Nữ hoàng Drama là gì

Dạo quanh một vòng trên mạng xã hội hoặc các website trên mạng internet chắc hẳn bạn thường xuyên bắt gặp các câu truyện drama, thể loại phim drama hay là những câu cửa miệng của giới trẻ là vào hít drama. Vậydrama là gì?Và nó có ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Drama là gì? Nguồn gốc của drama

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa của drama thì cùng tìm hiểu xem drama là gì và nguồn gốc hình thành nên từ drama này nhé.

Drama là gì?

  • Drama có phiên âm theo tiếng Anh là /drɑː.mə/.
  • Drama là danh từ sẽ có nghĩa là: Kịch, tuồng.
  • Drama theo động từ có nghĩa là: Sự việc kịch tính, hành động kịch tính

Drama thường dùng để diễn tả về các thể loại phim có nội dung đa chiều, nhiều nghĩa, dùng để thể hiện quá trình hình thành phát triển nội tâm và suy nghĩ của nhân vật khi phải đối diện trước nghịch cảnh. Đối với các thể loại chính kịch này thì nhân vật trung tâm là một người hoặc cả một tập thể, thể hiện những người phải đối mặt với những sự thách thức hay các giới hạn trong cuộc sống.

Từ Drama là sự kết hợp giữa yếu tố vừa có tính bi vừa có tính hài, mang đến cho người xem cảm giác có thể hòa mình vào chính nhân vật, mang lại trạng thái tâm lý hồi hộp, căng thẳng, khi cao trào mạnh mẽ, khi thì lại nhẹ nhàng buồn bã.

Nguồn gốc của drama

Thực ra drama đã được sử dụng từ rất lâu rồi chứ không phải mới cách đây vài năm như nhiều người đã nghĩ. Drama có nguồn gốc bắt nguồn từ một từ Hy Lạp cổ đại và nó có nghĩa là hành động. Drama đã được nhà hiền triết Aristoteles sử dụng trong tác phẩm Poetics (Nghệ thuật Thi ca) từ thế kỉ IV TCN của mình. Ông quan niệm rằng drama chính là kịch là một dạng tác phẩm thơ mộng nhưng có tính hành động.

Những định nghĩa khác xoay quanh từ drama

Trước kia drama chỉ được hiểu theo nghĩa là tính kịch tính của một bộ phim. Thế nhưng với sự phát triển của mạng xã hội và công nghệ thông tin như hiện nay thì drama đã phát triển thành nhiều từ ngữ mới với nhiều ý nghĩa khác nhau hơn, thậm chí nó còn trở thành từ hot trend của giới trẻ. Nếu như bạn không thường xuyên cập nhật thông tin thì khó có thể hiểu hết được những ý nghĩa của nó. Do vậy, hãy cập nhật những thuật ngữ mới xoay quanh drama ngay sau đây để không bị trở thành người tối cổ nhé.

Drama có nghĩa là gì trên Facebook?

Hiện nay, drama là cụm từ thường xuyên được giới trẻ sử dụng trên Facebook. Drama trên facebook được sử dụng để chỉ những tình huống éo le, trớ trêu và đan xen vào đó những yếu tố dở cười, dở khóc. Ngoài ra, drama còn được sử dụng để ám chỉ những sự việc có tính gây sốc, tranh cãi để phanh phui một sự thật nào đó hay để gây sự chú ý. Ví dụ như chuyện một hot girl hay hot boy nào đó bị dính phốt, bị lộ c.lip n.óng, các sự kiện du idol kpop hay hot boy.

Ngoài ra, trên Facebook còn sử dụng thuật ngữ phổ biến đó là hít drama hay hóng drama. Vậy hít drama có nghĩa là gì trên Facebook? Từ này có nghĩa là sự hóng hớt và bàn tán những chủ đề đang hot hay những câu chuyện đang phốt trên mạng xã hội. Những người hít drama thường cảm thấy rất phấn khích, họ có thể bàn tán sôi nổi về chủ đề đó như chính mình là người chứng kiến câu chuyện.

Drama có nghĩa là gì trong game?

Drama không chỉ xuất hiện trên Facebook hay các trang mạng xã hội, trong phim mà nó còn được sử dụng ở trong lĩnh vực game. Vậy trong cộng động game thì drama nghĩa là gì? Cũng tương tự như trên Facebook hay các trang mạng xã hội khác, drama trong game chỉ những sự việc nổi bật hay là những phát ngôn sốc và gây ra nhiều tranh cãi. Hiện nay cũng có rất nhiều group được lập ra để bàn luận về những vấn đề về game hay là đưa ra những câu chuyện kịch tính để thu hút nhiều người chơi.

Tuy nhiên, khi tạo các drama game, nên tránh đăng tải những chủ đề gây căng thẳng, gây tranh cãi nhiều hoặc xuất hiện những tiêu cực không đáng có.

Drama có nghĩa là gì trong anime?

Thuật ngữ drama trong anime được sử dụng để chỉ những bộ phim hoạt hình của Nhật Bản xoay quanh cuộc đời của một nhân vật cụ thể nào đó với những yếu tố tình cảm, tâm lý, bi kịch, được đẩy lên cao trào và mang lại nhiều cảm xúc cuốn hút cho người xem.Ví dụ như hai bộ phim hoạt hình drama anime là One piece và Naruto được rất nhiều khán giả yêu thích.

Drama Queen là gì?

Dịch theo đúng tiếng Anh thì Drama Queen có nghĩa là nữ hoàng bi kịch. Từ này thường sử dụng để chỉ những cô nàng có tính cách rất là kỳ dị và bất thường, những cô nàng không muốn dính líu đến bất kỳ ai. Nguyên nhân dẫn đến tính cách này chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh gia đình hoặc môi trường sống không ổn định. Khi đó, cô gái sẽ tự tạo ra bi kịch cho chính mình mà không thể làm chủ được cảm xúc, chỉ biết đắm chìm trong những bi kịch mà mình tự tạo ra.

Web drama là gì?

Web drama là những bộ phim ngắn chiếu trên mạng. Đây là một thể loại phim điện ảnh mới nhưng không chiếu trên truyền hình như những bộ phim truyền thống. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền kiểm duyệt, đạo diễn sẽ tự công chiếu tác phẩm của mình trên các trang mạng, điển hình là youtube. Lợi nhuận thu được của bộ phim sẽ dựa trên số lượt view và bán quảng cáo.

Một số bộ web drama nổi tiếng của Việt Nam như: Bố già, xin chào Papa, Tâm sắc tấm. Một số bộ web drama nổi tiếng của Hàn như: Ending again, Falling in love, One Fine Week, Hay một số bộ web drama nổi tiếng của Trung Quốc như: Ôi! Hoàng đế bệ hạ của ta, Thiên Thiên trong lời đồn, .

Phim drama là gì?

Phim Drama là những bộ phim dài tập có nội dung phim và những tình tiết kéo dài. Phim thường xây dựng câu chuyện dựa trên nhân vật thật hoặc là một câu chuyện hư cấu. Nội dung kể về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai về những điều diễn ra trong cuộc sống, các vấn đề tình cảm, xã hội, Với những tình tiết éo le, những hoàn cảnh khó đỡ, đã đẩy cảm xúc của người xem lên cao trào tột cùng, gây kịch tính cho câu chuyện.

Hậu quả của hít drama

Những câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội để các bạn hít drama liệu rằng đó có phải là sự thật? Hay chỉ là những câu chuyện do ai đó bịa đặt hoặc đã thêm mắm dặm muối và làm mất đi bản chất thật của sự việc? Hay là các bạn cứ xem cho thỏa lòng rồi để trở thành những anh hùng bàn phím? Tóm lại, khi đứng trước một sự việc chúng ta chỉ nên đọc và không nên vội vàng phán xét người khác hãy định tội họ dựa trên cái nhìn từ một phía. Nhất là khi bạn chưa rõ đó có phải là sự thật hay không.

Các bạn có biết rằng đằng sau những lần các bạn hít drama để trở thành những anh hùng bàn phím đó thì người trong cuộc họ sẽ ra sao không? Có thể chỉ vì những lời lẽ trên mạng mà nhân vật chính cũng có thể sẽ bị đẩy đến bước đường cùng, thậm chí là họ có thể sẽ tìm đến cái chết.

Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện một nữ sinh sau khi chia tay bạn trai thì bị phát tán clip nhạy cảm trên mạng. Khi đó ai ai cũng kéo nhau vào hít drama, xin link rồi bàn tán một cách vô duyên. Hậu quả là bạn nữ sinh đó đã không thể chịu nổi lời lẽ của dư luận mà đã chọn các kết thúc là tự tử. Đã có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra rồi, đây chính là minh chứng cho dư luận là con dao 2 lưỡi. Dư luận có thể đẩy người ta lên đỉnh cao của thành công thế nhưng nó cũng có thể giết chết người vô hình. Vậy thủ phạm là ai? chính là những người thích hít Drama phát tán và buông những lời phán xét tiêu cực trên mạng xã hội.

Nói chung, bất cứ một sự việc nào cũng có 2 mặt của nó. Do đó, mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội và đứng trước các sự việc thì cần phải tự ý thức và đưa ra cho mình cách hành xử sao cho văn minh nhất. Biết điều nào nên nói và không nên nói. Drama không phải là xấu, thế nhưng nó sẽ dẫn đến những sự việc tiêu cực nếu như cứ sử dụng một cách bừa bãi, hay tràn lan và đi kèm đó là những hành động thiếu suy nghĩ của một bộ phận người sử dụng.

Trên đây tôi đã chia sẻ và giải thích cho bạn Drama là gì? Và những ý nghĩa được sử dụng phổ biến của drama hiện nay. Và hãy nhớ rằng khi nghe thấy bất kỳ một drama nào thì cần phải xác thực để tránh gây những tổn thương không đáng có đến người khác. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết và hãy là một người sử dụng mạng xã hội văn minh nhé.