Phải thu khách hàng được kiểm kế theo phương pháp nào

Tiêu chí 02, 03, 04:

Khách hàng trả tiền trước lớn;

 Kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT hoặc doanh thu tính thuế TNDN;

Xác định doanh thu sai thời điểm

Doanh thu là căn cứ tính thuế quan trọng hàng đầu trong việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm nghĩa vụ nộp thuế thông qua việc kê khai thiếu, kê khai chậm doanh thu. Để thực hiện hành vi này DN thường sử dụng nghiệp vụ kế toán để treo gác các khoản thu đã đủ căn cứ xác định doanh thu theo luật thuế như hạch toán người mua trả tiền trước (Dư có TK 131), doanh thu nhận trước (TK 3387) đồng thời để dư có lớn chi phí không kết chuyển tương ứng với phần doanh thu không kết chuyển, kê khai thuế (hàng tồn kho, chi phí SXKD dở dang lớn (TK 156, 154). Do vậy, xuất phát từ đặc điểm trên, khi tiến hành thanh kiểm tra, cán bộ thuế là phải kiểm soát chặt chẽ khoản mục doanh thu thực tế của doanh nghiệp làm cơ sở xác định lợi nhuận và nghĩa vụ thuế liên quan.

Kiểm tra cụ thể trên bảng cân đối kế toán các chỉ tiêu sau:

– Người mua trả tiền trước: người mua trả tiền trước ngắn hạn (mã chỉ tiêu 312 – Theo thông tư  200/2014/TT-BTC và chỉ tiêu 313 – Theo thông tư QĐ 48); người mua trả tiền trước dài hạn (mã chỉ tiêu 332 theo thông tư 200/2014/TT-BTC).

– Doanh thu chưa thực hiện: doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (mã chỉ tiêu 328 theo QĐ 48, mã chỉ tiêu 318 theo Theo thông tư 200/2014/TT-BTC); doanh thu chưa thực hiện dài hạn (mã chỉ tiêu 334 theo QĐ 48, mã chỉ tiêu 336 theo Theo thông tư 200/2014/TT-BTC).

– Chi phí hàng tồn kho (mã chỉ tiêu 141 theo QĐ 48 hoặc thông tư 200/2014/TT-BTC), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (mã chỉ tiêu 241 theo thông tư 200/2014/TT-BTC), chi phí xây dựng cơ bản dở dang (mã chỉ tiêu 213 theo QĐ 48, mã chỉ tiêu 242 theo thông tư 200/2014/TT-BTC).

 Đối với những doanh nghiệp áp dụng mẫu biểu báo cáo khác thì áp dụng chỉ tiêu tương tự.

Khi kiểm tra bảng cân đối kế toán của NNT, nếu phát sinh một trong các tiêu chí nêu trên giá trị lớn (xác định có rủi ro) thì cần kiểm tra, làm rõ nguyên nhân vì có thể xảy ra: kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT hoặc doanh thu tính thuế TNDN.

2.1. Căn cứ pháp lý:

 Căn cứ quy định về thời điểm kê khai doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN theo từng giai đoạn được thống kê chi tiết theo bảng kê đính kèm.

2.2. Các bước thực hiện (mô tả trình tự các bước):

2.2.1. Phát sinh chỉ tiêu người mua trả tiền trước lớn.

Khi tiến hành phân tích, đánh giá các khoản mục trên bảng cân đối phát sinh có chỉ tiêu dư có TK 131 hoặc trên bảng cân đối kế toán có chỉ tiêu người mua trả tiền trước lớn theo ngưỡng rủi ro cần xem xét thuyết minh báo cáo tài chính (nếu có) để nhận định cụ thể khách hàng nào đã ứng trước tiền.

Các bước triển khai khi tiến hành thanh kiểm tra tại trụ sở NNT:

– Bước 1: Trao đổi với NNT về việc cung cấp chi tiết bảng cân đối phát sinh TK 131 theo đối tượng khách hàng.

– Bước 2: Chọn mẫu một số đối tượng có phát sinh dư có TK 131 lớn.

– Bước 3: Yêu cầu NNT cung cấp hồ sơ gồm: hợp đồng (lưu ý các điều khoản quy định về thời hạn thanh toán, tiền đặt cọc, thời điểm bàn giao hàng hóa dịch vụ), chứng từ, hóa đơn đã xuất (nếu có) và hồ sơ kèm theo. Tuy nhiên tùy theo loại hình doanh nghiệp, yêu cầu bổ sung thêm nhưng tài liệu sau:

+ Đối với doanh nghiệp thương mại: biên bản bàn giao hàng hóa.

+ Đối với doanh nghiệp có hoạt động xây dựng, lắp đặt: biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao.

– Bước 4: Đối chiếu các hồ sơ thực tế doanh nghiệp với các quy định cụ thể để xác định các khoản nêu trên là tiền tạm ứng, đặt cọc hay là khoản thu tiền sau khi đã bàn giao hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng để xác định doanh nghiệp có kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT hoặc doanh thu tính thuế TNDN hay không?

– Bước 5: Kết luận có sai phạm trong nội dung này cần xử lý hoặc không có vi phạm trong nội dung này (rủi ro được loại trừ).

2.2.2 Phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn đồng thời cũng phát sinh chỉ tiêu người mua trả tiền trước hoặc doanh thu chưa thực hiện

Đối chiếu doanh thu kê khai thuế GTGT, doanh thu kê khai thuế TNDN để xác định chênh lệch có gắn với các hành vi về kê khai thiếu thuế GTGT hoặc kê khai thiếu thuế TNDN hay không?

Bước đầu khi tiến hành phân tích hồ sơ, đánh giá các khoản mục trên bảng cân đối phát sinh có chỉ tiêu dư có TK 131 hoặc trên bảng cân đối kế toán có chỉ tiêu người mua trả tiền trước lớn theo ngưỡng rủi ro cần xem xét thuyết minh báo cáo tài chính (nếu có) để nhận định cụ thể khách hàng nào,trao đổi với NNT cung cấp hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán, xác nhận công nợ dở dang để đối chiếu xác định đã phải kê khai doanh thu hay chưa. Tổng hợp doanh thu theo mặt hàng, khách hàng hoặc công trình…để lựa chọn mẫu kiểm tra chi tiết hồ sơ kê khai doanh thu.

Trên cơ sở đánh giá tổng hợp, lựa chọn các Hợp đồng có dấu hiệu bất thường để kiểm tra chi tiết công trình có số Dư nợ TK154 lớn (So với thời hạn và tiến độ trong hợp đồng đã đến hạn phải hoàn thành hoặc đã kéo dài quá lâu).

Khi có số dư nợ trên các TK 152, 155,156,157 lớn, yêu cầu NNT giải trình và cung cấp tài liệu để kiểm tra xác định số liệu tồn kho ảo liên quan đến hang đã bán không ghi nhận doanh thu hoặc dấu doanh thu không kê khai thuế.

Các bước triển khai khi tiến hành thanh kiểm tra tại trụ sở NNT

Khi tiến hành phân tích hồ sơ, đánh giá các khoản mục trên bảng cân đối phát sinh có chỉ tiêu dư có TK 131 hoặc trên bảng cân đối kế toán có chỉ tiêu người mua trả tiền trước lớn theo ngưỡng rủi ro cần xem xét thuyết minh báo cáo tài chính (nếu có) để nhận định cụ thể khách hàng nào:

– Bước 1: Trao đổi với NNT về việc cung cấp chi tiết bảng cân đối phát sinh TK 131 theo đối tượng khách hàng.

– Bước 2: Chọn mẫu một số đối tượng hoặc công trình có số dư có TK 131 lớn.

– Bước 3: Yêu cầu NNT cung cấp hồ sơ gồm: hợp đồng, chứng từ, hóa đơn đã xuất (nếu có) và hồ sơ kèm theo. Tuy nhiên tùy theo loại hình doanh nghiệp, yêu cầu bổ sung thêm nhưng tài liệu sau:

+ Đối với doanh nghiệp thương mại: biên bản bàn giao hàng hóa.

+ Đối với doanh nghiệp có hoạt động xây dựng, lắp đặt: biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao.

Lựa chọn các Hợp đồng có dấu hiệu bất thường để kiểm tra chi tiết công trình số Dư Nợ TK154 lớn. So với thời hạn và tiến độ trong hợp đồng đã đến hạn phải hoàn thành hay đã kéo dài quá lâu hoặc đã có nghiệm thu kỹ thuật, điểm dừng kỹ thuật từng hạng mục công trình. Kiểm tra xác định được chi phí vật tư xuất dùng vào công trình, hạng mục công trình để ghi nhận doanh thu tính thuế theo quy định pháp luật thuế.

– Bước 4: Đối chiếu các hồ sơ thực tế doanh nghiệp với các quy định cụ thể để xác định doanh nghiệp có kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT hoặc doanh thu tính thuế TNDN hay không.       

– Bước 5: Kết luận có sai phạm trong nội dung này cần xử lý hoặc không có vi phạm trong nội dung này (rủi ro được loại trừ).

2.2.3. Phát sinh chỉ tiêu doanh thu doanh thu chưa thực hiện lớn (dấu hiệu kê khai thiếu doanh thu tính thuế TNDN).

Về nguyên tắc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện: Doanh nghiệp có phát sinh doanh thu nhận trước (đã xuất hóa đơn và kê khai thuế GTGT theo số tiền thực nhận trước và phân bổ thuế TNDN theo thời điểm bàn giao hàng hóa (nếu là bất động sản), thời điểm cho thuê nhà, văn phòng tương ứng hàng năm…

Nếu như chỉ tiêu người mua trả tiền trước thiên về rủi ro kê khai thiếu doanh thu đối với hoạt động kinh doanh thương mại và xây dựng thì chỉ tiêu doanh thu chưa thực hiện gắn với rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản và cho thuê tài sản, căn hộ, văn phòng…

Tương tự như chỉ tiêu người mua trả tiền trước, khi đánh giá phân tích khoản mục trên bảng cân đối phát sinh đối với chỉ tiêu dư có TK 3387 hoặc trên bảng cân đối kế toán chỉ tiêu doanh thu chưa thực hiện (ngắn hạn, dài hạn) theo ngưỡng rủi ro và xem xét chi tiết trên thuyết minh báo cáo tài chính về chỉ tiêu này (nếu có danh mục đối tượng dư có chi tiết) để nhận định các khoản tiền nhận trước đã xuất hóa đơn GTGT nhưng chưa kê khai doanh thu tính thuế TNDN của những đối tượng khách hàng nào.

Các bước triển khai khi tiến hành thanh kiểm tra tại trụ sở NNT:

Các bước kiểm tra về cơ bản tương tự như chỉ tiêu người mua trả tiền trước. Tuy nhiên có một số lưu ý đối với trường hợp khi TTKT NNT có ngành nghề kinh doanh như:

Riêng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, ngoài việc yêu cầu hồ sơ tương tự như khi kiểm tra chỉ tiêu người mua trả tiền trước, các đoàn thanh tra kiểm tra đồng thời yêu cầu NNT tổng hợp bảng thu tiền theo tiến độ để làm căn cứ đối chiếu: khoản thu tiền theo tiến độ đã tương ứng với doanh thu tính thuế GTGT hay chưa, đối với các căn hộ đã bàn giao cho khách hàng đã kê khai đầy đủ doanh thu tính thuế TNDN hay chưa, việc xác định doanh thu không chịu thuế (tiền sử dụng đất phân bổ) đã chính xác hay chưa?

– Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Yêu cầu cung cấp hồ sơ:

Đối với doanh nghiệp thương mại: yêu cầu doanh nghiệp cung cấp quy định về chính sách chiết khấu cụ thể, biên bản bàn giao hàng hóa, hóa đơn chứng từ; Đối với doanh nghiệp có hoạt động xây dựng, lắp đặt: biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao; Doanh nghiệp bất động sản: Hợp đồng thu tiền theo tiến độ, chứng từ thanh toán chi tiết, thời điểm xuất hóa đơn có đúng theo tiến độ trên hợp đồng, đến thời điểm, kê khai các khoản chi phí giá vốn của bất động sản.

+ Bước 2: Đối chiếu các hồ sơ thực tế doanh nghiệp với các quy định cụ thể để xác định doanh nghiệp có kê khai thiếu doanh thu tính thuế TNDN hay không?

+ Bước 3: Kết luận có sai phạm trong nội dung này cần xử lý hoặc không có vi phạm trong nội dung này (rủi ro được loại trừ).

3.1. Tình huống 1: Đối với DN xây dựng

Từ năm 2017 trở đi, CTHN đang triển khai rà soát các doanh nghiệp có dự án Khu đô thị có phát sinh đối trừ tiền sử dụng đất thông qua hình thức BT (xây dựng cơ sở hạ tầng bàn giao cho thành phố và bù trừ với tiền sử dụng đất phải nộp). Qua rà soát và trao đối với doanh nghiệp, Một số doanh nghiệp giải trình về việc chưa xuất hóa đơn đầu ra do công trình chỉ mới nghiệm thu, chưa bàn giao cho thành phố dù thực tế công trình đã đi vào sử dụng từ rất lâu trước đó, việc không ký biên bản bàn giao giữa chủ đầu tư và nhà thầu dẫn đến khoản chi phí báo hành công trình lớn.

Từ tình huống nêu trên, doanh nghiệp xây dựng sẽ giải trình về việc chưa xuất hóa đơn mặc dù có biên bản nghiệm thu nhưng do chưa ký biên bản bàn giao.

3.2. Tình huống 2: Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản

– Theo Quy định về GTGT thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Đối với TNDN: Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao bất động sản cho bên mua. Do đó đối với DN có hoạt động kinh doanh bất động sản thông thường luôn phát sinh 1 khoản chênh lệch giữa doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN do có sự quy định khác nhau về thời điểm kê khai.

– Trường hợp NNT có phát sinh dư có TK 131 từ hoạt động thu tiền của khách hàng nhưng khi kiểm tra hồ sơ thực tế: hợp đồng ký với khách hàng là hợp đồng góp vốn: trong trường hợp này chưa đủ căn cứ pháp lý để xác định hành vi kê khai thiếu doanh thu. Đối với loại hợp đồng này, khi thanh kiểm tra thực tế có nảy sinh một số trường hợp như:

+ Hợp đồng gắn với quyền lợi mua nhà: Có thể xác định thời điểm kê khai doanh thu tính thuế GTGT theo thời điểm thu tiền hay không?

+ Hợp đồng phân chia lợi nhuận (hợp tác đầu tư): trong tình huống này cần lưu ý về việc phân chia lợi nhuận trước thuế hay sau thuế để xác định chi phí được trừ có liên quan.

– Ngoài ra, Theo TT 151/2014/TT-BTC kể từ Quý 3/2014 không có quy định về việc kê khai 1%  trên doanh thu thu được tiền mà chỉ quy định tự nộp thì có truy thu, phạt khai sai được không hay chỉ kiến nghị nộp mà không có chế tài (nếu truy thu thì khi quyết toán hạch toán số phải nộp sẽ bị trùng với số đã truy thu). Mặt khác tiền chậm nộp quy định tính từ ngày sau ngày hết hạn phải khai hoặc sau ngày phải nộp theo thông báo của CQT như vậy không có ngày bắt đầu để tính chậm nộp khi thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT.

3.3 Tình huống 3: Đối với doanh nghiệp chuyển nhượng vốn:

 Theo quy định Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn. Như vậy thời điểm được coi là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn là thời điểm ký hợp động chuyển nhượng vốn hay thời điểm thay đổi thông tin về vốn góp trên giấy đăng ký kinh doanh?

3.4 Tình huống 4: Đối với hoạt động lắp đặt

Căn cứ hướng dẫn về thời điểm kê khai đối với hàng hóa, dịch vụ lắp đặt:

– Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.

– Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Căn cứ quy định nêu trên, Trường hợp NNT có thực hiện cung cấp hoạt động lắp đặt hàng hóa (ví dụ thang máy) dẫn đến tình huống: đã có biên bản bàn giao hàng hóa nhưng chưa nghiệm thu do chưa thực hiện lắp đặt.

NNT có thể chưa xác định việc chưa kê khai doanh thu tính thuế GTGT trong trường hợp: NNT không có kho hàng hóa, hàng hóa được chuyển thẳng từ khâu nhập đến công trường của người mua và biên bản bàn giao vẫn gắn liền với trách nhiệm của người bán.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN MAI THANH

Chia sẽ bài viết