Nước ta có bao nhiêu tỉnh trực thuộc trung ương năm 2024

Để bạn đọc có thêm thông tin về thực trạng và động thái tình hình kinh tế – xã hội cũng như nguồn lực phát triển của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của nước ta trong những năm gần đây, Tổng cục Thống kê đã biên soạn cuốn “Tư liệu kinh tế – xã hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 2015-2021” .

Nội dung cuốn sách gồm hai phần:

Phần 1: Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm số liệu từ năm 2015 đến năm 2021 của 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương được thu thập và tổng hợp từ nguồn số liệu do địa phương tính toán;

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030. Theo kế hoạch, sẽ có thêm ba tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Ninh, Thừa thiên - Huế và Khánh Hòa. Việt Nam hiện có năm thành phố trực thuộc trung ương, gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Tp.HCM và Cần Thơ.

Dự kiến tỉnh Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Và dự kiến tỉnh Khánh Hòa là thành phố trực thuộc trung ương theo Kết luận số 53-KL/TW ngày 24-12-2012 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Ngoài ra, tại Hà Nội, các huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thuộc Hà Nội dự kiến sẽ được thành lập thành quận.

Tại Vĩnh Phúc sẽ có các đô thị Vĩnh Phúc gồm khu vực các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và đô thị mới Bình Xuyên.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện phân loại đô thị theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030. Rà soát công tác quy hoạch đô thị, hướng dẫn các địa phương lập đề án phân loại đô thị; tổ chức thực hiện thẩm định, công nhận loại đô thị hoặc thẩm định trình cấp có thẩm quyền công nhận loại đô thị theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thực hiện, định kỳ kiểm tra, rà soát, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng cũng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức rà soát, thực hiện phân loại đô thị trên địa bàn đáp ứng quy định của pháp luật về phân loại đô thị và Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030.

Đối với các đô thị mới thành lập hoặc đã thực hiện sắp xếp sáp nhập đơn vị hành chính đô thị thì thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị, đầu tư phát triển đô thị đảm bảo tiêu chí phân loại đô thị; đánh giá phân loại lại để kiểm soát chất lượng đô thị.

Phân cấp hành chính Việt Nam là sự phân chia các đơn vị hành chính của Việt Nam thành từng tầng, cấp theo chiều dọc. Theo đó cấp hành chính ở trên (cấp trên) sẽ có quyền quyết định cao hơn, bắt buộc đối với cấp hành chính ở dưới (hay cấp dưới).

Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là:

Cấp tỉnh: Tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương Cấp huyện: Quận/ Huyện/ Thị xã/ Thành phố thuộc tỉnh/ Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương Cấp xã: Xã/ Phường/ Thị trấn. Ngoài ra còn có đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Dưới xã có làng/thôn/bản/buôn/sóc/ấp..., dưới phường/thị trấn có khu dân cư/khu phố/khu vực/khóm/ấp. Khi lượng dân cư đông thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường/thị trấn thì chia ra tổ dân phố, dưới tổ dân phố còn chia ra cụm dân cư. Đây là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân cư nhưng không được xem là cấp hành chính, và những người tham gia quản lý hoạt động ở cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức.

Việt Nam hiện có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Ngoài 05 thành phố này, thì hiện nay đang có nhiều tỉnh đang được Trung ương định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới (như Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế,…).

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế;

Đây là mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Bên cạnh đó, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh (Theo Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019).

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 bao gồm:

(1) Quy mô dân số thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có dân số từ 1.000.000 người trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô dân số của 05 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021 lần lượt là TP.Hồ Chí Minh 9.166,84 nghìn người; Cần Thơ 1.246,99 nghìn người; Đà Nẵng 1.195,49 nghìn người; Hải Phòng 2.072,39 nghìn người; Hà Nội 8.330,83 nghìn người.

(2) Diện tích tự nhiên thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích tự nhiên của 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt là Hà Nội 3.359,82 km2; Hải Phòng 1.526,52 km2; Đà Nẵng 1.284,73 km2; TP.Hồ Chí Minh 2.095,39 km2; Cần Thơ 1.440,40 km2.

(3) Đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên.

Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

(4) Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

(5) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13. Cụ thể:

- Cân đối thu chi ngân sách: Dư;

- Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước: 1,75 lần;

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%.

Lưu ý: Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có tiêu chí đặc thù đối với thành phố trực thuộc trung ương.

Cụ thể, Thành phố trực thuộc trung ương có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện bằng 50% mức quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục 2 (Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị):

- Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận;

- Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].