab Hạch toán: ghi nhận bút toán ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán.

Nhượng bán là gì

3. Nhấn Cất.
Lưu ý: Đối với dữ liệu hạch toán đa chi nhánh và sử dụng cả hai hệ thống sổ (tài chính và quản trị), tài sản được ghi giảm khi đang làm việc tại chi nhánh nào, sổ nào chỉ được lưu trên chi nhánh đó và sổ đó.

Bước 2: Hạch toán doanh thu và chi phí (nếu có) do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Tùy thuộc vào phương thức thanh toán mà nghiệp vụ này sẽ được thực hiện trên phân hệ Quỹ, Ngân hàng hoặc Tổng hợp. Ví dụ: trên phân hệ Tổng hợp.
1. Vào phân hệ Tổng hợp, chọn Chứng từ nghiệp vụ khác (hoặc vào tab Chứng từ NVK, nhấn Thêm\Chứng từ nghiệp vụ khác).
Nhượng bán là gì

2. Khai báo chứng từ
ghi
nhận doanh thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
  • Tại tab Hàng tiền: Hạch toán bút toán ghi nhận thu nhập từ nhượng bán TSCĐ

Nhượng bán là gì

  • Tại tab Thuế: Khai báo thông tin thuế GTGT và hóa đơn để chương trình cập nhật lên tờ khai.

Nhượng bán là gì

3. Nhấn Cất.

Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định là gì? Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như thế nào? Bài viết này Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến việc hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Nhượng bán là gì
Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thanh lý, nhượng bán tài sản cố định là gì nhé.

Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời hoặc vì một lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hoặc xử lý để thu hồi vốn.

– Phản ánh doanh thu nhượng bán tài sản cố định.

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT)

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán)

– Ghi giảm tài sản cố định thanh lý, nhượng bán.

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (2141) (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,… (Tổng giá thanh toán)

– Ghi nhận doanh thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Nợ các TK 111, 112, 138…

Có TK 811 – Chi phí khác

+ Trường hợp phá dỡ tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Lưu ý:

– Trường hợp thanh lý tài sản cố định thì kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán tài sản cố định nêu trên.

– Trường hợp dở bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định => được xử lý hạch toán thanh lý tài sản cố định theo quy định hiện hành.

Hạch toán nhượng bán, thanh lý tài sản cố định vô hình được quy định như hạch toán nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hữu hình nêu trên.

– Ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi hình thành nên tài sản đó theo giá trị còn lại

Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ theo giá trị còn lại

Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ hữu hình

– Số tiền thu, số tiền liên quan đến nhượng bán tài sản cố định hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

– Ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

– Phản ánh doanh thu nhượng bán tài sản cố định:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có)

– Phản ánh số chi về nhượng bán tài sản cố định:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có TK 111, 112…

Hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định gồm có:

– Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thanh lý tài sản cố định.

– Quyết định thanh lý tài sản cố định.

– Biên bản thanh lý tài sản cố định.

– Hợp đồng bán tài sản sản cố định.

– Hóa đơn bán tài sản cố định.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc làm sổ sách kế toán, thuế,.. Hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được chúng tôi tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất dành cho doanh nghiệp của bạn. ACC có đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với công việc. Chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng khi quyết định sử dụng dịch vụ của ACC.

Hy vọng bài viết Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.