Ông nguyễn thành phong quê ở đâu

Ông nguyễn thành phong quê ở đâu

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại kỳ họp - Ảnh: T.H.

Sáng 24-8, tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP.HCM khóa X, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP.HCM khóa X đã miễn nhiệm chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Thành Phong.

Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã dành sự chia sẻ về việc ông Nguyễn Thành Phong vừa được Bộ Chính trị quyết định nhận nhiệm vụ mới.

Ông Nên nói việc ông Phong được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức phó trưởng Ban Kinh tế trung ương đã nằm trong phương án công tác nhân sự Đại hội Đảng XIII. 

Quyết định này được đưa ra thời điểm hiện nay đã được Bộ Chính trị cân nhắc kỹ lưỡng. 

Ông Nên nhấn mạnh ông Phong đã có thời gian dài gắn bó với TP.HCM, là cán bộ sớm trưởng thành từ công tác thanh niên. Hơn 35 năm công tác, ông Phong đã hoạt động sôi nổi. Nhất là trên cương vị phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phong luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

“Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP.HCM trân trọng, ghi nhận, cảm ơn tình cảm, nỗ lực và tâm huyết của đồng chí Phong. Đặc biệt hơn 80 ngày đêm căng mình cùng nhau ứng phó với đại dịch chưa từng có trong lịch sử, chúng ta sẽ không bao giờ quên những thời khắc này. Xin chúc đồng chí thành công trong nhiệm vụ mới và tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ để phát triển TP thời gian tới”, ông Nên nhấn mạnh.

Ông nguyễn thành phong quê ở đâu

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (phải) trao hoa cho ông Nguyễn Thành Phong - Ảnh: T.H.

Tại kỳ họp, HĐND đã miễn nhiệm chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Thành Phong.

Ông Nguyễn Thành Phong sinh năm 1962, quê quán tỉnh Bến Tre, là tiến sĩ kinh tế. Ông Phong từng giữ các chức vụ bí thư Thành đoàn TP.HCM rồi bí thư Trung ương Đoàn.

Năm 2007, ông giữ chức bí thư Quận ủy quận 2, sau đó 2 năm được điều động làm phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 2013, ông Phong được bầu làm chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.

Tháng 3-2015, ông được Bộ Chính trị điều về làm phó bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Tháng 12-2015, ông được bầu làm chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2011-2016.

Đến tháng 6-2016, ông tái đắc cử chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông nguyễn thành phong quê ở đâu
Ngày 24-8, HĐND TP.HCM bầu chủ tịch UBND TP thay ông Nguyễn Thành Phong

TIẾN LONG - THẢO LÊ

   Trong phiên họp chiều 28-6, kỳ họp thứ nhất HĐND TPHCM đã biểu quyết giới thiệu đại biểu Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2011-2016, giữ chức danh Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021. 

   Kết quả kiểm phiếu, đại biểu Nguyễn Thành Phong đạt được 102 phiếu/102 đại biểu tham dự kỳ họp (vắng 3 đại biểu), đạt tỷ lệ 97,14%.

   HĐND TPHCM đã biểu quyết thông qua Nghị quyết công nhận kết quả bầu đại biểu Nguyễn Thành Phong giữ chức danh Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021.

 

Ông nguyễn thành phong quê ở đâu

Ông Nguyễn Thành Phong tái đắc cử Chủ tịch UBND TPHCM. Ảnh: Việt Dũng

   Ông Nguyễn Thành Phong sinh ngày 18-7-1962, quê quán xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tham gia công tác từ năm 1985, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 8-9-1988, chính thức ngày 8-9-1989.

   Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ kinh tế; Trình độ chính trị: Cao cấp chính trị. Đại biểu Nguyễn Thành Phong hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2011-2016.

   Ngay sau khi được bầu vào chức danh Chủ tịch UBND TPHCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong thông qua tờ trình giới thiệu các Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021 gồm:

   1/ Ông Lê Thanh Liêm, sinh ngày 3-3-1963, quê quán xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 18-9-1991, chính thức ngày 18-9-1992, trình độ chuyên môn: Thạc sĩ kinh tế, Kỹ sư khai thác thủy sản; Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị. Ông Lê Thanh Liêm là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, đại biểu HĐND TPHCM khóa IX, Phó Chủ tịch UBND TPHCM khóa VIII.

   2/ Ông Lê Văn Khoa, sinh ngày 1-10-1961, quê quán xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 2-9-1985, chính thức ngày 2-9-1986; Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật, Cử nhân hành chính: Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị. Ông Lê Văn Khoa là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM khóa VIII.

   3/ Ông Trần Vĩnh Tuyến, sinh ngày 15-3-1965, quê quán xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21-1-1991, chính thức ngày 21-1-1992. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ chính trị học, Cử nhân luật; Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị. Ông Trần Vĩnh Tuyến là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, đại biểu HĐND TPHCM khóa IX, Phó Chủ tịch UBND TPHCM khóa VIII.

   4/ Bà Nguyễn Thị Thu, sinh ngày 25-7-1966, quê quán xã Tiên Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 22-6-1996, chính thức ngày 22-6-1997; Trình độ chuyên môn: Cử nhân QTKD, đang học Thạc sĩ kinh tế chính trị; Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị. Bà Nguyễn Thị Thu là Thành ủy viên, đại biểu HĐND TPHCM khóa IX, Phó Chủ tịch UBND TPHCM khóa VIII

   5/ Ông Huỳnh Cách Mạng, sinh ngày 15-5-1965, quê quán xã Tân Thạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 20-6-1986, chính thức ngày 20-6-1987; Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ hành chính, Kỹ sư kinh tế công nghiệp; Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị. Ông Huỳnh Cách Mạng là Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM khóa VIII.

Kết quả kiểm phiếu, ông Lê Văn Khoa đạt tỷ lệ 94,28%; ông Lê Thanh Liêm đạt tỷ lệ 94,28%; ông Trần Vĩnh Tuyến đạt tỷ lệ 92,38%, ông Huỳnh Cách Mạng đạt tỷ lệ 88,57% và bà Nguyễn Thị Thu đạt tỷ lệ 87,64%.

Ông nguyễn thành phong quê ở đâu

Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng và Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm

chúc mừng lãnh đạo UBND TPHCM. Ảnh: Việt Dũng

    HĐND TPHCM đã biểu quyết thông qua Nghị quyết công nhận kết quả bầu các Phó Chủ tịch UBND TPHCM khóa IX đạt được số phiếu tín nhiệm trên. 

 Ủy viên UBND TPHCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021

HĐND TPHCM vừa tiến hành bầu chức danh Ủy viên UBND TPHCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021, gồm các ông bà:

1/ Trương Văn Lắm, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ TP

2/ Huỳnh Văn Hạnh, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp TP

3/ Sử Ngọc Anh, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP

4/ Phan Thị Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính TP

5/ Phạm Thành Kiên, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Công thương TP

6/ Nguyễn Phước Trung, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP

7/ Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải TP

8/ Trần Trọng Tuấn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng TP

9/ Nguyễn Toàn Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP

10/ Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP

11/ Lê Minh Tấn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP

12/ Nguyễn Việt Dũng, Thành ủy viên, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP

13/ Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP

14/ Nguyễn Tấn Bỉnh, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Y tế TP

15/ Nguyễn Long Tuyền, Thành ủy viên, Chánh Thanh tra TP

16/ Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng UBND TPHCM

17/ Ngô Văn Triển, Trưởng Ban Dân tộc TP

18/ Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP

19/ Phan Hữu Như Khuê, Thành ủy viên, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP

20/ Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Giám đốc Sở Du lịch TP

21/ Trương Văn Hai, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP

22/ Lê Đông Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Công an TP   

(Theo SGGPO)