Tại sao trẻ đòi bú liên tục

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục là do dạ dày con ngày càng phát triển, mỗi ngày nhu cầu sữa sẽ tăng cao; cũng có thể do bé bú yếu hoặc lượng sữa của mẹ không đủ cho con bú no. Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh đòi bú liên tục
  • Trẻ sơ sinh thức đêm đòi bú liên tục là vì sao?
  • Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục có tốt hay không?
  • Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đòi bú liên tục

Các chuyên gia phân loại thành 3 nhóm nguyên nhân chính:

Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục do đang trong giai đoạn phát triển

Dạ dày của trẻ ngày càng phát triển. Vì thế nhu cầu bú mẹ của con sẽ ngày càng cao. Cột mốc tăng trưởng nhảy vọt của con sẽ rơi vào giai đoạn 7 – 10 ngày đầu sau sinh. Tiếp đón là tuần thứ 2 – 3 và tuần thứ 4 – 6.

Mẹ cần biết khi mới chào đời lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần chỉ khoảng 6 – 7ml/cữ. Tới ngày thứ 3 sau sinh là: 22 – 27ml sữa/cữ. Sau 1 tuần, trẻ hấp thụ khoảng: 40 – 60ml sữa/cữ. Sau 2 tuần đến 1 – 2 tháng lượng sữa trung bình là 60 – 120ml/cữ.

Tại sao trẻ đòi bú liên tục
Nhu cầu bú mẹ của con sẽ ngày càng cao Nguồn ảnh: iStock)

Bé sơ sinh đòi bú liên tục vì bú yếu

Một số trẻ sinh non hay trẻ gặp vấn đề về răng, lưỡi (nấm miệng, dính thắng lưỡi,…) sẽ khiến con có sức bú yếu hơn bình thường. Vì thế, bé bú nhiều lần hơn bình thường mới đủ lượng sữa đáp ứng đủ nhu cầu của con.

Lượng sữa của mẹ không đủ để cho trẻ sơ sinh bú

Một trong những nguyên nhân phổ biến đó là lượng sữa của mẹ quá ít. Sữa mẹ trong trường hợp này không đáp ứng đủ nhu cầu cho bé. Mẹ nhiều khi không để ý nên nghĩ con bú nhiều với lượng sữa đầy đủ, đặc biệt với những trẻ mới sinh. Thực tế, con bám ti nhiều vì mẹ không có sữa.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trẻ sơ sinh thức đêm đòi bú liên tục là vì sao?

Mẹ cần biết 1 số nguyên nhân khiến bé sơ sinh trên 4 tháng thức giấc đòi bú ban đêm:

  • Mẹ cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình cho đến khi bé ngủ say. Nếu ký ức cuối cùng của trẻ trước khi ngủ là được cho bú thì bình sữa hay bầu sữa của mẹ sẽ trở thành một vật an toàn đối với bé. Trẻ sẽ không thể ngủ được nếu thiếu vật an toàn này. Khi bị thức giấc giữa đêm thì bé sẽ ngủ lại nếu được cho bú.
  • Bé vẫn còn ôm bình khi đã nằm trong giường. Nếu trẻ quen được bú 1 bình trong đêm, thì khi sữa trong bình hết trẻ sẽ tỉnh hẳn và khóc đòi bình sữa mới, đây là lý do khiến trẻ sơ sinh thức đêm đòi bú liên tục.
  • Mẹ cho bé ăn quá nhiều lần vào ban ngày: không ít mẹ có suy nghĩ sai lầm là “cho ăn theo nhu cầu” tức là sẽ cho bú bất cứ lúc nào trẻ khóc. Điều này dẫn đến trẻ có thể được cho bú rất sát nhau, mỗi 30 đến 60 phút. Dần dần trẻ sẽ quen với cách cho ăn số lượng ít với khoảng cách giữa 2 lần bú ngắn lại thay vì ít nhất là 2 giờ lúc còn là sơ sinh hoặc 4 giờ lúc trẻ được 4 tháng tuổi. Chính điều này đã tạo nên thói quen đòi bú nhiều lần vào ban đêm của trẻ.

Mẹ cho bé ăn quá nhiều lần vào ban ngày sẽ khiến con quen với thói quen đó (Nguồn ảnh: iStock)

Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục có tốt hay không?

Thực tế thì việc ăn ngủ của trẻ sơ sinh tùy thuộc vào nhu cầu và sức ăn của mỗi bé. Có giai đoạn trẻ sơ sinh ngủ ít ăn nhiều nhưng có giai đoạn lại ngủ nhiều ăn ít. Vì vậy, trẻ đòi bú liên tục không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con. Mẹ hay cho trẻ bú theo nhu cầu của con.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh đòi ăn liên tục sẽ rất dễ bị trớ vì dạ dày và hệ tiêu hóa quá tải. Vì vậy, mẹ phải cho bú đúng cách. Sau khi ăn xong vỗ ợ hơi cho con khoảng 20 phút. Do lúc này dạ dày của trẻ nằm ngang chứ chưa nằm dọc như người trưởng thành. Bé bú nhiều thường nuốt nhiều khí. Vì vậy, việc vỗ ợ hơi sẽ giúp bé tống được các khí đang bị kẹt trong dạ dày ra ngoài. Bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm tình trạng nôn trớ sau bú. Thể tích dạ dày được giải phóng nên bé sẽ bú được nhiều sữa hơn. Từ đó bé sẽ no lâu và ngủ ngon hơn.

Tại sao trẻ đòi bú liên tục
Bé đòi bú liên tục khiến mẹ không có thời gian nghỉ ngơi (Nguồn ảnh: iStock)

Những điều mẹ cần chú ý

Không lên lịch bú mà để con được bú theo nhu cầu

Việc lên lịch bú cho bé không nhất thiết là sau 2 – 3 tiếng hay mỗi cữ bú bao lâu. Điều mẹ nên làm là cho bé bú khi con đói. Bởi vì, khi đó lực mút của bé mới mạnh, bú sẽ được nhiều và nhanh hơn. Tuyến sữa của mẹ cũng được kích thích để tiết ra dễ dàng hơn.

Tuy nhiên mẹ cũng không nên để bé đói quá mới cho bú. Vì làm vậy con sẽ quấy khóc, mệt tự nhiên sẽ bỏ bú. Vì thế, các mẹ cần nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú mẹ để cho con ăn kịp thời.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cho con bú đúng cách

Cách cho con bú đúng giúp bé dễ chịu, thoải mái, hấp thu sữa dễ dàng như sau:

  • Các mẹ cần ngồi thư giãn, thoải mái để có được tư thế cho con bú đúng.
  • Bế bé bằng hai tay sao cho mặt bé hướng thuận vào bầu vú. Mẹ nên áp sát vào người bé, đầu và thân bé phải được để thẳng.
  • Khi cho ngậm ti, phải cho bé ngậm hết phần quầng vú để có thể tiết ra dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ bỉm giải tỏa lo âu khi trẻ đòi bú liên tục dù đã cho ăn trước đó. Hãy tham khảo những nguyên nhân trên đây và tìm cách khắc phục ngay, tránh tình trạng mẹ và bé cùng kiệt sức.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

By Victoria Healthcare 31 Tháng 8 2020

Tại sao trẻ đòi bú liên tục

Một trẻ đòi bú nhiều lần trong đêm là trẻ:

• Trên 4 tháng tuổi , hay thức giấc và khóc đòi bú sữa một hoặc nhiều lần mỗi đêm .

• Chỉ có thể ngủ lại được nếu được ôm ấp và cho bú.

• Được cho bú mẹ hay bú bình cho đến khi ngủ thiếp đi trong giấc ngủ ngày hay giấc ban đêm.

• Thức giấc để được cho bú ban đêm từ lúc mới sanh.

THÔNG THƯỜNG THÌ KHI NÀO NÊN CHO BÉ BÚ ĐÊM?

Từ lúc mới sanh đến 2 tháng tuổi, hầu hết các em bé thức dậy hai lần mỗi đêm để đòi bú. Từ 2 tháng đến 3 tháng, trẻ cần bú thêm 1 lần vào giữa đêm. Khoảng 4 tháng tuổi, phần lớn trẻ bú bình sẽ ngủ hơn 7 tiếng đồng hồ mà không cần bú gì cả. Còn trẻ bú mẹ thì có thể ngủ suốt đêm khi được 5 tháng tuổi. Bình thường trẻ lứa tuổi này không cần năng lượng vào ban đêm và có thể ngủ cả đêm mà vẫn khỏe.

TẠI SAO CÓ TRẺ LẠI THỨC GIẤC BAN ĐÊM ĐỂ ĐÒI BÚ?

Có vài lý do lí giải tại sao trẻ trên 4 tháng tuổi thức giấc đòi bú ban đêm , đó là:

• Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình cho đến khi trẻ ngủ say. Nếu ký ức cuối cùng của trẻ trước khi ngủ là được bú mẹ hay bú bình , thì cái bình hay cái vú của mẹ sẽ trở thành một vật an toàn cho trẻ. Do đó trẻ sẽ không thể ngủ được nếu thiếu vật an toàn này. Nên khi thức giấc ban đêm, trẻ sẽ có thói quen ngủ lại nếu đã được cho bú.

• Vẫn còn ôm bình khi nằm trong giường. Nếu trẻ quen được bú 1 bình trong đêm, thì khi bình hết, trẻ sẽ thức tỉnh hẳn và khóc đòi cái bình đầy mới.

• Cho ăn quá nhiều lần vào ban ngày: vài bà mẹ có suy nghĩ sai lầm là “ cho ăn theo nhu cầu” nghiã là cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ khóc và có bà dùng cách cho bú mẹ để làm hài lòng trẻ. Điều này dẫn đến trẻ có thể được nuôi ăn mỗi 30 đến 60 phút. Và trẻ trở nên quen với cách cho ăn số lượng ít với khoảng cách giữa 2 lần bú ngắn lại thay vì ít nhất là 2 giờ lúc còn là sơ sinh hoặc 4 giờ lúc trẻ được 4 tháng tuổi. Chính điều này đã tạo nên thói quen đòi bú nhiều lần vào ban đêm của trẻ.

TÌNH TRẠNG NÀY KÉO DÀI BAO LÂU?

Nếu bạn tập cho trẻ theo những hướng dẫn sau một cách hiệu quả, thì hành vi của trẻ chắc chắn sẽ cải thiện trong vòng 2 tuần. Đối với trẻ lớn thì có thể sẽ lâu hơn vì rất khó thay đổi thói quen của trẻ. Trẻ sẽ phản kháng rất dữ dội và khóc hàng giờ. Tuy nhiên nếu bạn không kiên nhẫn tập cho trẻ thì trẻ sẽ không ngủ được suốt đêm đến 3-4 tuổi và những hoạt động ban ngày sẽ làm cho trẻ kiệt sức.

BẠN CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO CON?

Đây là những hướng dẫn cho bố mẹ có con trên 4 tháng tuổi thường khóc đòi bú nhiều lần ban đêm:

1. Dãn dần khoảng cách giữa các lần cho bú vào ban ngày. Nếu con bạn quen cho bú mỗi một giờ thì bạn dãn dần ra một tiếng rưỡi mới cho bú, nếu trẻ chấp nhận thì tiếp tục dãn ra thành mỗi 2 giờ mới cho bú . Nếu trẻ khóc đòi bú thì có thể cho trẻ núm vú giả. Đối vớ trẻ bú bình , bạn có thể cho trẻ 4 bình mỗi ngày lúc 4 tháng tuổi, còn đối với trẻ bú mẹ thì cần 5 lần bú mẹ cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi. Lúc này trẻ đã ăn thêm bột và bạn có thể tập cho trẻ uống sữa bằng ly. Đánh thức trẻ để cho cữ bú sữa cuối cùng nên vào lúc 9 đến 10 giờ ,nếu bạn muốn trẻ ngủ ngon đến 6 giờ sáng.

2. Vào giờ đi ngủ ban đêm hoặc ban ngày, nên đặt trẻ vào nôi lúc trẻ lơ mơ ngủ chứ không phải là ngủ say hoàn toàn. Điều này sẽ từ từ giúp trẻ học được cách tự làm cho mình ngủ và nhận ra là ngủ là phải nằm trên giường chứ không phải là ở trên vai hay ở lòng mẹ . Đừng cho trẻ ôm bình bú trong giường ngủ của trẻ mà nên cho trẻ bú ở phòng khác và nên cho trẻ bú sữa 1 giờ trước giờ đi ngủ, nếu trẻ có ngủ sau khi mới bú xong thì nên đánh thức trẻ dậy. Vì nếu không, trẻ sẽ có thói quen là phải bú mới ngủ được và không thể tự mình đi vào giấc ngủ nếu chưa được bú. Và điều này sẽ làm trẻ cứ đòi bú mỗi lần thức giấc ban đêm.

3. Nếu bạn cho trẻ ngủ phòng riêng: hãy ghé vào thăm trẻ mỗi 5-15 phút nếu trẻ còn khóc vào giờ ngủ. Nếu trẻ sợ điều gì đó hãy ôm trẻ và vỗ về để trẻ bình tĩnh lại. Đừng bật đèn lên, cố gắng động viên trẻ và cho trẻ vài thứ khiến trẻ có cảm giác an toàn như: búp bê, thú nhồi bông, cái chăn. Đừng ở lại trong phòng trẻ quá 1 phút. Cố gắng rời phòng trước khi trẻ ngủ say.

4. Sau cữ ăn cuối lúc 9-10 giờ, bạn có thể cho trẻ bú chỉ thêm một lần nữa trong đêm, nhưng phải sau cữ cuối 4 giờ hoặc hơn

5. Giảm dần lượng sữa bú trong đêm mỗi 30ml trong mỗi 2-3 đêm cho đến khi trẻ không cần bú nữa mà vẫn ngủ được.

Ngoài ra còn có thêm các cách khác như:

6. Đưa nôi trẻ sang phòng khác. Nếu không thể làm điều đó, thì phủ một cái chăn che một phía nôi để trẻ không thấy bạn khi trẻ thức dậy.

7. Đừng để trẻ ngủ nhiều ban ngày, chỉ cần 2 giấc ngủ ngày, 2 giờ mỗi giấc là đủ .

9. Hãy ghi nhật ký khi nào trẻ thức và ngủ , bạn có thể đem cho bác sĩ xem để được tư vấn thêm .

KHI NÀO BÉ CẦN KHÁM BÁC SĨ?

- Khi trẻ không lên cân tốt.

- Bạn nghĩ trẻ khóc là do bệnh thật sự.

- Trẻ không cải thiện sau 2 tuần áp dụng các hướng dẫn trên.

(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)