Cảng liên chiểu ở đâu

(KTSG Online) – Sau thời gian trì hoãn vì đợt bùng phát dịch Covid-19 mạnh cuối năm ngoái, Đà Nẵng bắt đầu khởi động các hợp phần của dự án đầu tư cảng Liên Chiểu, nằm trong quy hoạch trở thành cảng nước sâu đón tàu có trọng tải lớn và dần thay thế cảng Tiên Sa hiện hữu sẽ trở thành cảng chuyên đón tàu du lịch.

Cảng liên chiểu ở đâu
Cảng Tiên Sa tại Đà Nẵng đón tàu hàng và tàu du lịch cùng lúc. Với việc đầu tư cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng sẽ có hai cảng để phục vụ riêng biệt tàu hàng hóa và tàu du lịch. Ảnh: Nhân Tâm

HĐND thành phố Đà Nẵng đã biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu.

Đây là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp 1, diện tích sử dụng đất 23,5 ha. Tổng vốn đầu tư dự án là 1.203 tỉ đồng, sử dụng vốn ngân sách trung ương và ngân sách thành phố.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên làm chủ đầu tư kiêm điều hành, thời gian thực hiện từ năm 2021 – 2025. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2022 chuẩn bị đầu tư, giai đoạn 2022 – 2025 triển khai thực hiện.

Dự án nhằm tạo tuyến đường vận tải độc lập, kết nối đường nội bộ cảng Liên Chiểu đi đường tránh Nam Hải Vân. Dự án sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ đường nội bộ của cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân với chiều dài khoảng 2,95 km, bao gồm nhánh ra nút giao cuối tuyến dài khoảng 700 m, mặt cắt ngang 30 m, quy mô sáu làn xe.

Dự án cũng có hai nút giao khác mức bằng cầu vượt, gồm một nút giao đầu tuyến với quốc lộ 1 cũ và đường sắt Bắc – Nam hiện hữu, một nút giao cuối tuyến với đường tránh Nam Hải Vân, cầu qua kênh theo quy hoạch, mở rộng cầu Liên Chiểu cũ và đường dẫn hai đầu cầu.

Bên cạnh đó, đường vào Suối Lương sẽ được xây dựng hầm chui. Dự án cũng có hợp phần mở rộng đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ vị trí cách đầu cầu Liên Chiểu khoảng 200 m về phía trung tâm thành phố) và đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước có khẩu độ cống phù hợp với tính toán thủy văn, thủy lực…

Về đầu tư cảng Liên Chiểu, theo UBND thành phố Đà Nẵng, thành phố sẽ hoàn thành công tác đấu thầu và khởi công các gói thầu dự án trong tháng 9-2022.

Trong quá trình triển khai, thành phố sẽ tiếp tục tham khảo kinh nghiệm xây dựng cảng ở một số địa phương, đề xuất hình thức đầu tư dự án bến khởi động để làm cơ sở triển khai các bước kêu gọi đầu tư. Trong đó, lưu ý xúc tiến các hãng tàu lớn trong nhóm 10 hoặc 15 hãng tàu lớn nhất thế giới tham gia đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng cảng Liên Chiểu.

Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu (phần cơ sở hạ tầng dùng chung) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 3-2021. UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã bố trí vốn trung ương 200 tỉ đồng.

Theo phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng bến cảng Liên Chiểu  – phần cơ sở hạ tầng dùng chung. dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung bến cảng Liên Chiểu góp phần tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu. Trong đó, giai đoạn đầu đáp ứng lượng hàng hóa thông qua cảng đến 5 triệu tấn/năm.

Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 3.426 tỉ đồng, gồm nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 hỗ trợ dự án là 2.994,59 tỉ đồng (vốn ngân sách trung ương hỗ trợ dự án kết nối, có tác động liên vùng mang ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bên vững là 2.000 tỉ đồng; vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và được phân bổ theo ngành, lĩnh vực là 994,59 tỉ đồng). Còn lại sử dụng vốn ngân sách địa phương của Đà Nẵng.

Quy mô của dự án gồm các hạng mục chính, như: kè chắn sóng, đê chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU.

Hai năm gần đây, tuy ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng các ngành vận tải biển, dịch vụ cảng biển, logistics trên thế giới vẫn tăng trưởng khá tốt.

CẢNG BIỂN LUÔN HẤP DẪN NHÀ ĐẦU TƯ

Theo các chuyên gia, vận tải biển giá vẫn là rẻ nhất và chiếm sản lượng lớn nhất hiện nay. Đặc biệt, khi 17 FTA có hiệu lực thì nhu cầu hội nhập của Việt Nam ngày càng lớn kéo theo nhu cầu trao đổi hàng hóa rất lớn. Việc sử dụng các tàu vận tải biển lớn đang là xu thế mới, do đó, đầu tư xây dựng cảng biển lớn là xu hướng phát triển giúp cho ngành vận tải và khai thác cảng biển càng tăng thêm hiệu quả.

Năm 2022, mặc dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp bởi các biến chủng mới, nhưng theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải biển, năm nay khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tăng từ 3- 4% so với năm 2021.

Tốc độ dự báo tăng trưởng như vậy tuy chưa phải là cao, nhưng với tỷ trọng khá đóng góp vào tăng trưởng GDP thì tỷ lệ này là con số rất có ý nghĩa. Vì vậy, các nhà đầu tư hiện nay đang rất quan tâm đến đầu tư hạ tầng cảng biển.

Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay phân theo địa lý của 3 vùng miền.

Ở khu vực miền Bắc, ngoài cảng Hải Phòng, cảng Lạch Huyện đã và đang mở rộng xây dựng, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của khu vực miền Bắc trực tiếp đến thị trường châu Âu, châu Mỹ. Dự án có quy mô đầu tư là 6.425,2 tỷ đồng; giai đoạn 1 (từ năm 2020 - 2025) là 6.072 tỷ đồng.

Trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ cũng sẽ ưu tiên triển khai cảng Nam Đồ Sơn (Hải Phòng) để hỗ trợ xuất khẩu, biến khu vực này thành cảng và cụm công nghiệp.

Ở khu vực phía Nam, ngoài hệ thống hàng chục cảng biển ở TP.HCM đã có như: Tân Cảng, Cát Lái, Tân Thuận, Bến Nghé,… cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã và đang phát huy hiệu quả tốt và ngày càng được phát triển mở rộng quy mô theo hướng hiện đại hóa.

Hiện luồng vào cảng có độ sâu 14,5m, có thể đón tàu 100.000 DWT nên có thể cạnh tranh trong khu vực. Thời gian tới, cụm cảng này sẽ được ưu tiên nạo vét đoạn luồng từ phao số 0 đến khu bến container Cái Mép đạt độ sâu đến 15,5m cho tàu lớn ra vào thuận tiện.

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã bổ sung thêm cảng nước sâu Trần Đề ở tỉnh Sóc Trăng vào quy hoạch đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc xây dựng cảng Trần Đề sẽ tạo bước đột phá mới cho tỉnh Sóc Trăng và cả vùng Tây Nam bộ trong việc lưu chuyển hàng hóa của 6 tỉnh miền Tây, thay cho trước đây phải vận chuyển đến TP.HCM và ngược lại.

Hiện nay, các cảng miền Nam và miền Bắc chiếm 95% sản lượng hàng container của cả nước, tỷ lệ này ở miền Trung chỉ chiếm 5%. Vì vậy, trong tương lai, miền Trung rất cần có một cảng đầu mối, cảng mớn nước sâu làm động lực mang tính “đòn xeo” cho kinh tế vùng và khu vực phát triển.

CẢNG LIÊN CHIỂU CẦN ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Vịnh Đà Nẵng là nơi có độ sâu vũng neo tàu từ 15-17m, tương đối kín gió, rất phù hợp với việc xây dựng cảng cho tàu trọng tải lớn (100.000 DWT). Đà Nẵng là cửa ngõ tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), rất thuận lợi trong việc kết nối các phương tiện giao thông từ cảng biển với các lĩnh vực vận tải khác như đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giảm đáng kể chi phí logistics…

Ngày 25/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 435/QĐ-TTg Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Trong đó, công trình bến cảng có tổng diện tích 45,45 ha; các hạng mục chính như kè chắn sóng (dài khoảng 820 m), đê chắn sóng (dài khoảng 350 m), luồng tàu (dài khoảng 7.250 m, rộng 160 m, cao độ đáy nạo vét -14,0 m), khu quay trở, hệ thống báo hiệu hàng hải, hạ tầng kỹ thuật kết nối có khả năng đáp ứng cho các tàu tổng hợp, hàng rời trước mắt trọng tải đến 100.000 tấn (DWT)…

Vốn đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công (dự kiến khoảng 3.426,3 tỷ). Trong đó, ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ dự án là 2.994,59 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng ngân sách của TP.Đà Nẵng. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng, dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu thuộc lĩnh vực cảng biển quốc gia có tính chất kết nối liên vùng và khu vực Đông Nam Á; thúc đẩy phát triển thông thương hàng hóa của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội cho Đà Nẵng và cả vùng miền Trung và Tây Nguyên.

Tại kỳ họp thứ 4, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 17/12/2021, ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu (giai đoạn 1) phần cơ sở hạ tầng dùng chung đã được bố trí vốn Trung ương 200 tỷ đồng. Thành phố xin chuyển nguồn vốn đã giao năm 2021 sang năm 2022, xin ý kiến Bộ Giao thông vận tải để thống nhất, hướng dẫn thẩm định, phê duyệt quy hoạch làm cơ sở triển khai cuối quý 3/2022.

NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM, AI SẼ ĐƯỢC CHỌN?

Theo ông Lê Thành Hưng, Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng - đơn vị được giao làm Chủ đầu tư kiêm điều hành dự án Đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu, cho biết đến nay, Ban Quản lý đã tham mưu UBND thành phố báo cáo Bộ Giao thông Vận tải thống nhất mặt bằng quy hoạch bến cảng; triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500, trong đó có lấy ý kiến cộng đồng dân cư, các cơ quan có liên quan; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài Nguyên và Môi trường thẩm định; triển khai khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng Cảng.

Hiện, tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư đang triển khai theo đúng kế hoạch đề ra, thành phố quyết tâm khởi công xây dựng vào tháng 9/2022.

Vừa qua, Tập đoàn BRG liên doanh với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm việc với TP.Đà Nẵng để xây dựng các hợp phần A và hợp phần B cảng Liên Chiểu...

Không chỉ vậy, theo ông Nguyễn Hữu Sia, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp ở Đà Nẵng cũng đang rất quan tâm tới đầu tư dự án. Trong đó, nhiều doanh nghiệp có đủ trình độ quản trị, kinh nghiệm xây dựng và công nghệ khai thác cảng biển, đội ngũ công nhân lành nghề sẵn có cũng như năng lực tài chính tốt để tham gia cổ phần đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu.

Còn theo ông Lê Thành Hưng, theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, dự án cảng Liên Chiểu, Hợp phần cơ sở hạ tầng dùng chung sẽ được đầu tư theo Luật Đầu tư công, bằng nguồn vốn Trung ương và thành phố. Phần đầu tư xây dựng và kinh doanh các bến cảng tổ chức thực hiện lựa chọn đầu tư theo quy định hiện hành.

“Hiện nay, Ban quản lý dự án đang phối hợp với đơn vị Tư vấn xây dựng Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư. Sau khi Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong hồ sơ mời thầu thì các nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài) đáp ứng các tiêu chí đề ra đều được tham gia dự thầu”, ông Lê Thành Hưng khẳng định.

Trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, kéo theo nhu cầu trao đổi hàng hóa rất lớn, việc sử dụng các tàu biển lớn đang là xu thế mới, do đó, cảng Liên Chiểu phải đáp ứng với xu hướng phát triển này.

Vì vậy, việc xây dựng cảng Liên Chiểu là cảng xanh, cảng sạch, không gây ô nhiễm môi trường cũng đã được tính đến ngay từ khâu thiết kế ban đầu. Công tác đào tạo nhân lực quản trị cảng biển bằng công nghệ số cũng đang được Đà Nẵng triển khai nhằm đáp ứng cho yêu cầu vận hành, khai thác một cảng biển mang tầm quốc tế.