Pà pá nghĩa là gì

Miếng Ngon Hà Nội của Vũ Bằng được xếp ở khu sách văn học. Bánh Mì Thơm, Cà Phê Đắng cũng th, còn cuốn này không có một công thức nấu ăn nào (thực ra là có, món vịt hầm chanh muối, nhưng cực kì sơ lược) thì được xếp vào quầy sách nấu ăn. Nếu không có thói quen lượng quanh quầy này để lựa sách thì ít mà ngắm ảnh chụp mấy món ăn trông ngon lành thế nào, người đọc cũng không có cơ hội biết một cuốn sách hay như vậy.

So với những cuốn chuyên đề về ẩm thực từng được đọc, sách không quá đào sâu vào lịc

Xem thêm: Đối lưu bức xạ nhiệt là gì? Tìm hiểu giải đáp vật lý 8

Miếng Ngon Hà Nội của Vũ Bằng được xếp ở khu sách văn học. Bánh Mì Thơm, Cà Phê Đắng cũng th, còn cuốn này không có một công thức nấu ăn nào (thực ra là có, món vịt hầm chanh muối, nhưng cực kì sơ lược) thì được xếp vào quầy sách nấu ăn. Nếu không có thói quen lượng quanh quầy này để lựa sách thì ít mà ngắm ảnh chụp mấy món ăn trông ngon lành thế nào, người đọc cũng không có cơ hội biết một cuốn sách hay như vậy.

So với những cuốn chuyên đề về ẩm thực từng được đọc, sách không quá đào sâu vào lịch sử, sự hình thành hay văn hóa trong ăn uống. Bằng từ ngữ bình dân, cách kể chuyển cũng rất bình dân, thiên về văn nói hơn văn viết; nhưng cực kì cuốn hút, vì ở đây, gia vị của văn chương nhiều hơn.

Hầu h ết mọi người đều có món ăn yêu thích, nhưng kỉ niệm gắn bó với nó gần như chẳng ai có cả. Như món ăn “tủ” về cả thưởng thức và tài nghệ vào bếp của tôi là chả giò, thì tôi củng chẳng nhớ từ khi nào mình giỏi làm món này, từ khi nào mình thích ăn món này, và khi ăn mình nhớ đến khung cảnh nào, con người nào sất. Chỉ có kí ức có chút cảm xúc nhưng hơi tiêu cực là hồi cấp 2 hay ra căn tin mua một xiên chả giò 2 cuốn giá 1 ngàn thì bị con nhỏ ngồi cạnh trấn lột hết 1 cuốn. Mà chả giò cũng dở, độn sắn quá nhiều làm mất độ giòn nên cuối cùng là cũng không đáng kể mấy.

Quay lại câu chuyện ẩm thực của khu Chợ Lớn, cái làm nên nét riêng của sách là cảm xúc trong từng bài viết. Không chỉ đơn thuần là nỗi nhớ khi không thể thưởng thức một món nào đó (không phải theo chiều không gian như trong Miếng Ngon Hà Nội, mà theo chiều thời gian khi nhiều món đã bị thất truyền, hoặc không thất truyền nhưng chẳng còn mấy ai muốn ăn như món cháo trong bữa cơm người Tiều), mà còn những câu chuyện đằng sau món ăn. Chuyện món dưa chải hầm ruột heo và sự hồn nhiên của trẻ con (“Mà thôi, nó tức giận là tui vui rồi. Ai biểu ba má nó đặt tên nó xấu chi”), các món bánh cưới của người Tiều và ý nghĩa, những truyền thuyết đằng sau chúng. Món cháo của ông, món lẩu của pà pá,… món gì cũng gắng với tác giả một kỉ niệm lớn nhỏ. Càng về sau sách, nỗi nhớ của tác giả lên hồn xưa của Chợ Lớn, với ông, ba, gia đình mình ngày càng nhiều hơn, khiến sách càng thêm sức nặng.

Sinh ra trong một gia đình sành ăn, là một cây bút chuyên viết về ẩm thực, hiện đang kinh doanh thực phẩm, thì không thể nghi ngờ khả năng phê bình ẩm thực của Minh Cúc. Cô thích đi ăn một món ở nhiều chỗ để tìm chỗ ăn ngon nhất (giống tôi cũng lùng sục các nhà sách khác nhau), và cũng không ngạc nhiên khi những chỗ ấy có thể là nhà hàng sang chảnh (món dim sum) hay những xe hàng bình thường (bột chiên, vịt nướng tiêu); cũng giống như nhân tài có thể đến từ bất cứ đâu vậy. Trong công cuộc đổi mới, nhiều chỗ ăn uống mất đi vì chủ quán qua đời không ai kế nghiệp, chuyển nghề (mà gần đây phong trào trả lại vỉa hè đang góp phần đẩy mạnh chuyện này), làm tác giả bồi hồi nhớ lại. Đó là chỗ cô và ba cô hay đi ăn, chỗ bán món nước yếm rùa trứ danh… “người xưa không còn, mà cảnh cũ nay cũng có còn đâu”.

Chợt nghĩ, tình yêu gia đình, yêu văn hóa bắt đầu từ thứ nhỏ nhoi, mà ẩm thực lại là thứ tưởng nhỏ nhưng lại không nhỏ. Nỗi nhớ món ăn rất mãnh liệt, không phải muốn là được ăn, nhưng nó vẫn cứ xuất hiện, khi có một hình ảnh nào đó gợi lại, hoặc đột ngột đến trong … bất kì hoàn cảnh, không gian, thời gian nào. Mà những món đó, phần nhiều không phải là cao lương mĩ vị gì cả.

Gia đình người đọc hiện cũng đã vơi nhiều những bữa cơm cùng nhau. Nhưng những kí ức về buổi cơm tối lúc 10h đêm (thậm chí 1 giờ sáng), những buổi sáng cùng ăn phở, ăn mì hoành thánh thì vẫn thế, thi thoảng lại chợt đến khi đang ăn một mình. Ba thì thích ăn đồ kho chay thập cẩm, ăn vơi nửa nồi cho thêm đậu hũ, đậu que vào đầy rồi kho tiếp, thành ra thành “nồi kho Thạch Sanh”. Mẹ thích ăn thịt luộc cuốn bánh tráng chấm mắm nêm, món quê xứ Quảng. Bà chị thích ăn pizza Magarhita và uống trà sữa bỏ bữa cơm.

Cả 3 món tôi đều không thích. Nhưng tôi thích và sẽ nhớ mãi niềm vui của người ăn, và của bản thân mình khi quan sát người mình yêu quý thưởng thức món ngon.

Xem thêm: Local Brand là gì? – Xu hướng chọn đồ Local Brand

…more

Source: https://blogchiase247.net
Category: Hỏi Đáp

CÔNG TY TNHH GMG VIỆT NAM

Địa chỉ : Số nhà 255, ngõ 68, đường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024.3786.6777

Email: 

Pà pá nghĩa là gì


Page 2

CÔNG TY TNHH GMG VIỆT NAM

Địa chỉ : Số nhà 255, ngõ 68, đường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024.3786.6777

Email: 

Pà pá nghĩa là gì


Page 3

CÔNG TY TNHH GMG VIỆT NAM

Địa chỉ : Số nhà 255, ngõ 68, đường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024.3786.6777

Email: 

Pà pá nghĩa là gì

Pà pá nghĩa là gì

(Vietnamtimes) – “Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi” là câu cửa miệng mỗi chiều trong tuổi thơ của một gia đình người Hoa sống ở Chợ Lớn trải qua ba thế hệ gần 100 năm.

“Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi” không phải là sách dạy nấu ăn, dù cuốn sách nói về hơn 30 món thuộc loại “đặc sản” của người Hoa: Bánh bao, bánh tổ, bánh hẹ, cải chua ruột heo, chì mà phủ (chè mè đen), lạp vịt, sủi cảo, hột gà trà… mà sau món ăn còn là tình, là nghĩa.

Ông già Tiều 80 tuổi buổi sáng chỉ ăn cháo trắng nhưng đủ sức tát vào mặt để cảnh cáo ông thầy giáo vì ham vợ bé nên đánh vợ lớn đến gãy tay. Hoặc món bánh bá trạng là cách cư xử đẹp đẽ với nhau giữa hai người phụ nữ lấy chồng chung. Tâm tình của những người phụ nữ Chợ Lớn lo toan bữa cơm hàng ngày phục vụ chồng con.

Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi

-Tác giả: Minh Cúc

Tên đầy đủ: Nguyễn Thị Minh Cúc.

Sinh 05/07/1977 tại TP.HCM

Tác giả từng là phóng viên Báo Sài Gòn Tiếp Thị, Thế Giới Tiếp Thị, phụ trách các mảng ẩm thực – du lịch, mua sắm – tiêu dùng… Hiện chị mở cửa hàng online chuyên về các món ăn đặc sản của người Hoa. Tổ chức một số chương trình tham quan với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực người Hoa – Chợ Lớn”, “Ăn đêm ở Chợ Lớn”.

-NXB Phụ Nữ, Phương Nam Book

-Công ty phát hành Nhà Sách Phương Nam 

Ngộ, một cuốn sách ẩm thực!

Pà pá nghĩa là gì

Minh Cúc, trong những trang viết “Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi”, làm mình không thôi ngạc nhiên, thán phục.

Không phải chỉ vì Cúc viết sách, mà là một cuốn sách ăn khách hẳn hoi. Không hiểu lơ đãng thế nào mà từng ấy năm làm chung báo mình không nhận ra cô ấy là người Hoa, một người Hoa bình dân như hàng mấy trăm năm cũ người Hoa đã đến đây.

Chính yếu là Minh Cúc như là chính cô ấy vậy, hồn nhiên chảy cuộc sống của mình qua những món ăn đầy ắp kỉ niệm riêng tư nhưng lại như thủ thỉ câu chuyện của một Sài Gòn quen thuộc đến dễ dàng bị bỏ quên. Cái không gian không rõ chợ hay quê, cùi cụi những tính cách hết mình, thắm thiết, nồng nàn nhưng giản đơn đến kỳ lạ, ở đâu mà đông ken trong các trang sách dung dị của Minh Cúc vậy. 

Minh Cúc viết về các món ăn của người Hoa Nam Bộ mà mùi mẽ của nó lại thơ thới phẩm vị con người, cái phẩm vị đặc trưng của một vùng đất phóng khoáng. Từng món ăn, từng bữa ăn trong sách Minh Cúc như dọn mâm bát cho những trải nghiệm chân thành của tình thân, của chòm xóm, và chan chứa tình tự quê hương.

Kể cả là tình tự cố hương cũng nhẩn nha trong mùi vị, cốt cách của món ăn và trong cái cách mà người Hoa sinh sống, lễ lạc, vui tươi, hào hứng, như thể đang thắm mình ở vùng đất mới, chứ không quay quắt, lẩn thẩn.  

Các hương vị truyền thống của gốc gác cứ tự nhiên tìm thấy nắng, thấy nước, thấy lửa củi của nơi mà với họ chưa bao giờ là đất khách. 

Tâm Chánh